Home / Chia Sẻ / BẠN CÓ LÀ TỘI NHÂN VUI VẺ?

BẠN CÓ LÀ TỘI NHÂN VUI VẺ?

BancolatoinhanvuiveAnh ấy khá hài lòng với cuộc sống của mình đến nỗi không bao giờ nghĩ rằng hành động của mình sẽ gây ra hậu quả cho chính mình và người khác. Thế giới quan của anh ấy bao gồm nhu cầu thỏa mãn ước muốn về danh tiếng, thực phẩm và thú vui vật chất của thế giới. Đó là suy nghĩ muộn màng mà anh ấy chia sẻ cuộc sống với bạn gái cũ hoặc tệ hơn nữa là kết hôn với cô ấy. Nếu tiền đề của cuộc đời anh ta là nắm bắt những thú vui của thế giới, thì anh ta đang trên đường thực hiện những ham muốn con người của mình.

Người đàn ông tôi vừa mô tả là một người có thật mà tôi đã gặp cách đây nhiều năm và đã lớn tiếng nói với tôi rằng anh ta tận hưởng những thú vui tội lỗi của cuộc sống. Anh ấy không ung dung khi nói với tôi về lối sống của mình mà đúng hơn là một vấn đề thực tế. Khi chúng tôi tiếp tục cuộc trò chuyện, tôi đã thảo luận về việc đề xuất một cách sống khác. Anh ấy hơi thích thú với ý nghĩ đó và hỏi tôi: “Có gì sai khi trở thành một tội nhân vui vẻ?” Tôi thực sự không nói gì nếu đây là lối sống mà bạn đang phấn đấu. Nhưng tôi hỏi anh ta: “Là một môn đệ vui mừng của Chúa Giêsu Kitô thì có gì sai?”

Khi còn rất trẻ, Salômôn lên làm vua kế vị phụ vương Đavít, ông đã cầu xin Thiên Chúa hướng dẫn ông cách hành động và cách cư xử của một vị vua. Thể hiện sự khôn ngoan khi trở thành một vị vua, Salômôn cầu xin Chúa ban cho ông một trái tim hiểu biết để phán xét dân Chúa một cách chính xác và sự khôn ngoan để phân biệt đúng sai. Chúa rất hài lòng với lời thỉnh cầu của Salômôn vì ông không xin sự giàu có hay trường thọ mà thay vào đó, ông chọn những đức tính có thể phục vụ dân Israel với sự ngay thẳng và yêu thương. (1 V 3:5-12)

TRÁI TIM HIỂU BIẾT

Trái ngược với tội nhân vui vẻ, tấm gương của Salômôn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc dần dần tuân phục ý muốn của Thiên Chúa và tránh xa sự dữ của tội lỗi. Thánh Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta điều đó. Sự hoán cải đòi hỏi phải thuyết phục tội lỗi, bao gồm sự xem xét nội tại của lương tâm, và điều này là bằng chứng về hoạt động của Thần Chân Lý trong con người sâu thẳm nhất, đồng thời là khởi đầu của sự ban phát ân sủng và tình yêu mới. (Thánh Gioan Phaolô II, DeV 31; GLCG 1848)

Sự hoán cải thực sự đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận những lỗi lầm của mình và có mục đích sửa đổi vững chắc để hòa giải với Thiên Chúa qua Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô một cách tích cực – qua bí tích hòa giải. Như được mặc khải trong bí tích hòa giải, tặng phẩm ân sủng là liều thuốc giải độc để phát hiện ra tội lỗi, giải quyết trực tiếp và chọn cách tránh dịp tội gần kề. Toàn bộ vở bi kịch về cuộc sống con người của chúng ta được xác định dựa trên việc niềm vui của chúng ta đến từ Chúa Giêsu Kitô hay những thú vui giả tạo của thế gian mà ma quỷ sẵn sàng đem đến cho chúng ta.

Thánh Gioan Maria Vianney, giáo lý viên vĩ đại và là cha giải tội của Giáo hội, đồng thời là thánh bổn mạng các linh mục, đã tham gia vào các trận chiến tâm linh hằng ngày với ma quỷ. Lời chứng về sự khiêm nhường, phục vụ và niềm vui của ngài là mẫu mực đức tin chân chính để giúp chúng ta tránh trở thành tội nhân vui vẻ. Bạn có muốn được hạnh phúc như một liều thuốc giải độc tinh thần cho tội nhân vui vẻ?

