Home / Chia Sẻ / PHỤC VỤ ĐỨC KITÔ NƠI NGƯỜI NGHÈO

PHỤC VỤ ĐỨC KITÔ NƠI NGƯỜI NGHÈO

PhucvuDucKitonoinguoingheoCác bệnh tật, từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nan y, đều tấn công cốt lõi của bản chất sa ngã của chúng ta. Bất chấp sự đau đớn về thể xác và tinh thần, đôi khi người bệnh, với sự trợ giúp của ơn Chúa, có thể nhìn ra ngoài sự hư vô của thế gian. Nhờ khiêm nhường, họ có thể nhận ra nhu cầu cầu nguyện và sám hối để gia tăng sự vinh hiển của Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn hơn những người khác còn khỏe mạnh hơn họ.

Thánh Camillô Lellis đã được ơn sống với quan điểm của một bệnh nhân đau ốm, ý thức sâu sắc rằng cái chết có thể ập đến với bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, ngài ghi nhớ lời này: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân.” (Gv 1:2) Ngài hướng lòng người bệnh về Đức Kitô và tránh xa những mối bận tâm của thế gian. Ngài đã “trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu, trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người.” (1 Cr 9:22) Khi trở thành một Đức Kitô khác, ngài thực sự hiểu được cảnh ngộ của người đau khổ và bệnh tật.

Sinh năm 1550 tại Ý, cậu Camillô chỉ biết mẹ một thời gian ngắn, vì bà mất khi cậu khoảng 13 tuổi. Sau đó ngài được người cha nuôi dưỡng. Cha ngài là binh sĩ trong quân đội Naples và Pháp, Camillô đã đi lính và bắt đầu cờ bạc, điều này làm gia tăng thái độ hiếu chiến của Camillô. Năm 1575, khi người cha mất và trung đoàn tan rã, Camillô đánh cược toàn bộ tài sản thừa kế và tất cả tài sản vật chất của mình, thậm chí cả đôi ủng. Cảm thấy hối hận như đứa con hoang đàng, Camillô bắt đầu giúp các tu sĩ Capuchins xây dựng một cộng đoàn mới ở Manfredonia, Ý quốc. Một giáo sĩ ở đó đã nhận ra các đức hạnh ở Camillô và cố gắng đưa Camillô đến với Đức Kitô. Cũng năm đó, Camillô trở lại với đức tin, vào tập viện của những anh em đã được Camillô giúp đỡ.

Tuy nhiên, vết thương ở chân dai dẳng khiến Camillô phải nhập viện hai lần lâu dài, vì thế Camillô phải ra khỏi dòng. Sau đó, Camillô tới bệnh viện San Giacomo degli Incurabili (Thánh Giacôbê của các bệnh nhân nan y), cố gắng kiếm sống bằng cách chăm sóc các bệnh nhân ở đó, cuối cùng Camillô trở thành người quản lý bệnh viện. Cảm thấy Chúa kêu gọi mình dâng hiến cuộc đời để giúp đỡ các bệnh nhân và muốn thành lập một nhóm những người ngoan đạo để phục vụ họ tốt hơn, Camillô đi hỏi ý kiến của Thánh Philip Neri. Theo lời khuyên của Thánh Philip, Camillô theo đuổi các Mệnh Lệnh Thánh, và ngay sau đó, Camillô thành lập Dòng Tá Viên Mục Vụ Bệnh Nhân (M.I. – Ministers of the Infirm, gọi tắt là Dòng Camillô, viết tắt là O. Carm.), theo thói quen người da đen với một Thánh Giá lớn màu đỏ – DẤU HIỆU NÀY VỀ SAU ĐÃ TRUYỀN CẢM HỨNG ĐỂ CÓ LOGO CỦA TỔ CHỨC HỒNG THẬP TỰ.

Hồng Thập Tự tượng trưng cho Máu quý giá nhất của Chúa Giêsu Kitô. Khi Thánh Camillô phục vụ nhu cầu thể lý của các bệnh nhân mà ngài chăm sóc, ngài luôn làm vì sự vĩnh hằng. Không một số kỹ thuật hoặc vật tư y tế nào có thể cứu được một linh hồn. Ngài tin rằng chỉ có Máu Thánh Đức Kitô cứu được, điều đó đã thúc đẩy Thánh Camillô không ngừng tìm kiếm sự cứu rỗi của các linh hồn. Ngài là hiện thân của những gì Chúa Giêsu đã nói: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25:40) Ngài hiểu rằng “hầu hết mọi sự đều được thanh tẩy bằng máu. Không có máu đổ ra thì không có ơn tha thứ.” (Dt 9:22)

Thánh Camillô nên giống như người đã đưa rượu từ cành bài hương (hyssop) cho Chúa trên Thập Giá để uống. Đức Kitô khao khát điều gì đó để làm dịu cơn khát thể xác của Ngài trên Thập Giá bao nhiêu thì Ngài càng khao khát bấy nhiêu để làm dịu cơn khát tâm linh của Ngài bằng cách hoàn thành việc cứu độ chúng ta. Thánh Camillô đã thỏa mãn cả hai ước muốn này của Đức Kitô trong việc chăm sóc linh hồn và thể xác của các bệnh nhân. Bằng cách kéo dài cây bài hương với miếng bọt biển thấm rượu lên môi của các Kitô hữu khác, ngài đã áp dụng công nghiệp của Máu Thánh cho các linh hồn bằng cách hoàn toàn tuân theo ý Chúa, không để bất cứ thứ gì cản trở việc chăm sóc bệnh nhân. Thánh Camillô là một linh mục, vì vậy trong bệnh viện ngài đã quản lý nghi lễ mà ngài thực hiện trên bàn thờ. Bằng cách đó, ngài đã sống một đời hoàn toàn hy sinh chính mình.

Thánh Camillô cũng rất quan tâm sức khỏe tâm linh của mình, vì ngài muốn noi gương Chúa bằng hết khả năng. Trong cuốn “Jesus: Our Eucharistic Love” (Chúa Giêsu: Tình yêu Thánh Thể), Lm. Stefano Manelli lưu ý rằng không ngày nào Lm. Camillô không thú nhận tội mình, để linh hồn ngài có thể đẹp lòng Chúa nhất, khi ngài rước Mình Thánh vào sáng hôm sau. Một buổi tối, khi nói chuyện với một linh mục ở quảng trường công cộng, nhận thấy mình không thể gặp một linh mục khác để xưng tội trước Thánh Lễ vào sáng hôm sau, ngài đã quỳ xuống và thú tội. Ngài muốn “phủi bụi” linh hồn mình vì Đức Kitô. Ngoài mẫu gương về việc chăm sóc bệnh nhân, Thánh Camillô còn cung cấp thêm cho chúng ta mẫu gương về việc xưng tội thường xuyên để chúng ta có thể không ngừng hạ mình bằng cách thú tội và chỉ phụ thuộc vào Thiên Chúa mà thôi.

Nếu Thánh Camillô, người đã đánh cược toàn bộ tài sản vật chất của mình, trở thành một vị thánh vĩ đại, chúng ta cũng có thể như vậy. Vì nhờ ngài, chúng ta có một gương sáng về cách yêu mến Thiên Chúa và những người lân cận qua sự KHIÊM NHƯỜNG, HY SINH và BÁC ÁI.

EDWARD KERWIN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

  

Xem thêm

Ga 18,33-37

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN- LỄ KITÔ VUA, NĂM B, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CN 34BB LỄ KITÔ VUA (Ga 18,33-37) I.TÀI LỆU GỢI Ý             Ngữ cảnh Trong đêm, …