Home / Chia Sẻ / DUY TRÌ ĐỨC TIN CHO CON CÁI

DUY TRÌ ĐỨC TIN CHO CON CÁI

DuytriductinchoconcaiTất cả chúng ta đều biết những con số thống kê nghiệt ngã: chỉ một phần tư số người Công giáo tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật. Một nửa trong số đó không tin vào sự Hiện Diện Thật của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Ba phần tư những người không đi lễ là những người vẫn “có đạo” về cơ bản, sự hiểu biết của họ về đức tin hầu hết được hình thành bởi những bức tranh biếm họa và các phương tiện truyền thông văn hóa đại chúng.

Nếu chỉ tính đến các sự kiện này, khả năng con cháu của chúng ta và những người “có đạo” là một thách thức, nếu nói một cách nhẹ nhàng. Như chúng ta biết, trẻ em bị ảnh hưởng không cân đối bởi những gì bạn bè làm – và không làm. Kết hợp thực tế này với thực tế là gần như tất cả các hoạt động của chúng – từ hàng giờ trên màn hình đến hướng dẫn trong lớp, thể thao và ngoại khóa – đều diễn ra những gì không liên quan Thiên Chúa. Không khó để tự hỏi tại sao trẻ em không nghĩ rằng tôn giáo là “mốt mới” – không ai trong số bạn bè của chúng hoặc những người mà chúng “gặp” trên các phương tiện truyền thông dường như nghĩ về điều đó.

Làm thế nào để các bậc cha mẹ có thể giữ cho con cái họ trong môi trường này? Sau ân sủng của Thiên Chúa, chủ yếu là làm gương sống đức tin – giúp con cái trung thành sống đức tin.

Đó là sự thật. Lên đến một điểm. Chúng ta không thể cho những gì chúng ta không có. Trẻ em có sở trường đặc biệt để đánh giá tính xác thực. Nếu chúng ta không tin những gì chúng ta rao giảng, hoặc tệ hơn, nếu chúng ta phá hoại những gì chúng ta rao giảng bằng những hành động trái ngược (ví dụ: chúng ta theo dõi một bài giảng tố cáo việc nói dối bằng cách nói với nhân viên bán hàng rằng đứa trẻ 12 tuổi của chúng ta là 10 tuổi để có thể nhận được giảm giá cho trẻ em), con cái chúng ta sẽ tận mắt thấy chúng ta là những người Pharisêu “bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.” (Mt 23:4)

Trong văn hóa của chúng ta, làm gương sống đức tin là chưa đủ. Chúng ta thường nghe câu nói được cho là của Thánh Phanxicô Assisi: “Hãy rao giảng Tin Mừng. Nếu cần, hãy sử dụng lời nói.” Lời nói là cần thiết, rất cần thiết, nếu hành động của chúng ta có ý nghĩa trong một thế giới tôn giáo không biết cách hiểu lời nói.

Con cái chúng ta liên tục bị tấn công bởi những thông điệp mang tính chủ nghĩa cá nhân, phó túng và phản tôn giáo, nhiều hơn những gì chúng ta nhận biết. Nếu ai đó nghĩ rằng chỉ một tấm gương cầu nguyện sốt sắng trong Thánh Lễ và tuân theo các điều răn thôi cũng đủ để chống lại sức mạnh quyến rũ của thế giới đối với con cái chúng ta mỗi khi thức dậy qua điện thoại thông minh, thì người đó sẽ là người duy nhất kinh ngạc khi thấy con mình không đi nhà thờ nữa.

Đặc biệt, các ông bố có xu hướng thích nêu gương im lặng và giao nhiệm vụ giải thích cho các bà mẹ, linh mục hoặc giáo lý viên. Động thái này có thể đã hoạt động cách đây 60 năm trong các khu dân cư Công giáo, nhưng nay không còn nữa. Do ảnh hưởng to lớn của người cha đối với việc thực hành tôn giáo của con cái, các ông bố phải chủ động với tư cách là người dạy tôn giáo đầu tiên và mạnh mẽ nhất của con cái.

