Sự hiểu biết của con người không thể đánh giá hiệu quả của một lần rước lễ, chứ đừng nói đến việc rước lễ thường xuyên. Thánh Lễ là sự mặc khải thần bí về sự chết, sự phục sinh và lên trời của Chúa Kitô. Khi rước lễ, chúng ta cùng chia sẻ những mầu nhiệm vĩnh cửu đầy ý nghĩa này. Hằng ngày linh mục dâng Hy Lễ Thánh Giá, làm mới hy lễ đó mà không đổ máu, vì “Đức Kitô, từ cõi chết sống lại, nay không còn chết nữa; tử thần không còn quyền thống trị.” Đức Kitô đã từng loại bỏ cạm bẫy của sự chết và mặc lấy sự bất tử, một phần thưởng xứng đáng cho cuộc đời đau khổ của Ngài và sự đóng đinh của Ngài.
Khi lãnh nhận Chúa Kitô, ngoài việc được chia sẻ công lao vô hạn của cuộc khổ nạn, sự chết, sự phục sinh và lên trời của Ngài, chúng ta còn được nên một với Ngài qua việc được nuôi dưỡng bởi Bánh Thiên Thần. Chúng ta rũ bỏ lớp bụi vũ trụ nhờ hoạt động của Đấng Cứu Độ trong chúng ta. Được chuyển tải qua bí tích bởi Thiên Chúa, Đấng làm vui linh hồn chúng ta bằng sự hiện diện vinh quang của Ngài, chúng ta trở thành hoàn toàn như Ngài; chúng ta đổi Đất lấy Trời.
Cả cuộc đời Đức Kitô đi vào trong chúng ta khi chúng ta rước lễ. Cuộc đời chiêm niệm, hoạt động, kiên nhẫn vô hạn, tình yêu vĩnh cửu và an bình vô tận của Ngài cũng là của chúng ta theo cách thức thần bí. Ngài dành tình yêu cho chúng ta, Ngài có thể thỏa mãn bằng cách không thiếu gì khi mặc lấy bản chất của chúng ta, ở trong chúng ta với tư cách là Thiên Chúa và Con Người.
Ngài cư ngụ trong chúng ta với niềm khao khát vĩnh viễn về vinh quang của Chúa Cha, và sự hoàn toàn tuân theo ý muốn của Chúa Cha. Ngài đã từng cầu xin cho chúng ta, trong khi yêu cầu chúng ta phục vụ Ngài theo cách thức yêu thương và bền chí. Ngài thanh tẩy tình yêu của chúng ta và làm đẹp tâm hồn chúng ta. Với khát khao không ngừng và lòng dũng cảm mãnh liệt, Ngài cầu xin Chúa Cha ban cho món quà tương xứng tự do hơn – về phần Nhiệm Thể của Ngài và các thành viên – với ân sủng mà Ngài đại lượng trao ban cho họ; làm tràn ngập tâm hồn họ bằng niềm vui, làm cho các thiên thần sung sướng càng ngày càng tăng và không ngừng. Đó là sự sống của Chúa Giêsu Thánh Thể trong chúng ta.
Theo nguyên tắc hoạt động phát triển tinh thần của chúng ta, Ngài không bao giờ mệt mỏi khi thúc giục chúng ta “chấp thuận những điều tốt hơn.” Theo lòng thành kính của chúng ta, Ngài đã truyền bá cuộc đời Ngài, ban tặng món quà của Ngài tương ứng với tình yêu của chúng ta dành cho Ngài. Điều Ngài mong muốn nhất là cuộc sống của chúng ta phản ánh cách sống của Ngài, mọi hành động của chúng ta đều là bằng chứng thuyết phục về sự kết hiệp mật thiết với Ngài. Nhận thức của chúng ta về sự phát triển của cuộc sống bên trong chúng ta, và việc chúng ta sống điều đó, sẽ thể hiện bằng niềm vui hay nỗi buồn của chúng ta.
Chúng ta không thể sở hữu Đức Kitô một cách có ý thức nếu không cảm nghiệm và lan tỏa niềm vui. Đúng vậy, điều đó sẽ không liên tục và có phần thay đổi, khác với niềm vui sẽ là của chúng ta sau này. Điều đó sẽ khác với (mặc dù vẫn giống với) niềm vui cùng với việc sở hữu Chúa Thánh Thần, Đấng mở cổng hạnh phúc trên Thiên Đàng và làm căng phồng những đỉnh cao không thể đo lường, sự phảng phất mà linh hồn thanh thản vượt màn sương và bóng tối. Nhưng niềm vui này, nảy sinh từ sự sở hữu có ý thức về Đức Kitô, làm nhẹ gánh nặng thử thách nội tại và xoa dịu nỗi đau khó chịu ngoại tại. Nỗi buồn không bao giờ có thể làm chán nản một linh hồn mà Đức Kitô đang ngự trị bên trong, đó là một thực tại bất biến, thay vì thất thường. Đức tin trở nên mạnh mẽ nơi linh hồn như vậy – Đức Kitô cuốn hút linh hồn đó.
Nghịch lý như có thể, nỗi buồn sẽ làm mất đi niềm vui này. Theo bản năng, con tim sẽ vượt qua nỗi buồn đau đớn khi tâm trí chiêm ngưỡng Đức Kitô, Đấng đã thử thách kẻ thù cay nghiệt nhất đã kết tội Ngài. Đức Kitô là Đấng tự thánh hóa, về bản thể được kết hợp với các phàm nhân yếu đuối đáng thương đã bị ô uế bởi thường xuyên phạm tội. Sự phản ánh cũng vậy, về khả năng tái phạm sau khi đón nhận Đấng Cứu Độ vô tội, không nhận ra lý tưởng rằng sự hiện diện của Ngài trong chúng ta có mọi quyền yêu cầu chúng ta nhận ra, và việc cân nhắc xem Ngài phải trả giá gì để cứu chuộc chúng ta, sự buồn tẻ của chúng ta, chậm hiểu giáo huấn của Ngài, chưa kể đến sự thất bại thảm hại của chúng ta trong việc điều chỉnh cuộc sống – các suy nghĩ như vậy sẽ đi qua linh hồn với cảm giác sâu sắc về tội, truyền cảm hứng sám hối lâu dài, và sẽ cân bằng chúng ta với sự hiểu biết về sự bất xứng khi tôn thờ Thiên Chúa.
Xen lẫn với nỗi buồn này sẽ là nỗi sợ xúc phạm đến Tình Thương Vô Hạn của Thiên Chúa. Nó sẽ khuấy động tâm hồn chúng ta đến tận cùng sâu thẳm với nỗi sợ hãi rằng chúng ta có thể sa vào một thói quen cũ của tội lỗi, hoặc xu hướng phạm một tội cụ thể nào đó – ví dụ, muốn trả thù về sự bất công, hoặc niềm đam mê về thú vui thế tục – mặc dù có sự giúp đỡ của ân sủng, chúng ta vẫn có thể mau chóng sa vào tay kẻ thù và khiến chúng ta rời xa Thiên Chúa.
Để tiếp tục đời sống bí tích, chúng ta phải xua đuổi nỗi sợ hãi này bằng cách tăng trưởng trong tình yêu Chúa Kitô. Thiên Chúa là tình yêu. Sự Nhập Thể là mầu nhiệm tình yêu mà con người sẽ chẳng bao giờ hiểu được. Theo tình yêu của Đức Kitô dành cho chúng ta, mức độ xứng đáng của việc chúng ta tiếp nhận Ngài phụ thuộc chủ yếu vào tình yêu của chúng ta dành cho Ngài. Tình yêu là ân sủng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tuân theo ý Chúa, mở rộng và thúc đẩy linh hồn, đồng thời làm cho linh hồn có khả năng sung mãn hơn về sự sống Thánh Thể của Đấng Cứu Độ.
