Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG THÁNH LỄ TIỆC LY, NĂM C, CỦA LM. AN TÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

SUY NIỆM TIN MỪNG THÁNH LỄ TIỆC LY, NĂM C, CỦA LM. AN TÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Tột Đỉnh Của Tình Yêu

SUY NIỆM THÁNH LỄ TIỆC LY

(Ga 13, 1-15)

Thu5TTPhụng vụ chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hội cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa Giêsu thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước Đêm Hấp Hối trong Vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Người giữa chúng ta. Đây là Thánh lễ sau hết được cử hành trước Đêm Vọng Phục Sinh Thứ Bẩy Tuần Thánh. Vì là Lễ sau hết nên lúc hát Kinh Vinh Danh, các chuông nhà thờ reo lên, và sẽ chỉ reo lại vào đúng lúc hát Kinh Vinh Danh trong Đêm Vọng Phục Sinh. Sau Thánh lễ chiều nay, các khăn bàn thờ đều được lột sạch, các chân nến và thánh giá được cất đi, người ta không còn trưng hoa nữa để loan báo ngày đại tang của Giáo hội và cũng ngụ ý nói rằng, Giáo hội không cử hành lễ nào nữa cho đến ngày Chúa Kitô sống lại.

Hôm nay là dịp để kỷ niệm các sự kiện: Bí tích Thánh Thể được Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Ly. Đây cũng là thời gian Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Truyền chức Thánh và trao ban Giới luật Yêu thương.

Thánh Thể, Bí tích tình yêu

Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ, thì Người đã yêu họ đến cùng một cách kinh ngạc. Thật không có hành động nào khác để diễn tả yêu thương cho bằng tình yêu.  Cũng như các môn đệ, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối đời của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng ta.

Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta… Các con hãy cầm lấy mà uốngchén này là Tân ước trong Máu Ta” (1 Cr 11, 24-25). Thật không thể hiểu nổi, Thiên Chúa yêu nhân loại biết là chừng nào. Ngài đã yêu bằng một Tình Yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng ta, ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng ta tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Ngài, để được sống đời đời.
Chức linh mục, dòng máu yêu thương

Thiên Chúa nhân lành, đã yêu thương loài người quá bội : Trong lúc tình yêu xúc động nồng nàn không thể sánh ví được, Chúa đã lập ra chức vụ linh mục Công giáo, khác nào một dòng máu yêu mến đã vọt lên bởi Trái Tim Cực Thánh Chúa” (Kinh Thày cả Thượng phẩm). 

Thiên Chúa yên con người đến lỗi, lai láng vọt lên một dòng máu Linh mục. Suối ân tình trào tuông xuống thế gian, suốt ngàn năm thấm nhuần chảy vào cõi đời đời. Để Chúa xuống cho toàn dân khắp miền được phúc đón nhận ơn cứu chuộc Chúa Trời. (Lời của Phan Sang).

Đúng là để tiếp tục yêu thương và tha thứ, Chúa thiết lập thiên chức Linh mục đời đời. Sau khi thiết lập Bí tích Thánh Thể xong, Chúa Giêsu cũng lập luôn Bí tích Truyền Chức Thánh. Chúa nói với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19 ;1 Cr 11, 24). Với lời trên, cho thấy Thiên Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy tế Thập giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả chỉ vì yêu.

Giới luật yêu thương
Thánh Gioan định nghĩa “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,16). Sự hiện hữu của con người là để được Thiên Chúa yêu thương: “Ta đã yêu người bằng mối tình muôn thuở nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31,1) với một tình yêu chân thật, tận hiến và trao ban.là lòng thương xót vô biên của Chúa, là khối tình cuồng si không ai hiểu thấu.

Tình yêu có lý lẽ riêng của con tim mà lý trí không thể hiểu hết, nó có những nghịch lý vừa “kỳ diệu” vừa “dễ thương” và khả dĩ chấp nhận. Thánh Gioan phân tích: “Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta và tình yêu của Ngài nơi chúng ta mới trở nên hoàn hảo” (1Ga 4,16).

Thánh Bênađô nói: “Mức độ của tình yêu là yêu không mức độ”. Vì “ai không yêu thì không biết Thiên Chúa ” (1 Ga 4,8) và  “ai ở lại trong tình yêu thì cũng ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16).
Sự sống muôn đời mà Thiên Chúa hứa ban đã được khởi sự ngay từ đời này đối với những ai nhận biết và yêu mến Thiên Chúa Cha cũng như Đấng mà Ngài đã sai đến thế gian này. Sự sống đời đời là được đi vào thế giới thần linh, được chia sẻ hạnh phúc của Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó là một trong lý do Chúa Giêsu thiết lập một sự liên kết thân mật giữa Bí tích Thánh Thể, Bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.

Thánh sử Gioan ghi lại : vào đêm cuối đời của Chúa Giêsu sống trên thế gian, Người đã rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-15)Rửa chân cho người khác chính là hành động thể hiện sự yêu thương. Rửa chân là người thực hành yêu thương, còn người được rửa chân là người được yêu thương. Ý muốn nói : Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị. Mỗi lần chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng nói “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2,7).

Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Ðức Kitô để lại cho những ai được Người kêu gọi bước theo. Chính tình yêu của Người, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau. Chúng ta cố gắng ghi nhớ những điều này để đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Amen.

 

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Xem thêm

JUDAS ISCARIOT

Suy niệm Tin Mừng Thứ Ba Tuần Thánh, của Lm Minh Anh

PHẢN BỘI “Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã …