Home / Chia Sẻ / NGƯỜI và CON NGƯỜI

NGƯỜI và CON NGƯỜI

NguoivaconnguoiBiện pháp phổ biến bảo vệ việc phá thai là bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ, mặc dù rõ ràng là “con người” – không phải loài cá hay loài bò sát, như DNA và nhiễm sắc thể đã chỉ rõ – vẫn chưa phải là “người.” Được dùng theo cách này, thuật ngữ “người” xác định một lớp người nhất định mà chúng ta đánh giá là đáng được quan tâm và bảo vệ về mặt luân lý, phân biệt những người này với những người khác mà chúng ta đã quyết định “không.”

Sử dụng theo cách này, chữ “người” phân định ranh giới quan trọng – ranh giới giữa “chúng ta” (những người có phẩm giá và địa vị mà thuật ngữ này ngụ ý) và chữ “họ” (những người bị từ chối địa vị đó).

Nếu tư tưởng hậu hiện đại lẽ ra phải dạy chúng ta bất cứ điều gì, đó sẽ là xem xét tất cả những trò chơi ngôn ngữ với sự nghi ngờ. Không phải sự phân đôi giữa “người” và “con người” chính xác là kiểu phân đôi mà chủ nghĩa hậu hiện đại tự hào về việc loại bỏ cấu tạo bởi vì những cách phân đôi này, chẳng hạn “đen và trắng,” “nam và nữ,” “công dân và người nước ngoài,” được dùng để tước quyền các nhóm yếu thế và tách khỏi xã hội.

Chẳng phải lý thuyết hậu hiện đại đã chỉ ra rằng tất cả những sự phân đôi như vậy đều là biểu hiện quyền lực của kẻ mạnh so với kẻ yếu, người giàu so với người nghèo, tầng lớp cao hơn những người mà họ muốn giữ cho bất lực và vô hình sao?

Ví dụ, hãy xem xét cách mô tả của triết gia Peter Singer về lý do các bậc cha mẹ nhận thấy đứa con chưa chào đời của họ mắc hội chứng Down có thể muốn phá bỏ nó: “Có đứa trẻ mắc hội chứng Down là một trải nghiệm rất khác so với đứa trẻ bình thường… Chúng ta không thể mong đợi đứa trẻ bị Down có thể chơi đàn guitar, phát triển khả năng đánh giá khoa học viễn tưởng, học ngoại ngữ, trò chuyện với chúng ta về bộ phim mới nhất, hoặc trở thành vận động viên bóng rổ hoặc quần vợt.”

Đây là điều mô tả về Ivy Leaguer giàu có và tài năng? Tại sao Peter Singer không xuất hiện và nói điều đó? Đừng đưa đứa trẻ này vào câu lạc bộ nhạc đồng quê! Có lẽ là không, nhưng sau đó sẽ là điều lúng túng không kém vài năm trở lại đây nếu đưa một người da đen hoặc một người Do Thái vào câu lạc bộ nhạc đồng quê.

Triết gia John O’Callaghan, có đứa con mắc hội chứng Down, bình luận về tuyên bố của Peter Singer: “Thật ra Peter Singer đã sai về khả năng của những người mắc hội chứng Down, vì nhiều người có thể tham gia vào các hoạt động này. Nói chung, chỉ những người không biết gì về cuộc sống của những người mắc hội chứng Down mới nghĩ rằng họ không thể. Chúng ta có thể hỏi tại sao rất nhiều người trong xã hội không biết gì về cuộc sống đến nỗi họ chỉ có thể nghe những lời tuyên bố này và chỉ đơn giản là gật đầu? Tại sao những thành tựu của những người mắc hội chứng Down lại có giá trị như vậy? Thành thật mà nói, đó là vì chúng ta đã loại trừ họ khỏi cộng đồng quan tâm đạo đức mà chúng ta tham gia trong cuộc sống của mình.”

Khi mọi người nói về đứa trẻ bị phá thai: “Ôi, bạn biết đấy, nó mắc hội chứng Down.” Điều đó cũng giống như cách người ta nói về người bị sát hại: “Ôi, bạn biết đấy, gã là kẻ phi pháp?” Bạn sẽ nghĩ gì về câu trả lời câu hỏi thế này: “Bạn có biết Tổng thống Roosevelt đã từ chối một tàu chở đầy người chạy trốn chế độ chuyên chế của Đức Quốc Xã hay không?” Trả lời: “Có, nhưng mọi người cần hiểu rằng họ là người Do Thái.”