Các bạn thân mến, tại sao cuộc sống của chúng ta lại có quá nhiều đau khổ? Nếu chúng ta xem xét cẩn thận cuộc sống của con người, thì đó chẳng gì khác hơn là một chuỗi những điều xấu xa: bệnh tật, thất vọng, ngược đãi và sự mất mát của cải không ngừng giáng xuống chúng ta khiến nhân thế dù có nhìn về hướng nào hoặc kiểm soát cách nào thì cũng chỉ thấy thập giá và phiền não. Cứ đi hỏi bất kỳ ai, từ người khiêm tốn nhất đến người cao cả nhất, tất cả đều nói với bạn cùng một điều. Thật vậy, con người trên trái đất, nếu không quay về phía Thiên Chúa, không thể nào khác hơn là bất hạnh. Bạn biết tại sao không?

LÝ DO ĐÍCH THỰC

Khi đặt chúng ta vào thế giới này như một nơi lưu vong, đày ải, và với rất nhiều điều xấu xa, Thiên Chúa muốn bắt buộc chúng ta không được gắn kết trái tim của chúng ta với thế gian mà phải khao khát những niềm vui lớn hơn, trong sáng hơn và lâu dài hơn những gì chúng ta có thể tìm thấy trong cõi đời này. Để làm cho chúng ta đánh giá sâu sắc hơn về sự cần thiết phải hướng tới các phúc lành vĩnh hằng, Thiên Chúa đã làm đầy lòng chúng ta với những ước muốn quá lớn lao và tuyệt vời đến nỗi không có gì trong thụ tạo có thể thỏa mãn được. Vì vậy, với hy vọng tìm thấy niềm vui nào đó, chúng ta gắn bó với những vật được tạo ra mà chúng ta vừa sở hữu và nếm thử thứ mà chúng ta khao khát mãnh liệt thì chúng ta đã chuyển sang một thứ khác, hy vọng tìm thấy thứ chúng ta muốn.

Do đó, qua kinh nghiệm của chính mình, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng thật vô ích nếu chúng ta muốn có được hạnh phúc của mình ở đây, bên dưới từ những thứ nhất thời. Nếu chúng ta hy vọng có được bất kỳ niềm an ủi nào trên thế gian này, chỉ còn bằng cách coi thường những thứ đang qua đi, không giá trị lâu dài, cố gắng hướng tới mục đích cao quý và hạnh phúc mà Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta. Bạn có muốn được hạnh phúc? Hãy hướng mắt về Thiên Đàng, chính ở đó trái tim bạn sẽ tìm thấy thứ sẽ làm bạn hài lòng hoàn toàn.

Tất cả những điều xấu xa mà bạn trải qua là phương tiện thực sự dẫn bạn đến Thiên Đàng. Đó là những gì tôi cho bạn thấy, một cách rõ ràng và rực rỡ như ánh mặt trời ban trưa. Trước hết, tôi muốn nói với bạn rằng Chúa Giêsu Kitô, qua đau khổ và sự chết của Ngài, đã làm nên công trạng cho mọi hành động của chúng ta, vì vậy đối với tín nhân tốt lành, không có chuyển động nào của tấm lòng hay thể xác của chúng ta mà không được đền đáp, nếu chúng ta thực hiện chúng vì Ngài và cho Ngài.

Có lẽ bạn nghĩ: “Điều đó không rõ ràng cho lắm.” Rất tốt! Nếu điều đó chưa rõ, hãy để chúng tôi nói một cách đơn giản hơn.

Hãy theo tôi một lúc và bạn sẽ biết cách làm cho mọi hành động của bạn trở thành công đức cho cuộc sống vĩnh cửu mà không cần thay đổi bất cứ điều gì trong cách cư xử của bạn. Tất cả những gì bạn phải làm là mục đích làm hài lòng Chúa trong mọi việc, và tôi sẽ nói thêm rằng thay vì làm cho hành động của bạn trở nên khó khăn hơn bằng cách làm cho Chúa, thì ngược lại, bạn sẽ làm cho chúng dễ chịu hơn nhiều và ít gian khổ hơn.

Mỗi buổi sáng, khi thức dậy, hãy nghĩ ngay đến Chúa và mau chóng làm Dấu Thánh Giá, thưa với Ngài: “Lạy Chúa, con xin dâng trái tim con cho Chúa, và vì Chúa thật tốt lành khi cho con thêm một ngày nữa, xin ban cho con ân sủng để mọi điều con làm sẽ vinh danh Ngài và cứu rỗi linh hồn con.”

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ KnowingIsDoing.org)

Chiều 05-08-2023

Xem thêm

lc202740

Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  LÀM CHO PHONG PHÚ “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng …