Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXV Thường Niên, năm A, của Trần Đình Phan Tiến

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXV Thường Niên, năm A, của Trần Đình Phan Tiến

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 25 TN ( A) 2020

(Mt 20, 1- 16a)

TRÊN CẢ SỰ CÔNG BẰNG

mt20116aThưa quý vị, và các bạn, Thiên Chúa đứng trên sự công bằng, đó là tình yêu, vâng, vì nếu luật công bằng mà thôi , thì mặc nhiên sự sống tiêu vong. Vì luật “Cũ” tức Cựu Ứơc, “mắt đền mắt, răng đền răng”, thì thế giới sẽ què quặt, nhân sinh sẽ đui mù hết. Luật công bằng là “ăn miếng trả miếng”, xem chừng là “đúng”, vâng sự đúng , thì gọi là “ công lý”, nhưng có một thứ đứng trên công lý, đó là “TÌNH YÊU”. Công lý là cán cân, nhưng tình yêu là “LÒNG THƯƠNG XÓT” là điều mà Thiên Chúa muốn nhân sinh phải thực thi.

Nếu như, Thiên Chúa đối xử với nhân sinh bằng công lý, tức chân lý không thôi, thì chắc chắn Thiên Chúa không dựng nên nhân loại, vì thiên thần phạm tội, Thiên Chúa cũng không tiêu diệt, huống hồ chi con người.

Nếu Thiên Chúa chỉ dùng “lý”, thì mặc nhiên sự sống trần thế không tồn tại, bởi vì, nhân trần nào xứng đáng với cái lý của Thiên Chúa. Thiên Chúa “tính toán bằng tình thương và đo lường bằng sự độ lượng”. Nói như thế, không phải cứ tha hồ xúc phạm rồi xin tha thứ. Thiên Chúa dùng chân lý để tạo dựng, nhưng dùng tình thương để cứu chuộc.

Bởi vì, tình thương là “LÒNG” của Thiên Chúa. Chứng minh rằng: satan là thiên thần phản nghịch, nhưng , Thiên Chúa không chém đầu satan, hoặc nhốt nó trong hầm tối. Nhưng, Thiên Chúa vẫn cho nó tự do. Vì , đó là Bản Tính Thiên Chúa,  vâng Thiên là ” Trời”, mà Trời là Tự Do. Chúa là ”Chủ”, vâng, “Ông Chủ “ của sự Tự Do, đó là THIÊN CHÚA. Thiên Chúa làm chủ sự tự do, vì Ngài tạo thành sự tự do. Vâng, sự tự do màThiên Chúa tạo thành đó là “chân lý và tình thương”.

Chân lý là sự vâng lời, và tình thương là sự tự do, như vậy, “tự do” trong vâng lời, và “vâng lời” trong tự do, đó là chân lý và tình thương. Vì , nếu “ vâng lời” mà không có tự do là ”nô lệ”, ”tự do” không có vâng lời là “hỗn loạn”. Như vậy, sự tự do phải có “trật tự” đó là ”vâng lời”, vì tự do không có trật tự thì sinh ra hỗn loạn. Trật tự không có tình thương là nô lệ.

Như vậy, “chân lý và tình thương” ở nơi Thiên Chúa là “ tự do và vâng lời”, hai yếu tố nầy tưởng chừng mâu thuẫn với nhau , nhưng, kỳ thực rất logic. Bởi vì, “ lý và tình” là hai mà một, nếu chỉ có “Tình” không thôi thì sinh ra mất trật tự, tức hỗn loạn. Nếu chỉ có “Lý” không thôi, thì sinh ra “áp bức, bất công”.

Nếu một đất nước cư xử thiếu tình thương, thì đất nước ấy “độc đoán, độc tài”, gian ác. Dẫn đến một cơ chế hà khắc, như thời Tần Thủy Hoàng , bên Trung Hoa, dẫn đến những chủ nghĩa cực đoan. Nghĩa là coi sinh mạng con người như cỏ rác.Họ chỉ dùng cái lý nhân sinh, chứ họ không dùng tình thương để cai trị.

Đối với Thiên Chúa, chân lý chính là tình thương, tình thương là lý đoán của Ngài, chứ không phải chỉ dùng “ Lý” không thôi.

Nếu, tất cả mọi sự thật đều ở chân lý, chân lý là Thiên Chúa. Bất cứ cơ chế , thể chế cầm quyền nào đều nằm trong một chân lý, đó là Thiên Chúa, vì chân lý không có hai. Nhưng, những cơ chế nào dùng chân lý tình thương, thì chân lý ấy mới đúng được, nghĩa là chân lý ấy mới đi vào quỹ đạo của Thiên Chúa.Vì, nguồn gốc chân lý là “ Tình Thương”, chứ không phải là “Lý”.

