Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật II Mùa Vọng, năm A, của Phêrô Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật II Mùa Vọng, năm A, của Phêrô Trần Đình Phan Tiến

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG (A) 2019

(Mt 3, 1-12)

 Kêu gọi sám hối !

12-5-2019 6-58-32 PMThưa quý vị, thưa các bạn Đức Tin được định nghĩa là: “ Kiếm tìm sự hiểu biết”. Như vậy, Đức Tin chính là : “ Nguồn cội của tri thức”, người ta thường nói :” Tri thức là sức mạnh”. Nhưng, người ta lại lập lờ đánh lận con đen, khi cho rằng “ khoa học là tri thức”, người ta muốn chối bỏ thực tại của cội nguồn tri thức, đó là ” ĐỨC TIN “, thì người ta thế chỗ cho “ KHOA HỌC” . Như thế, mặc nhiên vô hình trung, người ta “không thể” chối bỏ tri thức, vì vốn dĩ nếu không có tri thức, con người không thể có cuộc sống văn minh được, như vậy loài người không thể tiến bộ.

Theo đó, há “tri thức” không phải là sự hiểu biết của nhân loại đến từ Thiên Chúa hay sao ? Vì, Đức Tin là điều để “kiếm tìm sự hiểu biết”, vậy sự hiểu biết chính là ‘ Chân lý”, mà Thiên Chúa chính là CHÂN LÝ. Vậy tại sao, con người chối bỏ “Tri thức của Đức Tin”, vì Đức Tin là phạm trù siêu nhiên, vì vậy, Đức Tin thuộc về Thiên Chúa, thuộc về Thần Linh. Vì vậy, nhân loại không thuộc Thần Linh, vì là loài hữu hình, nên con người dựa vào “khoa học” là tri thức của họ. Con người xem khoa học là “ chúa” của họ, vì đó là thế giới hữu hình, họ không thể đạt đến thế giới siêu nhiên được, nếu Thiên Chúa không mặc khải cho. Theo đó, Đức Tin là sự mặc khải đến từ Thiên Chúa và sự đáp trả của con người. Cũng có thể gọi Đức Tin là:” Khoa học siêu nhiên của tri thức”. Nhưng,Thiên Chúa không hoàn toàn dùng “LÝ ” để đối xử với nhân loại, mà Người luôn luôn dùng “ TÌNH “ để đối đãi với chúng ta, vì ,Người còn là “TÌNH YÊU” nữa.Vì Người là Thần Chân Lý và là Thiên Chúa của tình yêu.

Vâng, trên hết chính là tình yêu nơi Thiên Chúa, sự khác biệt giữa Thiên Chúa và nhân loại chính là ở điểm nầy. Khi tha nhân xúc phạm đến chúng ta, thì chúng ta dùng lý để chiến thắng, nhưng, chúng ta thường thất bại, còn khi chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa, thì người lại dùng tình để thứ tha cho chúng ta thì Người lại chiến thắng vì có được chúng ta, còn nếu Người dùng lý, thì người hoàn toàn mất chúng ta. Từ đó, suy ra, Thiên Chúa yêu thương nhân loại hơn loài thiên thần, vì khi thiên thần xúc phạm đến Thiên Chúa, thì Người dùng lý mà xử ngay, tại sao Người không cho thiên thần cơ hội là dùng tình để xử. từ đó, chúng ta biết được , vì thiên thần là loài siêu nhiên, giống hình ảnh vô hình của Thiên Chúa, nên thiên thần không có được diễm phúc tha thứ. Thiên Chúa yêu thương loài người, bởi vì họ là loài hữu hình, nhưng được dựng nên bởi siêu nhiên từ Thiên Chúa, vì thế khi loài người sa ngã, Thiên Chúa không đoạn tuyệt như loài thiên thần. Nên chi, loài người luôn còn cơ hội cho đến khi được chính Ngôi Vị Thiên Chúa cứu  chuộc, là Ngôi Hai đã mang lấy chính thân phận loài người như chúng ta hoàn toàn, ngoại trừ tội lỗi, và đến giờ đã định, Người đã giáng trần vì chúng ta. Đó là Mầu Nhiệm Cứu Độ.

