Home / Chia Sẻ / ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG

ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG

DucMariaNuVuongThiên chức Nữ Vương của Đức Mẹ có nguồn gốc từ Kinh Thánh. Trong cuộc Truyền Tin, Sứ Thần Gáprien cho biết rằng Con của Mẹ sẽ nhận được ngai vàng vua Đavít và cai trị mãi mãi. Trong cuộc Thăm Viếng, bà Êlidabét gọi Đức Maria là “Thân Mẫu Chúa.” Như trong tất cả các bí ẩn về cuộc đời Đức Maria, được kết hiệp chặt chẽ với Chúa Giêsu: Chức vụ của Đức Mẹ là một phần trong Vương Quyền của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng có thể nhớ lại rằng trong Cựu Ước, mẹ của nhà vua có ảnh hưởng lớn trong triều đình.

Đức Maria là Evà Mới, và là Nữ Vương Thiên Đàng được đề cập trong sách Khải Huyền: “Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện.” (Kh 12:1-3) Biểu tượng nữ vương được trao vương miện này bao gồm Đức Maria, Israel và Giáo hội. Lễ đăng quang của Đức Maria, thứ năm Mùa Mừng của Kinh Mân Côi, không được xác định một cách giáo điều nhưng đã được cử hành theo nghi lễ và được mô tả trong nghệ thuật từ đầu thời Trung Cổ. Mô tả cổ xưa nhất về Đức Maria với tư cách là Nữ Vương là một bức tranh khảm từ những năm 500 tại một nhà thờ nhỏ ở trung tâm lịch sử của Rôma. Nhưng lễ Đức Maria Nữ Vương chỉ được ghi vào lịch Giáo hội năm 1954, sau khi ĐGH Piô XII thiết lập lễ Đức Maria Nữ Vương.

Công Đồng Vatican II đã tuyên bố rõ ràng: “Đức Maria đã được đưa cả xác và hồn lên Thiên Đàng, và được Thiên Chúa tôn làm Nữ Hoàng Vũ Trụ…” (Lumen Gentium, 59) Sau những cải cách phụng vụ của Công Đồng Vatican II, không còn tuần bát nhật Lễ Đức Mẹ Maria nhưng vẫn được nhắc lại trong Thiên Chức Nữ Vương của Đức Mẹ, được cử hành tám ngày sau ngày 15 tháng 8 – lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cho thấy mối liên hệ giữa hai lễ này.

Thế kỷ IV, Thánh Ephrem gọi Đức Maria là “Lệnh Bà” và “Nữ Vương.” Các giáo phụ và tiến Giáo hội vẫn sử dụng tước hiệu này. Các bài thánh ca từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 cũng đề cập Đức Maria là Nữ Hoàng Thánh, Nữ Vương Thiên Đàng. Kinh Mân Côi của dòng Đa Minh và vương miện của dòng Phanxicô cũng như nhiều lời khẩn cầu trong Kinh Cầu Đức Bà cũng xưng tụng chức Nữ Vương của Đức Mẹ: Nữ Vương các thánh thiên thần, Nữ Vương các thánh tổ tông, Nữ Vương các thánh tiên tri, Nữ Vương các thánh tông đồ, Nữ Vương các thánh tử vì đạo, Nữ Vương các thánh hiển tu, Nữ Vương các thánh đồng trinh, Nữ Vương các thánh nam cùng các thánh nữ, Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông, Nữ Vương hồn xác lên trời, Nữ Vương truyền phép rất thánh Mân Côi, và Nữ Vương ban sự bình an.

Như Thánh Phaolô gợi ý trong Rm 8:28-30, Thiên Chúa đã định sẵn cho loài người từ muôn thuở được chia sẻ hình ảnh của Con Ngài. Hơn nữa, Đức Mẹ được tiền định là Mẹ của Chúa Giêsu. Như Chúa Giêsu là vua của mọi thụ tạo, Đức Mẹ trở thành Nữ Vương trong sự phụ thuộc vào Chúa Giêsu.

Tất cả các tước hiệu khác cho Thiên Chức Nữ Vương đều bắt nguồn từ ý định vĩnh cửu này của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu thi hành vương quyền của Ngài trên thế gian bằng cách phục vụ Chúa Cha, Đức Maria cũng thực hiện chức vụ của mình. Khi Chúa Giêsu được tôn vinh và ở với chúng ta với tư cách là vua cho đến tận thế, (Mt 28:20) Đức Mẹ được đưa về trời và đăng quang là Nữ Vương cả trời đất.

Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con, hôm nay và mãi mãi. Amen.

TRẦM THIÊN THU (MyCatholic.life và FranciscanMedia.org)

Xem thêm

ST. STEPHEN

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ KÍNH THÁNH TÊPHANÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI, 26/12, CỦA LM MINH ANH

LỰC HẤP DẪN “Họ nhất tề xông vào ông, lôi ông ra ngoài thành mà …