Vì, nếu xử lý không thôi sẽ sinh ra tội ác, nhưng, nếu dùng tình cảm, đối xử bằng tình thương sẽ “lay động” đối phương. Tình xem ra nhu nhược, vì sự mềm yếu của nó, nhưng thật ra” lạt mềm buộc chặt”.  “Nước “ bản chất là mềm, nhưng không yếu. Như, chúng ta biết, sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. Chứ không phải là “đá”, đá cứng , nhưng không tuần hoàn. Vì, đặc tính của đá không thay đổi, Chúa Giêsu xây dựng Hội Thánh của Người trên đá, là nói lên sự vững bền, không thay đổi, không có tuần hoàn, không bị cuốn trôi.

Nhưng, tình thương của Thiên Chúa như dòng suối chảy mãi không ngừng, dòng suối của “ Lòng Thương Xót”, một tình thương vô biên, để xoa dịu nỗi đau thương từ nỗi khổ đau của nhân sinh do tội lỗi gây ra. Loài người cứ sinh tồn mãi mãi cho đến khi tận cùng. Nỗi đau thương của nhân loại cũng không vơi cạn, thì tình thương của Thiên Chúa cũng chảy mãi không ngừng.

Như vậy, sự so đo toan tính của con người nhân thế phải dựa vào sự công bằng, vì vật chất khỏi thua thiệt, dẫn đến đòi hỏi để lấy lại những gì đã mất.Từ đó sinh ra đảo lộn xã hội. Công bằng dường như là sự khôn ngoan của xã hội trần thế, cũng chỉ để gìn giữ tài sản vật chất. Nhưng tính công bằng còn có đức tính giáo dục khỏi tham lam, vì nếu lấy của ai một đồng, phải đền trả một đồng. Tính công bằng tạo nên sự liêm chính, thanh thoát, thanh cao, xem nhẹ của cải vật chất, vì tính công bằng cũng là công giáo tính, nhưng đừng ghen tỵ, so đo. Tính công bằng làm nên một thế giới trật tự.

Nhưng, vượt trên sự công bằng là tình thương, tình thương cao cả hơn sự công bằng, tình thương bắt nguồn từ Thiên Chúa, đó là bác ái Kitô giáo.

Chúng ta thấy nội dung Tin Mừng (Mt 20, 1-16a) hôm nay trình thuật một dụ ngôn, một câu chuyện mà chính Chúa Giêsu muốn chúng ta thực thi.

Qua nội dung Tin Mừng Chúa Giêsu cho chúng ta biết Nước Trời chính là “Lòng Chúa Thương Xót”, Thiên Chúa luôn công bằng với mọi người, cũng vì tình thương, thì thiên Chúa cũng muốn con người đối xử với nhau cũng bằng tình thương.không ganh tỵ nhiều ít, được mất, vì của cải hay công sức của chúng ta đều do Thiên Chúa ban.Thiên Chúa nhìn thấy và ban cho mọi người như nhau không dư thừa, không thiếu thốn. Công trạng mà Người muốn trả cho chúng ta cũng một đồng, người đến trước cũng như người đến sau, vâng, đó là sự công bằng tuyệt đối vì tình yêu , mà Thiên Chúa dành cho con người. Đối với Thiên Chúa không ai nhiều hơn ai, Nước Trời không phải cái chợ đời kinh doanh, mà là nơi tình thương của Thiên Chúa đồng nhất. ân huệ như nhau. Không phải người theo đạo 100 năm , thì nhiều công lao hơn người theo đạo 10 năm. Thiên Chúa không căn cứ vào thời gian mà tính toán. Nhưng, người được giao nhiều, lãnh nhận nhiều, thì đền trả nhiều, lãnh nhận ít,thì đền trả ít, không lãnh nhận thì không đền trả. Kitô giáo không dùng từ ngữ “nhân quả”, nhưng chân lý “nhân quả” không thể không có. Ơn rửa Tội là “một đồng” ân sủng như nhau, nhưng , ông trùm có công nhiều hơn người giáo dân, thì khi ra trước tòa Chúa, ông trùm ấy không thể đòi tiền công nhiều hơn người kia, bởi vì, Thiên Chúa không mắc nợ ông trùm, nhưng công ông đóng góp cho giáo xứ, thì ông được trả công hằng ngày rồi. Trùm chức, giúp việc nhà xứ không thể đòi hỏi gì khi ra trước tòa Chúa. Chúng ta nhớ lại đồng xu của bà góa nghèo thì nhiều hơn những đồng tiền vàng dâng cúng của người giàu. Việc dâng cúng là do lòng hảo tâm, không phải vì giấy khen, hay bằng cấp.

Vì, nhà thờ có thể không xây dựng thì vẫn thờ phượng Thiên Chúa, nhà thờ là do chúng ta muốn xây dựng kiên cố, hay to đẹp. To đẹp là theo nhãn quan của trần thế. Thiên Chúa muốn cho tâm hồn chúng ta “to đẹp”, đó là lòng bác ái cao thượng, sự công bằng bởi tình thương, sự thờ phượng Thiên Chúa bằng việc thực thi Lời Chúa. Thiên Chúa chỉ muốn đền thờ tâm hồn con người biết yêu thương.Nhà thờ to đẹp chỉ cho chúng ta hưởng thụ, ngồi mát , ngồi êm là cho chúng ta. Vì vậy, Bàn Thờ là chính Chúa Giêsu, Lễ Vật cũng chính Chúa Giêsu, Chủ Tế cũng chính Chúa Giêsu, thì cần gì nhà thờ to đẹp.

Theo đó, việc đóng góp xây dựng nhà Chúa là cho con người, vì con người chúng ta, không phải cho Chúa, vì Chúa.Làm thế nào, ngôi nhà thờ vật chất cũng chỉ là nơi quy tụ người tín hữu, không phải nơi Chúa ở. Để  làm sao tâm hồn con người là nhà thờ, là bàn thờ và là lễ vật và chính họ thượng tiến lên Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu- Kitô mà thôi.Đó là nhà thờ đích thật.

Nhưng , cần nơi quy tụ là một khoảng sân rộng bao nhiêu có thể, chỉ cần che nắng, che mưa theo kiểu di dộng, và nơi bàn thờ có mái che tử tế là đủ để cử hành Thánh Lễ. Chúa ở trong tâm hồn, tâm trí, chúng ta thì không ai lấy mất được.Chúa chỉ ngự nơi nhà tạm nhỏ bé là đủ, Người không ở nơi uy nghi cung điện trần thế đâu. Gíao xứ là Giáo Hội thu nhỏ, nhưng đừng biến giáo xứ thành một căn cứ địa hay lâu đài trần thế tội nghiệp cho Chúa.

Cần đất rộng để quy tụ đoàn chiên, nhưng không cần xây nhà thờ thật hoành tráng, vì nơi nào có hai, ba người họp lại nhân Danh Chua thì Người ở giữa họ.Làm thế nào để Lời Chúa thấm vào tâm hồn thế nhân và các cha khỏi bận bịu xin giỏ mỗi khi nhà thờ xuống cấp. Ứơc mong sao, mỗi giáo phận chỉ có một nhà thờ chính tòa là đủ, để việc xin trợ giúp xây nhà thờ không phải là chuyện cần làm. Để khỏi bận bịu khánh thành, khai trương, tiệc tùng, đình đám phô trương như người ngoại giáo. Cũng nhờ ơn Chúa, vừa qua Bộ Truyền giáo đã chỉ thị CHO TẤT CẢ CÁC GIÁO XỨ TRÊN HOÀN CẦU xây dựng, củng cố lại việc điều hành giáo xứ. Vì , thật ra hiện nay các Nước châu Âu họ không kêu gọi xây nhà thờ, mà là bán nhà thờ. Nhà thờ to đẹp là một kiến trúc tôn giáo, biểu tượng niềm tin, nhưng nếu “trống rỗng” về tinh thần, thì cũng chỉ là “kho chứa hàng”, vì, Thiên Chúa không ngự trong nhà thờ. Chúa Giêsu đuổi những người buôn bán trong Đền thờ Gie6rusalem không phải Người khuyến khích xây nhà thờ, mà là Chúa đuồi ma quỷ trong tâm hồn chúng ta ra, vì “ Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện” là tòa nhà tâm hồn tín hữu, không phải nhà thờ vật chất.

Ứơc mong sao nhiều giáo xứ được thành lập, nhưng diện tích càng rộng càng tốt, không cần xây nhà thờ to đẹp, chỉ cần có khuôn viên và lều tạm là đủ. Bàn thờ cũng có thể di dộng, nhà tạm cần kiên cố và Thánh giá không cần cao, nơi đó tự do ra vào suốt ngày đêm, ai muốn chạy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể bao lâu cũng được, trừ giờ Lễ, nhà thờ không cần khóa cổng, không cần đồ lễ, đồ thờ đắt tiền, như thế không sợ trôm cướp.

Nhà thờ, nơi quy tụ để thờ Thiên Chúa trong tâm hồn nhân thế, chứ không phải nơi trưng bày trang trí những thứ vô tri.Vì, sự công bằng và bác ái Kitô giáo không lệ thuộc vào nhà thờ to đẹp.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy cho chúng con biết Nước Trời là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, chứ không phải là ganh tỵ , so đo, xin cho chúng con biết thấm nhuần Lời Chúa dạy và thi hành điều Chúa truyền là lòng bác ái Ki-tô giáo, để chúng con được vào Nước Trời mai ngày./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …