Home / Chia Sẻ / CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ và GIÁO HỘI HOÀN VŨ

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ và GIÁO HỘI HOÀN VŨ

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ & GIÁO HỘI HOÀN VŨHầu hết mọi người dường như nghĩ rằng các nhà tư tưởng Kitô giáo là những người khơi nguồn tư tưởng về “xã hội toàn cầu của loài người” – khái niệm đó đã trở thành ý tưởng của Giáo Hội Hoàn Vũ. Ngoài ngữ cảnh, “xã hội toàn cầu” như vậy nghe có vẻ như người theo chủ nghĩa toàn cầu trung bình, người đang tìm cách xóa bỏ mọi rào cản về xã hội, và ngôn ngữ được sử dụng ngày nay dường như phù hợp với luồng tư tưởng của chủ nghĩa Mác, cách đào tạo tư tưởng vô thần hơn là tư tưởng Kitô giáo.

Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) là những nhà tư tưởng duy lý đầu tiên đưa ra ý tưởng về “khối thịnh vượng chung của loài người” – được biết rằng Zeno ở Citium đã đề nghị ý tưởng trở thành “công dân thế giới.” Seneca giải thích ý tưởng này một cách hùng hồn hơn nhiều, có trong Lá Thư 73:

“Lòng tham ngu xuẩn ghê gớm của con người tạo sự phân biệt giữa sự chiếm hữu và quyền sở hữu, cho rằng không có quyền sở hữu về bất cứ thứ gì mà công chúng có cổ phần. Nhưng ông ấy coi như không có gì thực sự là của riêng mình hơn là thứ mà ông ấy chia sẻ trong phần chung của cả nhân loại. Vì những thứ này không là tài sản chung, như thực sự chúng là vậy, trừ khi mọi cá nhân đều có phần của mình; ngay cả lợi ích chung dựa trên phần nhỏ nhất cũng làm cho người ta thành đối tác.”

“Một lần nữa, hàng hóa lớn và hàng hóa thật không được phân chia theo cách mà mỗi người có chút lời lãi, chúng thuộc về toàn bộ của chúng đối với mỗi cá nhân. Tại một buổi phân phát ngũ cốc, người ta chỉ nhận số tiền đã được hứa cho mỗi người; bàn tiệc và phần thịt, hoặc tất cả những thứ khác mà một người có thể mang theo, được chia thành các phần. Tuy nhiên, những hàng hóa này không thể phân chia, tôi muốn nói là hòa bình và tự do, chúng thuộc về toàn bộ của chúng đối với tất cả mọi người cũng như thuộc về mỗi cá nhân.”

Hãy lắng nghe những gì Seneca nói ở đây và có vẻ vốn dĩ là của Kitô hữu. Ông ấy không chủ trương bãi bỏ tài sản riêng, nhưng tài sản chung mà mọi người tham gia và cần toàn bộ là điều quan trọng hơn. Tài sản chung là gì? Không phải những thứ vật chất thuộc sở hữu của mọi người mới là nhà nước của chủ nghĩa Mác. Mọi người đều có nhu cầu riêng, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu đó phụ thuộc vào quyền lực cao hơn – vì tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào hòa bình và tự do để tồn tại và phát triển trong cộng đồng. Nếu một người có quyền tự do và người khác không có thì điều đó không được nắm giữ chung. Nếu chúng ta không có những thứ đó, nhu cầu riêng của chúng ta cũng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác – chúng ta trở thành nô lệ cho những ý tưởng khác và những điều tội lỗi.

Kitô giáo hứa điều tương tự – và cuối cùng hứa hẹn sự thoát khỏi Luật Cựu Ước. Thánh Phaolô cho biết cách chúng ta được giải thoát: “Những ai ở trong Đức Kitô Giêsu, thì không còn bị lên án nữa. Thật vậy, luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết. Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình. Thiên Chúa làm như vậy, để sự công chính mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta, là những người không sống theo tính xác thịt, nhưng theo Thần Khí.” (Rm 8:1-4)

Do đó, bây giờ không có sự kết án nào đối với những người ở trong Đức Giêsu Kitô, là những người bước đi không theo xác thịt. Vì luật pháp của thần linh sự sống, trong Đức Giêsu Kitô, đã giải cứu tôi khỏi luật pháp của tội lỗi và sự chết. Vì luật pháp không thể làm được, đó là nó yếu bởi xác thịt; Thiên Chúa sai Con Ngài, giống như xác thịt tội lỗi và tội lỗi, đã kết án tội lỗi trong xác thịt; hầu cho sự công bình của luật pháp có thể được ứng nghiệm trong chúng ta, những người bước đi không phải theo xác thịt, nhưng theo thần khí.

