Home / Chia Sẻ / Tôn giáo là cuộc tranh luận

Tôn giáo là cuộc tranh luận

 

TonGiaoLaCuocTranhLuanTình yêu là ý muốn trọn vẹn và sáng tỏ của Thiên Chúa. Thần học của chúng ta không thể đi xa hơn đối với nỗ lực, ý hướng tốt, óc tưởng tượng. Nếu Thiên Chúa là tình yêu như Kinh Thánh mô tả, vậy tình yêu không là sự lặp lại hoặc mở đầu, mà đó chính là tình yêu. Tình yêu là mô liên kết, là sợi dây được bện bằng ba sợi, nối kết trời và đất. Nó không làm giảm tầm quan trọng của nguyên tắc chỉ đạo hoặc các yếu tố nền tảng của đức tin, nhưng chúng không mang sức nặng cần thiết. Với 35.000 giáo phái Kitô giáo (Christian denominations), chúng ta nói gì với thế giới hoặc nói với chính mình về tình yêu Kitô giáo, hoặc sự duy nhất Kitô giáo?

CHỨNG CỚ ĐẶC BIỆT

Trong cuốn “God Is Not Great: How Religion Poisons Everything” (Thiên Chúa Không Vĩ Đại: Làm Sao Tôn Giáo Đầu Độc Mọi Thứ), tác giả Christopher Hitchens (1949-2011), nói: “Các lời tuyên bố đặc biệt đòi hỏi chứng cớ đặc biệt”. Đó là than oán về cuốn sách, ở đây tác giả Hitchens tạo điểm không thể tranh luận. Như vậy, “chứng cớ đặc biệt” là gì? Bạn làm gì, bạn thực hiện thế nào để người lạ có thể nhận biết điều khác lạ về bạn, điều đáng nghiên cứu, điều làm cho Thiên Chúa tỏ hiện? Tranh luận một điểm giáo lý hoặc Kinh Thánh thì không là chứng cớ. Chính niềm tin cũng không là chứng cớ. Đi nhà thờ cũng không là chứng cớ. Cách sống của bạn thay đổi mới là chứng cớ. Lời nói của bạn mới là chứng cớ. Động cơ thúc đẩy của con tim đối với thế giới xung quanh mới là chứng cớ.

CHUYỂN ĐỘNG KITÔ GIÁO

Thánh Gioan nói: “Ai nói rằng mình ở lại trong Người thì phải đi trên con đường Đức Giêsu đã đi” (1 Ga 2:6). Điều nàyvừa đơn giản vừa không thể cùng một lúc. Và không dừng lại ở đây. Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (Ga 14:12). Những lời này có thể làm chúng ta không thoải mái, nhưng đây là chứng cớ chúng ta phải đưa ra. Đời sống Kitô hữu xác định những lời này và cuộc đời Chúa Giêsu. Ngài đã làm cho kẻ chết sống lại, mở mắt người mù, chữa lành người què, v.v… Làm sao điều này có thể đối với chúng ta?

SỐNG ĐỜI SỐNG CỦA ĐỨC KITÔ

Cách duy nhất để hoàn tất lời của Đức Kitô là sống cuộc đời của Ngài. Sống cuộc đời của Ngài là không thể nếu không tin, và đức tin không là thứ mà chúng ta có thể cho chính mình. Điều này có vẻ phức tạp. Chúng ta liên hệ với Thiên Chúa bằng đức tin này, và điều này dạy chúng ta biết cách cộng tác với Thần Khí của Ngài, kết hiệp với Ngài. Với sự hoàn tất như vậy, nó lại trở nên khó nhận biết đâu là điểm nhân tính chấm dứt và thần tính bắt đầu. Đây là chính cuộc sống mà Ngài muốn chúng ta sống – nơi mà Ngài được tỏ hiện rõ ràng nhất. Các phép lạ theo sau sẽ cung cấp “chứng cớ đặc biệt” mà ai cũng muốn biết.

ĐIỀU DUY NHẤT

Thánh Phaolô nói: “Quả thật, trong Đức Kitô Giêsu, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái” (Gl 5:6). Tình yêu trở nên động cơ điều khiển cuộc đời chúng ta. Nó chuyển động chúng ta tiến tới. Chúng ta cộng tác với Thiên Chúa tình yêu dưới quyền Ngài và sự cố vấn của Ngài, không kể đến dấu chứng thực. Chúa Giêsu đến thiết lập Giáo hội để đặt ra một số biên độ nền tảng, nhưng tất cả ở trong phạm vi đơn giản và bất biến: Tình yêu. Đó là theo nghĩa thuần túy nhất của Kinh Thánh. Tình yêu quý giá đối với bạn. Tình yêu phải tha thứ sự phản bội của Giuđa. Tình yêu phải chịu đựng sự từ chối của Phêrô. Tình yêu không đòi hỏi gì khác ngoài thập giá. Khi nào thỏa mãn các điều kiện này thì con người mới hoàn thiện chính mình.

SỐNG NHIỆT TÌNH

Hãy bắt đầu cải cách từ gia đình mình. Đức tin đích thực không sợ gương phản chiếu. Nếu có ít hoặc không có chứng cớ về thần thánh trong bốn bức tường, sự thật là điều bạn có thể là chứng cớ trong thế giới, và chắc chắn không có gì “đặc biệt”. Tình yêu là lời cầu nguyện mà chúng ta thưa với Chúa, lời cầu nguyện từ cuộc sống. Đó là niềm tin được trao tặng và trao đổi, cho đi mãi, là cuộc sống nhiệt tình trao tặng giữa trời và đất, giữa thời gian và vô tận. Nếu niềm tin của bạn bảo vệ cuộc tranh luận hơn là yêu thương người lân cận vô điều kiện và không biết kiềm chế, bạn rất cần xét lại niềm tin của mình. Hãy tỉnh thức và cảnh giác. Tôn giáo là cuộc tranh luận. Và Thiên Chúa là tình yêu.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Lễ Thánh Lawrence, Phó tế Tử đạo – 10/8/2014

Xem thêm

25-11-2024 9-59-18 PM

Lời Chúa – Thứ Ba Tuần XXXIV Mùa Thường Niên 26/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN