Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng – A, của LM Antôn Nguyễn Văn Độ

Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng – A, của LM Antôn Nguyễn Văn Độ

Emmanuel – Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta

Suy niệm Chúa Nhật IMùa Vọng – A

(Mt 1, 18 – 24 )

 

Emmanuel -ThiênChúacùngchúngta!Mt 1, 18 - 24b

Là lời của ngôn sứ Isaia nói với Akhát vua người Do Thái lúc bấy giờ đang đang lo sợ một quốc gia hùng mạnh khác đe dọa chiếm lấy vương quốc của mình. Ngôn sứ Isaia thông báo rằng, vợ của vua Akhát  sẽ sinh một con trai, và người con này sẽ trở nên một vị vua nổi trội hơn cả cha mình.

Với cái nhìn của chúng ta hôm nay òn nhìn thấy một ý nghĩa sâu xa hơn, đó chính  là Thiên Chúa đến với con người qua việc hạ sinh Chúa Giêsu bởi Đức Maria Đồng Trinh. Tin Mừng Thánh Mátthêu, việc nhắc đến Đức Giêsu, được nhấn mạnh bằng sự giải thích “Emmanuel” nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”

Emmanuel – ThiênChúacùngchúngta!

Đó là kế hoạch của Thiên Chúa, huyền nhiệm của sự dữ, sự chiến thắng của ân sủng Chúa trên sự dữ… Có một Đấng Quyền Năng hơn chúng ta đang đến,đã đến, mở đường giải thoát chúng ta khỏi sự chết, dẫn đưa chúng ta đến bến bờ mới và đổ tràn Thần Khí của Ngài trên loài thụ tạo. Sự tốt lành và thánh thiện của Thiên Chúa mạnh hơn mọi sự dữ trên thế gian này.

Này đây, Chúa toàn năng đến: Người sẽ được gọi là EmmanuelThiênChúacùngchúngta! (Is 7,14). Những lời trên đây của ngôn sứ Isaia được lặp lại trong các ngày này, đặc biệt Chúa nhật thứ IV, để khẳng định rằng Trái đất vẫn rất đáng yêu và con người vẫn còn đáng mến. Thiên Chúa đến vì mến địa cầu, Thiên Chúa thương vì tình thương vấn vương khi tạo dựng. Chúa đã đến. Emmanuel – Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!Thiên Chúa đã đến thế gian và cho dù thế nào đi nữa, Thiên Chúa vẫn ở cùng thế gian.

Đó là lý do vì sao Lễ Giáng Sinh là “niềm vui”. Hài Nhi được sinh ra ở Bêlem là Emmanuel, là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!

Toàn bộ phụng vụ xoay quanh lời ngôn sứ : “Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta“. (Is 7,14 ; Mt 1,23). Nếu bài đọc I, ngôn sứ tuyên sấm lời Thiên Chúa hứa : “Sẽ cho các ngươi một dấu: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai…” ((Is 7,14), thì lời hứa ấy được thực hiện trong Bài Tin Mừng : Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: “Này đây một trinh nữ sẽ mang thai …” Mt 1,23). Câu này tiếp tục lặp lại trong phần alleluia và cả phần Ca hiệp lễ nữa.

Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta, vì Ngài vẫn còn tin tưởng chúng ta!… Ngài đến để sống với con người, Ngài chọn cư ngụ trên trái đất để ở lại với con người, để sống tại nơi con người vẫn sống trong niềm vui hay nỗi buồn. Vì thế, Trái đất không còn là ‘thung lũng đầy nước mắt’ nữa mà là nơi Thiên Chúa đến cắm lều, gặp gỡ con người, là nơi Thiên Chúa liên đới với con người.

Thiên Chúa xuống thế làm người vì chúng ta, tất cả chúng ta đều cảm thấy mình được yêu thương và được đón nhận; chúng ta khám phá mình có phẩm vị quý giá và duy nhất trước nhan Ðấng Tạo Hoá.

Ðấng Emmanuel, ThiênChúacùngchúngta! Khi sinh ra trong cảnh khó nghèo tại Bêlem, Chúa Giêsu đã muốn trở thành bạn đồng hành với mỗi người chúng ta. Trên mặt đất này, kể từ khi Người muốn “dựng lều” để cư ngụ, thì không còn ai là kẻ xa lạ nữa. Thật vậy, tất cả chúng ta là những khách lữ hành sống tạm qua trên trần gian này, chính Chúa Giêsu là Ðấng làm cho chúng ta có cảm nghiệm dường như mình đang sống tại nhà mình, trên mặt đất này, nơi được thánh hoá do bởi sự hiện diện của Chúa. Và Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy biến trái đất này trở thành căn nhà đón tiếp tất cả mọi người.

” Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta“. (Is 7,14 ; Mt 1,23). Các Giáo Phụ đã giải thích. Con Thiên Chúa đã trở nên nhỏ bé, đến độ vào được trong máng cỏ. Ngài trở nên trẻ thơ để dạy chúng ta yêu thương những trẻ thơ và những kẻ yếu đuối. Bằng cách thế như vậy, Ngài dạy chúng ta tôn trọng trẻ thơ, những em đang đau khổ và bị lạm dụng trên thế giới, những em đã được sinh ra cũng như những trẻ không được sinh ra. Ngài dạy chúng ta nhìn đến những trẻ bị đưa vào trong thế giới của bạo lực, như làm lính, phải đi ăn xin, phải khổ vì nghèo vì đói, những trẻ em không được hưởng chút tình thương. Chính Thiên Chúa, Ðấng đã trở nên trẻ thơ, mời gọi chúng ta dấn thân, ngõ hầu sức mạnh của tình yêu Chúa chăm sóc cho tất cả các trẻ em này; để phẩm giá của các em được tôn trọng.

Nhưng khi Thiên Chúa chia sẻ thân phận con người của chúng ta, Ngài không hiện diện giữa nhân loại ở một nơi an nhàn lý tưởng, nhưng ở trong thế giới thực này, với bao điều tốt đẹp và xấu xa, với những chia rẽ, sự dữ, nghèo đói, lạm dụng quyền lực và chiến tranh. Ngài chọn tham gia vào lịch sử của chúng ta như lịch sử ấy vốn thế, với tất cả gánh nặng của những giới hạn và bi kịch của nó…. Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta… trong mọi nỗi khổ đau của lịch sử. Chúa Giêsu được sinh ra là minh chứng cho thấy Thiên Chúa đứng về phía con người, một lần và mãi mãi, để cứu chúng ta và nâng chúng ta lên khỏi bụi bặm của khổ đau, của khó khăn và tội lỗi chúng ta”.

Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa ở cùng, ấy là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khổ nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền… Chúa Giêsu được sinh ra mang đến cho chúng ta tin vui rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và yêu thương mọi người và từng người trong chúng ta. Amen.

 

Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ

 

 

 
 
 
 
 
 
 
Trả lờiChuyển tiếp
 
 
 

Xem thêm

21-11-2024 10-08-06 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần XXXIII Mùa Thường Niên 22/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN