Home / Chia Sẻ / THIÊN TÀI VĂN CHƯƠNG SHAKESPEARE

THIÊN TÀI VĂN CHƯƠNG SHAKESPEARE

THIÊN TÀI SHAKESPEARENgười ta không rõ ngày sinh của văn hào thiên tài William Shakespeare, nhưng theo truyền thống ghi ngày 23-04-1564, mất ngày 23-04-1616 theo lịch Julian hoặc ngày 03-05-1616 theo lịch Grêgôriô. Có lẽ không ai lại chưa từng nghe nói tới tác phẩm trứ danh Romeo và Juliet của ông.

Ông là văn sĩ và kịch tác gia, được coi là văn sĩ vĩ đại nhất của Anh và là tác giả đi trước thời đại. Ông còn được vinh danh là thi sĩ tiêu biểu của Anh quốc và là “Thi sĩ của Dòng Sông Avon” (nơi sinh của ông, Stratford-upon-Avon). Các tác phẩm của ông, kể cả các tác phẩm hợp tác, gồm 38 vở kịch, 154 bản sonnet, 2 bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn. Các vở kịch của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn các tác giả khác.

Người ta nói ông là người tích trữ, người cho vay lãi, người trốn thuế, nhưng đó không là cách chúng ta thường nghĩ về William Shakespeare.

Một nhóm các viện sĩ hàn lâm nói rằng ông là một thương gia nhẫn tâm, sống ung dung ngay khi có nạn đói. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Aberystwyth, tại Wales, đã tranh luận rằng chúng ta không thể hiểu hết Shakespeare nếu chúng ta không nghiên cứu sự hiểu biết về kinh doanh thường được giám sát.

Trên một tờ báo được xuất bản tại lễ hội văn chương tại Wales, các nhà nghiên cứu nói: “Shakespeare là người đầu cơ tích trữ thực phẩm đã được biên soạn từ lịch sử để Shakespeare trở thành thiên tài sáng tạo.”

Bà Jayne Archer, giảng viên văn khoa về thời kỳ Phục Hưng và Trung Cổ tại Aberystwyth, nói rằng sự giám sát là sản phẩm của “sự ngu dốt có chủ ý nhân danh những nhà phê bình và học giả – có thể qua sự đua đòi – không thể khuyến khích tư tưởng của một thiên tài sáng tạo cũng đã được thúc đẩy bằng sự tư lợi.”

Bà Archer, cùng với các cộng sự là Howard Thomas và Richard Marggraf Turley, đã tìm kiếm các văn khố lịch sử để phát hiện các chi tiết về đời sống song song của nhà soạn kịch này là một người buôn thực phẩm và là người sở hữu tài sản ở TP Stratford, đôi khi khiến ông va chạm với pháp luật.

Họ viết: “Hơn 15 năm, ông ta đã mua và dự trữ lương thực, mạch nha và lúa mạch để bán lẻ giá cao cho người khác.” Họ còn cho biết thêm rằng Shakespeare đã “truy tìm những người không thể trả tiền cho ông và làm kiếm thêm lợi nhuận từ việc cho vay lãi.”

Ông bị chính quyền truy tìm vì trốn thuế. Năm 1598, ông bị xử vì tội đầu cơ tích trữ thực phẩm khi có nạn đói. Bản án dành cho Shakespeare không ai biết rõ, điều này là cú “sốc” đối với một số người yêu văn chương. Nhưng các tác giả tranh luận rằng các độc giả hiện đại và các học giả không biết về thực tế nghiệt ngã mà Shakespeare và người đương thời phải đối mặt.

Ông sống và viết lách hồi cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, thời kỳ mệnh danh là “Tiểu Băng Hà” (Little Ice Age), khi cái lạnh bất thường và mưa to gió lớn đã khiến mùa màng thất bát và thiếu lương thực. Archer nói: “Tôi nghĩ là chúng ta cho rằng các nhà văn và nghệ sĩ là những người xa rời với mối quan tâm hằng ngày của những người đương thời. Nhưng đa số các nhà văn đều có mối quan tâm lớn – và đó chính là khả năng sáng tạo của họ.”

