Home / Chia Sẻ / Ăn chay

Ăn chay

 

An-ChayKiêng cữ chung các loại ẩm thực là cách nói phổ biến đối với nhiều người Teutonic (Teuton là một bộ lạc người Đức xuất hiện trước khi có tên gọi chính thức là Đức quốc). Một số từ rút ra từ ngôn ngữ gốc mà vẫn giữ được ý nghĩa gốc. Jejunium là tiếng Latin, nghĩa là “ruột động vật luôn trống rỗng”. Sự kiêng cữ thay đổi tùy theo mức hạn chế về việc sử dụng đồ ăn và đồ uống. Cũng có thể có nghĩa kiêng cữ các loại ẩm thực trong một thời gian nào đó. Cũng vậy đối với ý nghĩa việc ăn chay được Giáo hội quy định trước khi rước lễ (ăn chay tự nhiên). Cũng có thể có nghĩa là kiêng cữ mọi đồ ăn và đồ uống như được quy định bởi sự chuẩn bị về thể lý hoặc tinh thần đối với mỗi cá nhân, cũng được coi là ăn chay về tinh thần hoặc triết lý.

Theo cách như vậy, thuật ngữ được hiểu là việc đền tội phổ biến đối với nhiều cộng đồng tôn giáo trong Giáo hội. Cuối cùng, khi chấp nhận nghiêm ngặt theo thuật ngữ này, việc ăn chay diễn tả sự kiêng cữ thực phẩm, và như vậy là hành động điều độ theo luật tự nhiên và sự hoàn hảo theo sự đòi hỏi của Giáo luật.

Trong Kitô giáo ngày xưa, người Eustathian không chịu bị bắt buộc, vì các Kitô hữu nào hoàn hảo thì mới ăn chay; họ bị công nghị Gangra kết án năm 380, điều này đã được xác nhận ngẫu nhiên theo truyền thống xưa về việc ăn chay theo Giáo hội. Ngược với sự xác nhận vô căn cứ của các thành viên này, các nhà luân lý vẫn cho rằng luật tự nhiên ghi khắc sự cần thiết phải ăn chay vì mọi thụ tạo có lý trí đều lao động để khắc phục nhục dục. Kết quả là các thụ tạo có lý trí đều phải tuân thủ để đạt được mục đích này. Với các phương tiện phục vụ việc ăn chay thì vị trí là quan trọng. Chức năng của luật tích cực là can thiệp vào những ngày được quy định phải tuân thủ điều này, cũng như cách thức mà nhiệm vụ tương tự được “tháo gỡ” vào những ngày đã quy định.

Điều gắn liền với nguồn gốc và sự phát triển theo lịch sử của nhiệm vụ này trong Giáo hội có thể được thu gom dễ dàng từ các bài viết về ĂN KIÊNG và ĂN CHAY NGHIÊM NGẶT. Luật ăn chay không được viết trong bản gốc, nhưng phải được hiểu và áp dụng theo thói quen của nhiều thời đại và nhiều vùng. Có thể thấy trong nhiều bài viết cổ trong các từ điển hiện đại và bách khoa từ điển của ngành Khảo cổ Kitô giáo.

Tại Hoa Kỳ, các ngày trong Mùa Chay, các thứ Sáu trong Mùa Vọng (nói chung), các tuần tam chay (Ember Days, ăn chay 3 ngày), vọng Giáng sinh và Hiện xuống (Ngũ tuần), kể cả vọng Mông triệu (14 tháng 8), vọng lễ các Thánh (31 tháng 10) đều là ngày giữ chay. Tại Anh quốc, Ai-len, Úc và Canada, các ngày này đã được ấn định, cùng với các ngày thứ Tư trong mùa Vọng và vọng lễ Thánh Phêrô và Phaolô (28 tháng 6) cũng là những ngày chay. Ăn chay chủ yếu vẫn là ăn nhưng không ăn no trong 24 giờ. Cũng ngầm hiểu sự bắt buộc kiêng cữ thịt trong khoảng thời gian đó, trừ phi giáo quyền cho phép ăn thịt. Lượng thực phẩm được ăn trong bữa này chưa bao giờ được làm thành luật tích cực. Vì thế, những ai ăn bữa “ngon” để ăn chay nhằm thỏa mãn sự bắt buộc ăn chay. Bất kỳ sự thái quá nào trong bữa ăn đều làm giảm sự điều độ, nhưng không tác hại luật bắt buộc ăn chay.

Theo cách dùng chung, buổi trưa là hợp lý cho bữa ăn này. Vì lý do tốt, thời gian này có thể liệu trước một cách hợp lý. Không là tội trọng dù ăn bữa này trước buổi trưa dù khong đủ lý lẽ, vì bản chất của việc ăn chay không bị vi phạm vì có thể ăn một bữa no. Cũng vậy, thời điểm ăn bữa trưa (chính) và bữa phụ (ăn nhẹ) có thể thay đổi vị trí lẫn nhau. Tại nhiều thành phố lớn hiện nay phổ biến cách này. Theo D’Annibale (Summa Theologiae Moralis, 4 ed. III, 134) và Noldin (Summa Theologiae Moralis, n. 674), lý do hợp lý có thể điều chỉnh bữa phụ vào buổi sáng, bữa tối thay vào vào buổi trưa, và bữa sáng thay vào buổi chiều, vì bản chất việc ăn chay vẫn nguyên vẹn. Không gì gián đoạn hơn nếu người đó dùng trong buổi trưa, vì điều đó hầu như thành hai bữa chứ không phải là một. Theo nghĩa chung, việc cân nhắc ý riêng và thời gian gián đoạn, phải xác định xem sự gián đoạn đó có xứng đáng hay không. Thông thường, sự gián đoạn 30 phút được coi là nhẹ. Do đó, sau khi bắt đầu bữa trưa và gián đoạn ăn chay từ 60 phút trở lên thì được coi là bắt đầu lại và kết thúc bữa ăn sau khi kết thúc sự gián đoạn. Cuối cùng, nếu không có lý do đặc biệt thì không được phép kéo dài thời gian của bữa ăn này. Thông thường, thời gian hơn hai giờ bị coi là thái quá về vấn đề này. Ngoài một bữa ăn đầy đủ, ngày nay Giáo hội cho phép ăn nhẹ vào chiều tối.

CỰU ƯỚC

Ăn chay bao gồm kiêng thịt được quy định bởi luật của Ngày Xá Tội (Lv 16:29-34). Nghi thức gắn liền với lễ này được người Do Thái tuân thủ vào ngày thứ năm trước Lễ Lều Tạm. Từ chiều tối ngày thứ chín tới chiều tối ngày thứ mười đều không được làm việc và phải ăn chay. Kinh thánh kể nhiều thứ khiến người Do Thái phải ăn chay và kiêng thịt để sám hối (Tl 20:26; Gđ 6:20; Ge 1:14; Ge 2:15). Hơn nữa, người Do Thái kiêng cữ vào ngày thứ chín của tháng thứ tư, vì đó là ngày vua Nabucôđônôxo đã chiếm giữ Đền thờ Giêrusalem (Gr 52:6); vào ngày thứ mười của tháng thứ năm, vì đó là ngày Đền thờ bị thiêu hủy (Gr 52:12 sq.); vào ngày thứ ba của tháng thứ bảy, vì đó là ngày Gơđangia bị hạ sát (Gr 41:2); vào ngày thứ mười của tháng thứ mười, vì đó là ngày quân Canđê chiếm giữ Đền thờ Giêrusalem (2 V 25:1). Họ được dạy rằng trung thành giữ các luật này sẽ là niềm phấn khởi vui mừng và các ngày lễ hội của nhà Giuđa (Dcr 8:19).

Trong tháng thu hoạch ngũ cốc, họ không được ăn bánh không men, và trong bảy ngày phải ăn thứ bánh đau khổ đó để nhớ ngày thoát khỏi Ai Cập (Đnl 16:3). Thêm vào các dấu hiệu liên quan các mùa kiêng cữ của người Do Thái, sách thánh có những đoạn văn nói về những cách thức và phương tiện mà luật kiêng cữ xác định rõ ràng. Sau Đại hồng thủy, Thiên Chúa nói với ông Nôe: “Mọi loài di động và có sự sống sẽ là lương thực cho các ngươi; Ta ban cho các ngươi tất cả những thứ đó, cũng như đã ban cỏ xanh tươi. Tuy nhiên các ngươi không được ăn thịt với mạng sống của nó, tức là máu” (St 9:3-4; tương tự Lv 7:26-27; Lv 17:13-14; Đnl 12:15-16). Lúa mì, dầu tươi, rượu mới, và con đầu lòng của đàn gia súc cũng bị cấm sử dụng (Đnl 12:17). Các tư tế không được uống chất có men, nếu không sẽ chết (Lv 10:9). Chương 17 của sách Lê-vi có liệt kê chi tiết nhiều loại thú, chim, cá bị cấm sử dụng. Nếu sử dụng sẽ bị ô uế. Kiêng những thứ ô uế là để huấn luyện con cái Ít-ra-en biết theo đuổi sự thanh sạch tâm hồn.

Cựu ước có vài trường hợp điển hình về “tự hành xác”. Đa-vít đã giữ chay khi vợ của Urigia sinh cho ông một đứa con (2 Sm 12:16); Étte ăn chay phạt xác nhiệm nhặt (Et 4:17k); Giuđitha ăn chay suốt thời gian ở góa (Gđt 8:6); Daniel không ăn đồ cao lương mỹ vị, không hề nếm thịt và rượu, không xức dầu thơm trong ba tuần (Đn 10:2-3), Giuđa Macabê và mọi người ăn chay ba ngày (2 Mcb 13:12); Étra ra lệnh ăn chay bên sông Ahava (Er 8:21); vua thành Ninivê ra lệnh ăn chay cả thành, người và vật đều kiêng ăn và uống (Gn 3:7); Môsê (Xh 34:28) và Êlia (1 V 19:8) ăn chay 40 ngày.

TÂN ƯỚC

Người Pharisêu lên Đền thờ cầu nguyện và tuyên bố rằng ông ta ăn chay “hai lần mỗi tuần” (Lc 18:12). Đặc biệt là Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày trong hoang địa và chịu ma quỷ cám dỗ (Mt 4:2; Mc 1:13). Chúa Giêsu ăn chay để cứu độ và nêu gương. Sách Công Vụ khuyên “kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm” (Cv 15:29). Thánh Phaolô đề cập sự cần thiết của việc kiêng cữ: “Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát” (1 Cr 9:25). Thật vậy, Chúa Giêsu bảo rằng nếu không ăn chay thì không trừ được quỷ (Mt 17:21).

Mùa Chay là thời gian đặc biệt để sám hối, là chủ đề của nhiều cuộc thăng trầm. Vào thời Thánh Irênê (177-202), Mùa Chay có thời gian ngắn hơn. Một số người ăn chay và kiêng thịt chỉ 1 ngày, một số người ăn chay 2 ngày, một số khác ăn chay nhiều ngày. Không có chứng cớ về việc giữ chay trước thế kỷ IV. Sắc lệnh của Công đồng Nicê năm 325 (can. v, ap. Hefele, op. cit., I, 387) có nói tới Mùa Chay. Từ đó, lịch sử Giáo hội có nhiều cách nói ám chỉ 40 ngày. Nhiều nỗ lực bao gồm Tuần Thánh cũng thuộc Mùa Chay. Nỗ lực này thành công tại Rôma, do đó Mùa Chay gồm 6 tuần. Trong đó, các Chúa Nhật không buộc giữ luật ăn chay, nhưng vẫn phải kiêng thịt. Cuối cùng, Mùa Chay được tính không hơn 36 ngày. Dần dần Mùa Chay được tính trọn 40 ngày để tưởng nhớ việc Chúa Giêsu ăn chay 40 ngày trong hoang địa.

Các bản văn từ thế kỷ IV thường nói tới Mùa Chay. Theo tài liệu “Hành hương Etheria” (Duchesne, op. cit., 555), cuối thế kỷ thứ IV, Giêrusalem đã dành 40 ngày (8 tuần) để ăn chay và kiêng thịt. Chắc chắn việc ăn khan (xerophagy) để giữ chay có nguồn gốc từ các tu viện rồi lan truyền ra giáo dân. Đầu thế kỷ IX, Thánh Nicephorus, Giáo phụ thành Constantinople, nói rằng phải ăn khan để giữ chay (Pitra, Juris Ecclesiastici Graeci Historia et Monumenta, Rome, 1868, II, 327). Giáo hội Hy Lạp đã hợp pháp hóa gần nửa năm ăn chay hoặc kiêng thịt, hoặc cả hai. Do đó, nhiều tác giả Đông phương bảo vệ điều này. Tuy nhiên, nhiều người Hy Lạp cho rằng nhiều ngày trong loại này ít được tuân thủ.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NewAdvent.org)

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …