Home / Chia Sẻ / BA GIÁO HOÀNG PHI CHÂU

BA GIÁO HOÀNG PHI CHÂU

unnamedLịch sử của Giáo Hội Công Giáo thường (và có lẽ cần thiết) được vẽ bằng những nét rộng lớn. Điều này đặc biệt đúng với lịch sử của triều đại giáo hoàng. Hầu hết thời gian nó được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều thông tin không chính xác về lịch sử, biến nó thành một tác phẩm nhại lại Âu Châu về bản chất Công Giáo (nghĩa là phổ quát, phổ biến, chung) theo đúng nghĩa đen của nó. Ví dụ, lịch sử của Kitô giáo sơ khai ở Phi Châu có vai trò then chốt đối với toàn bộ Kitô giáo, lục địa này là cái nôi của ba vị giáo hoàng quan trọng nhất của thế kỷ I: Victor I, Miltiades và Gelasius I – các nhân vật lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành Giáo Hội.

GIÁO HOÀNG VICTOR I

Vị giáo hoàng trị vì sớm nhất ở Phi Châu là Thánh Victor I, người Bắc Phi. Triều đại giáo hoàng của ngài kéo dài từ năm 189-199, thời kỳ này có nhiều cuộc tranh luận thần học gay gắt trong Giáo Hội. ĐGH Victor I được biết đến nhiều nhất với vai trò trong cuộc tranh luận về Lễ Phục Sinh, trong đó ngài lập luận về việc cử hành Lễ Phục Sinh vào cùng một ngày trên khắp thế giới Kitô giáo. Cuối cùng tranh luận này đã được giải quyết và ĐGH Victor I được nhớ đến là một nhà vô địch đấu tranh cho sự thống nhất và chính thống.

GIÁO HOÀNG MILTIADES

ĐGH Miltiades, còn được gọi là Melchiades người Phi Châu, là giáo hoàng thứ 32 trị vì từ năm 311-314. Ngài lên nắm quyền sau Sắc Lệnh Milan, ban hành sự khoan dung tôn giáo đối với những người theo Kitô giáo ở Đế quốc La Mã. ĐGH Miltiades là giáo hoàng đầu tiên dưới thời Constantine, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại Giáo Hội sau những thế kỷ chịu bách hại đầu tiên, và ngài cũng được ghi nhận là người đã thiết lập truyền thống về quyền tối thượng của giáo hoàng.

GIÁO HOÀNG GELASIUS I

ĐGH Gelasius I, người Phi Châu nhưng sinh tại Rôma, là giáo hoàng thứ 49 trị vì từ năm 492-496. Ông là một học giả và nhà thần học, người đã viết nhiều về mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước. ĐGH Gelasius I cũng được biết đến về nỗ lực chống lại tà giáo và thúc đẩy sự hiệp nhất Kitô giáo.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC GIÁO HOÀNG PHI CHÂU

Sự hiện hữu của các giáo hoàng Phi Châu là minh chứng cho tầm ảnh hưởng toàn cầu và sự đa dạng của Giáo Hội sơ khai. Các giáo hoàng này đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển thần học, tổ chức và thực hành của Giáo Hội, giúp thu hẹp sự chia rẽ về văn hóa và ngôn ngữ, đặt nền móng cho việc mở rộng Giáo Hội sang Phi Châu và các lục địa khác.

Trong những năm gần đây, có một phong trào ngày càng gia tăng trong Giáo Hội Công Giáo nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các giáo hoàng Phi Châu. Sự công nhận này rất quan trọng vì một số lý do. Điều đó tôn vinh di sản của những nhân vật tiên phong này và giúp xóa tan quan niệm sai lầm rằng Giáo Hội là một tổ chức chủ yếu ở Âu Châu.

Điều đó cũng mang lại nguồn cảm hứng và sự khích lệ cho những người Công Giáo Phi Châu, những người có thể thấy mình được đại diện trong vai trò lãnh đạo cao nhất của Giáo Hội. Di sản của họ đóng vai trò như một lời nhắc nhở về nguồn gốc đa dạng của Giáo Hội và tầm vươn toàn cầu của sứ mệnh Giáo Hội. Bằng cách tôn vinh những nhân vật này, chúng ta củng cố cam kết của Giáo Hội đối với sự hiệp nhất và tính Công Giáo.

DANIEL ESPARZA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Xem thêm

VIRGIN MARY

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình, Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên, của Lm Minh Anh

  TÒNG THUỘC “Chúng sẽ thành dân thánh của Ta, và Ta sẽ cư ngụ …