Bà Archer tranh luận rằng kiến thức về sự bất an thực phẩm của thời đó có thể có cái nhìn mới về các vở kịch của Shakespeare, kể cả vở “Coriolanus,” nạn đói đã làm Rôma khốn đốn. Việc bảo vệ thực phẩm trong vở kịch này được coi là thực tế về cuộc nổi dậy của nông dân năm 1607 tại miền Trung du Anh quốc, nơi Shakespeare sinh sống.

THIÊN TÀI W.SHAKESPEAREHọc giả Jonathan Bate, chuyên về Shakespeare, cho biết rằng bà Archer và các cộng sự đã làm công việc giá trị, nói rằng việc nghiên cứu của họ đã “tạo sức ép mới đối với sự tranh luận cũ về tính đương thời của những người bảo vệ việc đầu cơ tích trữ trong vở kịch Coriolanus.”

Bà Archer nói rằng nạn đói cũng góp phần tạo nên tác phẩm “King Lear,” nói về việc quốc vương bất công khi phân phối đất đai cho ba người con gái nên xảy ra chiến tranh. Bà Archer nói: “Trong vở kịch này có cách mô tả rất tinh tế về việc phân chia đất đai cũng liên quan việc ảnh hưởng phân chia lương thực.”

Bà Archer nói rằng nghĩ Shakespeare là thương gia tàn ác không thể phù hợp với khái niệm lãng mạn của nghệ sĩ nhạy cảm, chúng ta không nên xét đoán ông quá gay gắt. Việc tích trữ lương thực là cách ông bảo đảm cho gia đình và láng giềng không bị đói nếu bị mất mùa.

Bà Archer cho biết: “Nhớ Shakespeare là người khao khát mãnh liệt sẽ làm cho ông thành người hơn, càng dễ hiểu hơn, càng phức tạp hơn. Ông không nghĩ đến mình trước và hơn hết là một văn hào. Có thể là một diễn viên – nhưng trước tiên ông là người cha tốt, người chồng tốt và công dân tốt đối với những người ở Stratford.”

Bà Archer nói thêm rằng đài tưởng niệm nhà soạn kịch này ở Nhà thờ Chúa Ba Ngôi tại Stratford đã phản ánh điều này. Đài tưởng niệm này được dựng lên sau khi ông qua đời năm 1616, mô tả Shakespeare đang cầm một túi thực phẩm. Hồi thế kỷ 18, nó được thay thế bằng một đài tưởng niệm mô tả Shakespeare với chiếc nệm có tua và cây bút hình lông chim (quill pen).

Đây là một số câu nổi tiếng của ông:

  1. What’s done can’t be undone. – Điều đã được làm thì không thể lấy lại.
  2. The golden age is before us, not behind us. – Ngày tháng vàng son ở trước chúng ta, không phải ở sau ta.
  3. The empty vessel makes the loudest sound. – Cái vỏ rỗng tạo ra âm thanh lớn nhất.
  4. Better three hours too soon than a minute too late. – Đến sớm ba giờ vẫn hơn là đến muộn một phút.
  5. Conceit in weakest bodies works the strongest. – Tính tự phụ nơi những kẻ yếu nhất sẽ tác động mạnh nhất.
  6. We know what we are, but know not what we may be. – Chúng ta biết mình là ai, nhưng không biết mình sẽ là gì.
  7. There is nothing either good or bad, but thinking makes it so. – Chẳng có gì là xấu hay tốt, nhưng suy nghĩ khiến nó trở thành như vậy.
  8. Ignorance is the curse of God, knowledge is the wing wherewith we fly to Heaven. – Sự ngu dốt là lời nguyền rủa của Chúa, tri thức là đôi cánh đưa chúng ta tới Thiên Đường.
  9. It is not in the stars to hold our destiny but in ourselves. – Chúng ta nắm giữ vận mệnh của chính mình chứ không phải các vì sao.
  10. Laughing faces do not mean that there is absence of sorrow. But it means that they have the ability to deal with it. – Những gương mặt tươi cười không có nghĩa là nỗi buồn không tồn tại. Nhưng có nghĩa là họ có thể chế ngự nó.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Mail.com)

Xem thêm

Ga 18,33-37

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN- LỄ KITÔ VUA, NĂM B, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CN 34BB LỄ KITÔ VUA (Ga 18,33-37) I.TÀI LỆU GỢI Ý             Ngữ cảnh Trong đêm, …