Điều đó thực sự khác với cách trả lời câu hỏi thế này: “Bạn có biết Sally mất đứa bé hay không?” Trả lời: “Có, nhưng đó chỉ là bào thai.” Hãy hỏi các phụ nữ từng đau lòng vì sẩy thai rằng họ ít được cảm thông như thế nào vì sự phân biệt ác ý giữa đứa bé chưa chào đời của họ và đứa bé “thật.”

Làm thế nào mà cảnh sát, nhạy cảm với mọi chữ “gây hấn,” không thể thấy rằng việc tuyên bố đứa trẻ trong bụng mẹ “không phải là người,” hoặc đứa trẻ không mong muốn “không phải là người,” hoặc một phụ nữ lớn tuổi mắc chứng mất trí nhớ “không phải là người tôi từng biết và yêu thương” giống như chỉ vào một người đàn ông gốc Tây Ban Nha và hỏi: “Anh ta có hợp pháp không?” Hoặc hỏi về một người sẽ giáo sư đại học tương lai: “Đây có phải là phụ nữ không? Cô ấy sắp có thai à?”

Sự phân biệt giữa “người” và “con người” nghiêng về ai? Cứ để sự phân biệt giữa một đứa trẻ “bình thường” với “đứa trẻ chưa sinh ra” – vô hình và bất lực? Làm thế nào để nói điều này một cách nhẹ nhàng? Có phải là các nhà môi giới quyền lực tư bản muốn phụ nữ đặt công việc lên hàng đầu và quan trọng nhất trong cuộc sống của họ, muốn phụ nữ nhận được giá trị và ý nghĩa cơ bản của họ từ công việc trong nền kinh tế thị trường, chứ không phải vai trò làm cha mẹ – sự hoán vị giá trị mà họ đã đạt được từ nhiều thập niên trước cùng với nam giới, đối với sự gièm pha đáng tiếc của gia đình – hay chăng?

Làm thế nào các học giả tự hào về sự nhạy cảm của họ đối với các vấn đề như vậy lại không thể nhận ra trong cách sử dụng mới của thuật ngữ “người” chính xác là loại công kích ngôn ngữ mà họ sẽ phản đối trong bất kỳ lĩnh vực nào khác? Có phải vì thuật ngữ này, không giống như các thuật ngữ khác, phục vụ việc trao quyền cho tầng lớp của họ, cho những người như chính họ, cho những người coi trọng những thứ như đánh giá cao khoa học viễn tưởng, học ngoại ngữ, nói chuyện về các bộ phim và chơi thể thao?

Không phải tất cả những người được trao quyền bởi ngôn ngữ đều phủ nhận rằng đây là những gì họ đang làm chứ? Họ nói: “Đó chỉ là những thuật ngữ thông thường. Chỉ là những ‘thuật ngữ chung’ thể hiện sự tước quyền đã hiện hữu trong xã hội.”

Vì vậy, tôi hỏi vấn đề “người” so với “con người”: Đây không phải là loại chính xác được xây dựng thân thiện giữa “chúng ta” (những người tính đến) so với “họ” (những người không tính đến) không được giải thích và bị loại bỏ? Nếu còn bất kỳ rào cản xã hội nào theo kiểu này, mà “con người” phải nhảy vào cộng đồng “người,” thì sẽ luôn có những con người sống không thể vượt qua nổi.

Bất cứ lúc nào trong lịch sử, chúng ta phân biệt những gì chúng ta có thể gọi là “con người hoàn toàn” (người) với những người bị coi là con-người-không-hoàn-toàn (ví dụ: người Do Thái, người Phi châu, người man rợ). Điều này không chỉ là một sai lầm, đó là một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà chúng ta – những người “có văn minh” – đã tạo ra, vì cho đó là điều nhạy cảm, hợp lý. Có lẽ chúng ta nên dừng việc này lại!

RANDALL SMITH

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Xem thêm

Lc 2, 1-14

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Cửa Thánh mở – Niềm vui Chúa ra đời SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH (Lc …