Điều này gợi nhớ đến câu trích dẫn từ Seneca ở trên, nhưng thậm chí Thánh Phaolô có vẻ gần giống với Seneca hơn: “Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.” (Gl 3:28)

Theo giá trị bề ngoài, điều này nghe rất giống với những người cấp tiến ngày nay. Không có nam hay nữ?! Rõ ràng Thánh Phaolô nói về lối sống của Kitô hữu trong thế giới này, không phải trong thế giới kế tiếp. Nếu không thì ngài đã nói đến kiếp sau – ngài đề cập việc bãi bỏ luật cũ. Nhưng hãy chú ý các sắc thái giữa Seneca và Thánh Phaolô trái ngược với những người cấp tiến. Những người cấp tiến ngày nay muốn xóa bỏ mọi hình thức luật – Seneca và Thánh Phaolô nói đến một loại luật khác – Luật Sống làm nền tảng cho xã hội đích thực. Seneca làm rõ điều này: “Miễn là bạn còn sống, hãy tiếp tục học cách sống.”

Cái gọi là “Tân Luật” này không phải là hoàn toàn bãi bỏ Cựu Luật, như Chúa Giêsu đã nói, mà là hoàn tất nó. Điều Thánh Phaolô nói là những điều truyền thống mà chúng ta thường thảo luận và tranh luận sẽ không còn phù hợp trong cách sống của Kitô hữu. Vì mọi người trở nên một trong Đức Kitô thì tốt hơn so với những cuộc thảo luận vụn vặt về những cách mô tả khác nhau – chúng không thành vấn đề nữa.

Thánh Phaolô muốn nói về việc hướng tới sự hoàn hảo trong cuộc sống này – như thể nó có thể đạt được. Ngay cả khi điều đó không thể đạt được, chúng ta vẫn nên phấn đấu để đạt được. Tôi nghĩ chắc chắn Thánh Phaolô sẽ nói rằng Kitô hữu tự mãn không là Kitô hữu thực sự. Seneca và Thánh Phaolô đều đồng ý rằng làm việc hướng tới xã hội đích thực của tình huynh đệ và sự hoàn hảo trong cuộc sống này là phần quan trọng trong đời sống Kitô hữu, ngay cả khi nó không được thực hiện đầy đủ hoặc có thể đạt được trong cuộc đời chúng ta.

Với những cách xuyên tạc về thiên nhiên và đức tin Kitô giáo của chúng ta ngày nay, chúng ta càng thấy có thêm nhiều hạn chế đối với Kitô giáo. Do đó, chúng ta cần đấu tranh cho lý tưởng và chân lý của mình để đối lại thế giới không Kitô giáo. Chúng ta phải sẵn sàng bảo vệ đức tin của mình và Giáo Hội Hoàn Vũ trong một thế giới đối lập. Chúng ta không nên thụ động, mà phải nhận ra rằng xã hội Kitô giáo sẽ biến đổi văn hóa và thế giới quan của những người sống trong đó. Giáo Hội Hoàn Vũ là lý tưởng cao nhất của sự tự do – chống lại Công xã Mácxít và Nhà nước Phátxít. Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ là những nhà tư tưởng quan trọng đã tiên phong ý tưởng này, thậm chí có thể ảnh hưởng tư tưởng của Thánh Phaolô. Tôi thực sự tin rằng họ có thể được sử dụng như những nhà tư tưởng quan trọng để giúp bảo vệ ý tưởng của thế giới Kitô giáo.

JOSHUA NELSON

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu – 2022

Xem thêm

Ga 18,33-37

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN- LỄ KITÔ VUA, NĂM B, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CN 34BB LỄ KITÔ VUA (Ga 18,33-37) I.TÀI LỆU GỢI Ý             Ngữ cảnh Trong đêm, …