Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật VIII Thường Niên, năm C, của Lm Antôn Nguyễn Văn Độ

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật VIII Thường Niên, năm C, của Lm Antôn Nguyễn Văn Độ

Xem quả biết cây

SUY NIỆM CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN – C

(Lc 6, 39-45)

lc63945aNgười ta có nhiều cách ví von để kết luận về một hệ lụy tất yếu nào đó, chẳng hạn như : cha nào con ấy, thầy nào trò ấy, rau nào sâu ấy. Còn Chúa Giêsu xác định : “Cứ xem trái thì biết cây” (x. Lc 6:44). Nhận định của Chúa Giêsu có thể áp dụng vào mọi trường hợp trong cuộc sống.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, Bài đọc I trích sách Đức Huấn Ca và Tin Mừng Thánh Luca ghi lại những danh ngôn hay những “lời” đầy khôn ngoan về thái độ của người môn đệ đích thực như : “Lò lửa thì nung luyện bình sành, còn gian nan thì thử những người công chính. Xem trái liền biết cây thế nào, thì nghe lời nói cũng biết tư tưởng lòng người như thể ấy” (x. Hc 27, 5-8 (Hl 4-7).  “Mù dắt mù sao, trò hơn thầy chăng, lấy cái rác nơi người mà không lấy cái đà trong mắt anh, xem quả biết cây, lòng đầy miệng mới nói ra” (x. Lc 6,39-45).

Từ những lời Kinh Thánh trên, chúng ta có được chân dung của người môn đệ chân chính, hay cụ thể hơn là người kitô hữu đích thật của Chúa Giêsu. Cái rác, cái đà hay chuyện ngụ ngôn về một cây tốt sinh trái tốt Chúa Giêsu kể dạy rõ chân lý này (Lc 6,39-42). Ai nghe và vâng giữ Lời Chúa, đồng thời đem ra thực. Người ấy sẽ trung thành với niềm tin, cho dù khó khăn xảy đến, thậm trí đối diện với bắt bớ nữa. Bởi “Lò lửa thì nung luyện bình sành, còn gian nan thì thử những người công chính” (Hc 27,6). Lửa chính là thứ đùng để luyện sành.cái hay của câu trên là ở vế sau”gian nan người công chính”. Gian nan ở đây chính là những khó khăn, gian truân vất vả mà ta bắt gặp trong cuộc sống.

Tại sao “gian nan thử người công chính?” Cuộc sống là một hành trình dài với nhiều khó khăn, không phải lúc nào cũng thuận lợi như ta mong đợi. Chính khó khăn ấy là môi trường tốt nhất để rèn người nên công chính. Trái lại, người nào nghe mà không tuân giữ và hành động theo Lời Chúa thì khi bách hại xảy đến, họ khó đứng vững, thậm chí có nguy cơ mất đức (x. Lc 6,43-49).

Khi nói “Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? Môn đệ không trọng hơn Thầy: nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi (Lc 6,39-40). Chúa Giêsu muốn nói, người môn đệ Chúa phải học và theo Chúa trước khi tự xưng mình là thầy hoặc lãnh đạo người khác. Vì chưa thuộc bài hoặc thực hành lời Thầy Giêsu dậy đã đi dẫn dắt người khác thì nguy hiểm cho bản thân và cả những người thụ giáo.

Chúa Giêsu nói tiếp : “Lòng đầy miệng mới nói ra. Hãy xem quả biết cây” (Lc 6,45). Đúng là thiện căn ở tại lòng ta. Sự xấu xa cũng hệ tại lòng ta. Lòng trí con người là trung tâm điểm phát sinh những điều thiện hảo cũng như xấu xa, tội lỗi.

Theo ý nghĩa đó, Bài đọc I đề cập đến “lời nói phát ra từ miệng lưỡi” được coi như một tiêu chuẩn đo lường khôn ngoan để đánh giá con người: Lời nói ra là bằng chứng của người khôn ngoan hay không khôn ngoan như Sách Huấn Ca dạy: “Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, nghe chuyện trò, biết ai rởm ai hay. Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người” (x. Hc 27,5-6).

Chúa Giêsu cũng nói lời tương tự : “Cứ xem trái thì biết cây” (Lc 6,44). Chúng ta biết loại cây nhờ xem quả hay ăn quả của nó. Nhiều người biết được chúng ta là ai, bản chất, tính cách của chúng ta như thế nào nhờ nhìn vào đời sống và nghe lời chúng ta nói. Giống như cây khế không thể sinh quả cau được, cách cư xử bên ngoài của chúng ta là màn hình qua đó những động cơ và những giá trị bên trong của chúng ta lộ ra.

Khi nói : “Người hiền, bởi tích chứa điều lành, nên phát xuất sự thiện, kẻ dữ, bởi tích đầy lòng cs nên phát xuất điều ác : vì lòng đầy, thì miệng mới nói ra (Lc 6,45). Chúa Giêsu muốn nói về những gì bên trong của con người được phản chiếu qua lời nói và biểu lộ ra bên ngoài. Quả thật, những gì chúng ta nói ra là những điều chúng ta đã suy nghĩ và ước muốn trong lòng. Chúa Giêsu nói tiếp : “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả xấu, cũng vậy, không có cây nào xấu mà lại sinh quả tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây. Nhân quả là như thế.

Vậy chúng ta tự hỏi, đâu là trái tốt để người ta nhận ra nơi người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu? Thưa, từ một con tim cằn cỗi không thể nào có thể phát ra những lời hay ý đẹp cũng như có những hành động cao thượng được. Để có quả tốt, chúng ta cần có cái tâm tốt. Vì thế phải thực hành các mối phúc mà Chúa đã dạy chúng ta trong Chúa Nhật VII vừa rồi: như yêu thương kẻ thù, cho mà không đòi lại, không xét đoán, không kết án người khác, trước khi sửa lỗi người khác phải sửa lỗi chính mình, hay ít ra, chúng ta cố gắng làm một điều tốt lành để hoàn thiện mình. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 
 
 
 
 
 
 
Trả lờiChuyển tiếp
 
 
 
 
 
 
 

Xem thêm

lc202740

Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  LÀM CHO PHONG PHÚ “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng …