Home / Chia Sẻ / NGƯỜI TÔI YÊU BỊ ĐÓNG ĐINH

NGƯỜI TÔI YÊU BỊ ĐÓNG ĐINH

NguoitoiyeubidongdinhTôi muốn đưa ra vài suy tư về ý nghĩa của Thánh Giá. Tôi nhớ hình ảnh Thánh Giá tiêu chuẩn được tìm thấy trong một nhà thờ xứ, dạng trắng, không tỳ vết, mô tả Chúa của chúng ta vẫn còn sống và phía trên có chữ INRI. Giống như tất cả những người theo Kitô giáo, tôi thích Thánh Giá bằng gỗ đơn sơ, mời gọi chúng ta ôm lấy nó. Nhưng Thánh Giá dường như là đối tượng cao cả của lòng sùng kính. Chúng ta có thể nói tại sao không?

Có hai lý do truyền thống:

  1. Thánh Giá không chỉ giống như cây thập tự treo con rắn lên: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.”(Ga 3:14-15) Tại sao dấu hiệu chữa lành này lại giảm đi? Hoặc làm thế nào để chúng ta “tin vào Ngài” nếu chúng ta loại bỏ Ngài? Thánh Giá đơn thuần được so sánh giống như một cây cọc trần, nó sẽ nâng lên nhưng không phải là Đấng được nâng lên.
  2. Thánh Giá dường như thể hiện tốt hơn thông điệp nền tảng của Kitô giáo, như Thánh Phaolô giải thích: “Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.”(1 Cr 2:1-2) Thánh Phaolô nói, không phải ngài hạn chế việc rao giảng về “thập giá” mà là rao giảng về “Đức Kitô chịu đóng đinh.”

Những lý do này mạnh mẽ và có lẽ chỉ giải thích lý do, như các nhà trừ tà nói, đặc biệt là ma quỷ chạy trốn Thánh Giá. Nhưng chúng ta có thể thêm các lý do khác không?

Đây là điều tôi muốn nói: Tất cả các tông đồ, trừ một ngoại lệ đáng chú ý, đã bỏ trốn khi Chúa bị đóng đinh. Vì vậy, những “nhân chứng của Chúa ngay từ đầu” đã không chứng kiến được chính hành động cứu độ của Ngài, đó là lý do Ngài đến thế gian. Sau đó, Thánh Giá ghi lại cho chúng ta những gì họ đã bỏ lỡ.

Nhưng còn hơn thế nữa: chúng ta biết rằng Đức Mẹ và Thánh Gioan đã đứng dưới chân Thánh Giá. Rõ ràng Thánh Giá trong tầm nhìn của Đức Mẹ và Thánh Gioan. Vì vậy, khi chiêm ngưỡng Thánh Giá, chúng ta sẽ đứng bên cạnh, chúng ta cũng thấy những gì mà Đức Mẹ và Thánh Gioan đã thấy, chúng ta trở nên đoàn kết và đồng cảm với Đức Mẹ và Thánh Gioan.

Một lý do khác được tìm thấy nơi dòng chữ trên Thánh Giá: INRI – Giêsu Nadarét, Vua Dân Do Thái. Hãy xem sự quan phòng tinh xảo của Thiên Chúa khiến quan chức La Mã thời đó, như thể chống lại ý Ngài, đã đưa ra lời chứng sự thật về Chúa. Bạn có vui khi nghĩ rằng: nếu Thiên Chúa đã khiến Đế chế La Mã phải quỳ gối thì điều gì Ngài không thể làm trong bất kỳ thời nào chứ?

Hoặc những gì mà Thánh Giá tiêu chuẩn bỏ qua: không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự đánh đòn? Các thánh đã nói với chúng ta, như Tấm Vải Liệm Turin chứng thực, rằng người La Mã tàn bạo đánh đập xé da thịt Ngài ra, đến nỗi cơ thể Ngài trở thành một đống máu thịt be bét.

Bản năng đạo hạnh, rõ ràng, trong khi biết những sự thật này, đã đánh giá rằng chúng đúng là “bẩn thỉu” – nghĩa là nên rời khỏi sân khấu. Tôi thích điều này: Cây Thánh Giá tiêu chuẩn theo cách này thể hiện sự khiêm tốn và tế nhị của Chúa. Thậm chí Ngài không muốn ra vẻ như đang trách móc chúng ta.

Có một số đặc điểm đáng chú ý khác về Thánh Giá.

  1. Trên Thánh Giá, thân thể Chúa được nâng lên khỏi mặt đất và đặt trong “không trung.” Chúng ta – với giàn giáo, thang máy và những tòa nhà chọc trời – thậm chí cũng không nhận ra điều đó bất thường. Nhưng các Giáo phụ đã quan tâm khía cạnh này, tới mức việc đóng đinh ngụ ý sự ngưng đọng trong không khí, cho rằng yếu tố “không khí” (theo truyền thống cũng là nơi ở của các loài ma quái) được thanh tẩy và thánh hóa, giống như Phép Rửa của Chúa ảnh hưởng tất cả các sông biển.
  2. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu có một tư thế không thấy trong cuộc sống đời thường, đó là tư thế đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau, hai tay dang rộng. Tư thế khác thường đến mức bức vẽ “Vitruvian Man” (Người Vitruvian) của Leonardo da Vinci đã trở thành biểu tượng. Leonardo không vẽ Chúa Giêsu Kitô trên Thập Giá mà có ý định minh họa tỷ lệ cơ thể con người: một người đàn ông đứng thẳng, với cánh tay dang rộng, được khắc hoàn hảo bằng một hình vuông – nghĩa là “sải tay” của một người thường bằng chiều cao của người đó.

Đối với Leonardo, tỷ lệ bên trong cơ thể con người, một “thế giới vi mô,” đã minh chứng cho vị trí được sắp xếp của con người trong vũ trụ của quy luật và tỷ lệ, “thế giới vi mô.” Nhưng qua hình dáng cơ thể, Thánh Giá dạy sự thật này ở cấp độ tâm linh sâu sắc nhất: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2:8) Còn hơn thế nữa: bởi vì tay của “Người Vitruvian” hướng xuống, còn tay Chúa Giêsu hướng ra ngoài, sự thể hiện khiêm nhường này trên Thập Giá rõ ràng, đồng thời là cái ôm của linh mục.

  1. Thánh Giá mô tả Chúa Giêsu vẫn sống, mặc dù sự cứu độ hoàn toàn chỉ được hoàn tất khi Ngài trút hơi thở: “Thế là đã hoàn tất.”(Ga 19:30) Nhưng điều này cũng đáng chú ý: tất cả những ai đã từng canh thức bên giường bệnh đều biết những giây phút cuối cùng đó quý giá như thế nào. Nhưng có vẻ không đúng khi cố gắng nắm bắt chúng, và chúng ta không làm như vậy – có lẽ bởi vì chúng ta nhận biết bằng trực giác rằng cái chết đối với chúng ta là hình phạt vì tội lỗi. Đối với Chúa Giêsu thì khác: vì cái chết của Ngài không chính đáng nhưng được tự do chấp nhận, chúng ta luôn luôn có thể mô tả “giường bệnh” của Ngài, và luôn luôn được mời gọi canh thức.

Trước đây, hầu như Thập Giá chỉ thấy trong các nhà thờ nơi Chúa chúng ta thực sự hiện diện, điều này gợi ý khuyến nghị cuối cùng – thực sự Thập Giá là dấu hiệu tốt, như Chúa Giêsu xác định: “Đây là Mình Thầy và Đây là Máu Thầy.”

MICHAEL PAKALUK

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Xem thêm

XÉT ĐOÁN

XÉT ĐOÁN

Chúa Giêsu dạy: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Mt 7:1) Từ …