Vì vậy, ngoài gương sống đời sống Kitô hữu chân thành, chúng ta phải dạy con cái – và dạy đi dạy lại – hai loại bài học.

  1. Cách bảo vệ tốt nhất là tấn công đúng. Chúng ta phải liên tục chỉ ra sự sai lệch của các giáo điều thế tục và giải thích tại sao chúng sai. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu: trẻ 5 tuổi có thể học biết rằng không nên làm hại thai nhi; rằng con trai là con trai và con gái là con gái (có kinh nguyệt); rằng hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ, và mọi sự sắp đặt khác đều sai. Tất cả những tội này, coi như một giáo điều thế tục, chính nó đã vi phạm bản chất, và trẻ em có trực giác rằng những gì tự nhiên là tiêu chuẩn.

Khi con cái đến độ tuổi thích hợp, cha mẹ phải làm điều chúng sợ: dạy chim và ong. Thế giới thực sự giúp chúng ta bằng cách tạo ra tầm nhìn tự cho mình là trung tâm và buông thả về tình dục, trái ngược với tầm nhìn dấn thân và hy sinh của Giáo hội. Không khó để cho thấy tầm nhìn sâu sắc hơn của Giáo hội hấp dẫn như thế nào và không thiếu các nguồn lực sẵn có để giúp chúng ta nếu chúng ta không biết bắt đầu từ đâu. Chỉ cần dành chút thời gian để tìm kiếm chúng.

Nếu việc giảng dạy các chủ đề này có vẻ khó khăn, hãy cân nhắc rằng nhiều thanh thiếu niên lạc lối đức tin vì họ học hỏi qua các phương tiện truyền thông và ở trường học, cho rằng phá thai là quyền của phụ nữ, giới tính là sự lựa chọn, tình yêu là tình yêu. Khi chúng thu vào những lời nói dối này, chúng sẽ thấy Giáo hội không chỉ sai trái mà còn là kẻ thù vì chống lại mong muốn của người ta. Ai muốn theo tôn giáo của kẻ thù chứ?

Sự lựa chọn tùy chúng ta: Dạy con cái về cách nhìn đúng đắn, hoặc cứ để thế gian dạy chúng.

  1. Điều liên quan đức tin. Chúng ta phải dạy cho trẻ em những gì chúng ta tin, lý do chúng ta tin vào điều đó và cách những lời hứa của đức tin vượt xa những lời hứa của những giáo điều giả tạo thế tục về sự thật cao cả. Có nhiều nguồn khác nhau để giúp dạy trẻ khi chúng lớn lên từ tuổi chập chững đến lúc trưởng thành. Những bài học phải được lặp đi lặp lại liên tục để chúng thấm sâu: không phải nghĩ bảy lần mà bảy mươi lần bảy.

Tất nhiên, cả hai loại bài học này đều có mục đích không chỉ đơn giản là học thuật: giúp con cái chúng ta hình thành mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô. Mối quan hệ này là bản chất của đức tin, lý do tồn tại của chúng ta, là phần thưởng của chúng ta trên Thiên Đàng. Theo cách nói của Gerald Russello, mối quan hệ này biến đổi cuộc sống của chúng ta để chúng ta nhìn thấy chính mình là “chiến binh” trong quân đội của Đức Kitô.

Chính mối quan hệ này, như những sức quyến rũ ăn mòn của chủ nghĩa thế tục cố gắng quyến rũ họ, sẽ giữ trẻ em còn là người Công giáo.

DAVID G BONAGURA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Xem thêm

ST. STEPHEN

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ KÍNH THÁNH TÊPHANÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI, 26/12, CỦA LM MINH ANH

LỰC HẤP DẪN “Họ nhất tề xông vào ông, lôi ông ra ngoài thành mà …