Tình yêu của chúng ta đối với Đức Kitô không mạnh hơn sự đánh giá của chúng ta về tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Ngài khao khát chúng ta thì chúng ta phải khao khát Ngài. Ngài tìm kiếm chúng ta thì chúng ta phải tìm kiếm Ngài. Đúng vậy, Ngài thức tỉnh chúng ta khao khát Ngài, nhưng chúng ta phải gia tăng niềm khao khát đó đến mức tối đa, và được ân sủng trợ giúp, chúng ta khao khát phúc lành cao cả nhất của Thiên Chúa: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.” (Mt 5:6)
Sự khao khát không ngừng này đối với sự kết hiệp mật thiết nhất với Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ làm cho chúng ta thêm can đảm trong việc nỗ lực “sửa chữa những việc làm của xác thịt bởi Thánh Linh,” và sẽ là áo giáp kiên cố nhất giúp chúng ta chống lại thế gian và thú vui quyến rũ của nó. Ước muốn của chúng ta càng bắt kịp sự mở rộng của sự sống Đức Kitô bên trong chúng ta, chúng ta càng nhìn thấy rõ điều đó, và chúng ta sẽ càng thích hợp hơn với thiết kế của Ngài dành cho chúng ta.
Một lần nữa, để phát triển sự sống của Ngài viên mãn trong chúng ta, linh hồn được soi sáng bởi Sự Hiện Hữu của Thiên Chúa phải nuôi dưỡng năng lượng tâm linh bằng cách thường xuyên chiêm niệm về tình yêu vô hạn của Ngài. Theo điều thần bí khơi gợi từ thụ tạo, đức tin cao nhất và thuần khiết nhất, lời cầu nguyện của linh hồn phải là: “Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho con.” (Lc 17:5) Bởi vì khi đức tin lớn mạnh thì tầm nhìn mở ra rộng lớn hơn.
Tầm nhìn về sức mạnh chống lại sự cám dỗ này sẽ có ích cho linh hồn chúng ta biết bao nếu chúng ta nhìn nó bằng cái nhìn kéo dài và tập trung để chúng ta có thể sống trong sự rực rỡ thần thánh của nó! Chúng ta sẽ tự chứng minh một cách dễ dàng nhất và gieo rắc những hạt giống đức hạnh xung quanh chúng ta! Khi chúng ta bước đi trong ánh sáng rực rỡ kỳ diệu của Thiên Chúa ngự trị trong chúng ta, điều đó có thể xảy ra, ý thức của Thiên Chúa sẽ gợi hứng cho chúng ta chỉ sống cho một mình Ngài, trong sự mới mẻ của cuộc sống một cách an bình, thanh thản, và sẽ tạo cho chúng ta nguồn sức mạnh tâm linh thực sự để chống lại kẻ thù. Sự kết hợp không thể tách rời với con người là mục tiêu của Sự Nhập Thể và là lý do để Đức Kitô ở nơi Nhà Tạm. Trên bàn thờ, Ngài dõi theo chúng ta với tình yêu không gì sánh được.
Để đáp lại tình yêu này theo cách hữu hạn của chính mình, chúng ta phải luôn cố gắng đạt được sự kết hợp bất khả phân ly đó, với cả sự sống của Đức Kitô đang hoạt động với chúng ta, ràng buộc Thiên Chúa tình yêu, trung tâm của mọi sự sống đích thực, hằng lôi kéo chúng ta thuộc về Ngài. Cuộc sống của chúng ta ở đây, dù không hoàn hảo, có thể sánh ngang với niềm vui, sự bình an và vinh quang sẽ là của chúng ta khi chúng ta cùng với mọi phẩm trật trên trời ca vang bài thánh ca vĩnh cửu: “Lạy Thiên Chúa, Đấng Thánh Toàn Năng và Hằng Sống, xin thương xót chúng con.”
JOHN A. KANE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Đêm 20-04-2021