Với phương pháp đúng, cách lập luận có thể xây dựng mối quan hệ.
Chúng ta có nên chạy trốn khỏi các cuộc tranh cãi? Bạn biết đấy, những câu nói phá hỏng bữa tối của gia đình, những hành động nhỏ nhặt “dàn xếp tỷ số” giữa bạn bè làm xói mòn mối quan hệ, những lời nhận xét dai dẳng khiến cuộc sống vợ chồng giống như một trò chơi phi tiêu bất tận – chưa kể những cuộc cãi vã giữa anh chị em làm rung chuyển cả căn nhà.
Có vẻ như chúng ta nên tránh tranh cãi bằng mọi giá, phải không? Bầu khí hòa bình là nhu cầu cơ bản của con người. Nhưng tránh đối đầu một cách có hệ thống là điều không mong muốn và cũng không thể.
Chúng ta là những con người vừa đáng thương vừa tuyệt vời. Chúng ta được ban tặng với trí thông minh và óc tò mò vô độ, trí tưởng tượng nhạy bén để tạo ra những câu chuyện hay và dở, và một ý chí không ổn định, giữa một cánh quạt thời tiết và một chiếc xe lăn đường. Trên tất cả, chúng ta mang nặng tâm trạng, liên quan những thứ có thể thay đổi như màu sắc của bầu trời hoặc thời gian của bữa ăn cuối cùng.
Đó là cách nó như thế. Những lý do dẫn đến tranh cãi sẽ chảy trong huyết quản của chúng ta cho đến khi Chúa Giêsu Kitô trở lại. Vậy thì những gì sẽ được thực hiện? Chúng ta không nên bỏ cuộc, nhưng hãy học nghệ thuật tranh luận. Nghệ thuật này có thể khiến chúng ta trở thành những người kiến tạo hòa bình thực sự, những người mà Vương quốc Thiên Đàng được hứa ban chính đáng.
Đây là ba quy tắc quan trọng để lập luận hiệu quả.
- ĐỪNG ĐẶT MỤC ĐÍCH SAI
Triết gia Jeanne Hersch nói: “Điều quan trọng không phải là mình đúng, mà là tìm kiếm sự thật.” Đó là quy tắc khôn ngoan, và phải là mục tiêu của mọi cuộc tranh luận.
Đừng cố tỏ ra mình đúng bằng mọi giá. Đó là cách căng thẳng, bực dọc, câu nệ, để nói ra những điều ngu ngốc, sẽ khiến chúng ta xấu hổ khi bình tĩnh trở lại, và đặt người nói chuyện với chúng ta vào cùng một tình thế. Điều đó tạo sự bế tắc.
Hãy tìm kiếm sự thật! Đó là lý do tại sao chúng ta nên loại bỏ khỏi vốn từ vựng của mình các từ ngữ “luôn luôn” và “không bao giờ,” muốn khẳng định rằng “Tôi biết bạn sẽ nói gì” và những kiểu khác như “Bạn sẽ không khiến tôi thay đổi quyết định.”
Quy tắc đơn giản này làm cho chúng ta có thái độ xây dựng trong việc tìm kiếm những gì tốt nhất cho cả hai. Ngược lại, cách tranh luận muốn biến mình thành người chiến thắng và người kia là kẻ thua cuộc thì sẽ khiến cho cả hai đều là kẻ tội nghiệp, tự mãn, một thủ phạm và một nạn nhân đều cô đơn và mệt mỏi.
Mong muốn được chia sẻ về sự thật là chiến thắng cái ác. Nó đưa ra mục đích bên ngoài đối với cách tranh luận và kéo cái nhìn của chúng ta lên trên cao.
- Ý NGHĨA THỜI GIAN
Một cuộc tranh cãi thật và tốt phải có khởi đầu và kết thúc. Thời gian bắt đầu không được sau 10 giờ tối đối với một cặp vợ chồng, cũng như trước bữa sáng, bữa trưa, bữa ăn nhẹ hoặc bữa tối với bất kỳ ai trong gia đình. Tóm lại, đừng thông báo “chúng ta cần nói chuyện” với người nào đó chỉ nghĩ đến việc ăn uống hoặc đi ngủ.
Nếu con quỷ tranh luận không đúng lúc làm phiền bạn, hãy ghi nhớ lời khuyên của Thánh Phaolô: “Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn.” (Ep 4:26)
Điều này liên quan nỗ lực nào? Hãy học cách kết thúc cuộc tranh cãi một cách bình tĩnh. Không có gì tồi tệ hơn một bầu khí thường trực của những cuộc cãi vã âm ỉ. Nó có nghĩa là có thể bắt tay, ôm nhau hoặc nói: “Được rồi, cứ để vậy. Anh yêu em – Em yêu anh.” Hãy bày tỏ dấu hiệu cho thấy bạn đang tiếp tục. Hãy là người đưa ra dấu hiệu đó đầu tiên. Hãy làm hòa với nhau!
- HÃY CHỌN ĐỒNG MINH
Trái ngược với những gì thường được thực hiện, chúng ta đều biết rằng những người qua đường không bao giờ là đồng minh tốt: những người bất hạnh ngồi vào bàn của bạn hoặc trong xe hơi, và những người mà chúng ta có thể bị cám dỗ làm trọng tài. Đừng tạo thói quen giải quyết những điều khác biệt của chúng ta ở nơi công cộng. Thay vào đó, hãy tập hợp xung quanh bạn tất cả những người chứng tỏ là những người hòa bình thực sự.
Hãy cầu xin Đức Trinh Nữ. Trước khi làm sáng tỏ, hãy cầu nguyện với “Đức Mẹ Gỡ Nút Thắt.” Nếu chủ đề nghiêm túc, làm tuần cửu nhật chắc chắn sẽ hữu ích.
Nếu không khí gia đình căng thẳng, hãy cầu xin Nữ tu Léonie Martin, vị thánh bảo trợ của những đứa trẻ khó khăn và những bậc cha mẹ quẫn trí. Bà không bao giờ thất bại trong việc truyền cảm hứng cho nhiều bậc cha mẹ đến mộ bà ở Caen để tín giao con cái của họ cho bà.
Hãy nhớ rằng cách tốt nhất để giành lấy hòa bình không phải là kìm nén hoặc chôn vùi tinh thần chiến đấu của mình, mà là tự trang bị một ý chí tốt cho mình.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)