Trở lại Lời Chúa hôm nay, khởi đi từ Bài đọc I, (Is 11, 1-10) nói lên hình ảnh của một Ngôi Vị Thiên Chúa sẽ làm thay đổi mọi sự, từ sự dữ hóa ra sự lành. Người sẽ đem đến một nên hòa bình thật sự mà từ nơi Thiên Chúa mới có được. Người được mệnh danh là “Vua Hòa Bình”, một Vị Vua không xét xử chỉ bằng công lý mà bởi tình thương nữa. Người sẽ thiết lập một nền hòa bình thịnh trị trong Vương Quốc của Người, đó là Vương Quốc sự thật và tình thương. Vì lúc đó, khắp địa cầu sẽ tràn ngập trí năng Chúa như dòng nước đầy ngập biển khơi.

Như chúng ta biết, “gậy” giám mục không chỉ tượng trưng cho sự chăn dắt dân Chúa,như chiếc gậy mục tử là người chăn súc vật là con chiên, mà còn  như “ Lời “ của  Chúa để chăn dắt, vì:  “Người sẽ dùng gậy là miệng Người mà đã kích thế gian, lấy hơi thở nơi môi mà diệt gian ác”, rõ ràng (hơi thở nơi môi chính là Thần Khí, tức Chúa Thánh Thần) (Is 11,4)

Như vậy, Đức giám mục không phải chỉ thay thế các thánh Tông Đồ, mà còn là đại diện chính Chúa Giêsu – Kitô  và nhờ quyền năng Thần Khí khi thi hành nhiệm vụ nữa.

Tin Mừng thánh Mat-thêu 3, 1- 12 , hôm nay cho chúng ta thấy một nhân vật “dọn đường “ cho Đấng Cứu Thế đến, Vị Vua Hòa Bình mà Bài đọc I trình thuật cao cả và sẽ thay đổi diện mạo trái đất như vậy, thì nhân loại cần có một điều kiện để đón nhận, đó là “lòng sám hối”, nếu không có lòng sám hối, thì như cây rìu để sẵn gốc cây, sẽ đốn bỏ bất cứ cây nào không sinh quả tốt mà bỏ vào lửa. như vậy nhân vật Tiền Hô cho chúng ta biết “Chân Dung “ Đấng Cứu Thế là : “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước để giục lòng anh em sám hối. Còn Đấng đến sau tôi, thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người, Người sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa và Tay Người sẽ cầm nia rê sạch lúa trong sân,thóc tốt thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.” (c 11- 12)

Như vậy, nhân vật dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến cho chúng ta biết, sự “dọn đường” cho Người chính là dọn tâm hồn tức sám hối nội tâm của chúng ta. Như vậy, mới xứng đáng để một Vị Vua Hòa Bình ngự đến, nếu không chúng ta sẽ bị người rê sạch như lúa lép bị bỏ vào lửa đời đời. Chúng ta thấy, ý nghĩa của Bài Đọc I (Is 11, 1-10) và Đoạn Tin Mừng ( Mt 3, 1-12) hôm nay thật trùng khớp, đọc lên chúng ta thấy ý nghĩa “Vương Quyền” của Đấng Cứu Thế, một Vị VUA Hòa Bình, đồng thời, Người cũng là Vị Vua Công Lý nữa. Người sẽ cầm nia, hay cầm gậy để lý đoán thiên hạ chính là dùng Lời của Người tức là Thần Khí để xét xử. Khí giới của Người chính là “Môi, Miệng” của Người, là dùng Lời chỉ dạy thế gian, nếu ai không nghe thì như lúa lép, bị bỏ vào lửa không hề tắt. như vậy,NIA, GẬY, và HƠI THỞ của Người chính là LỜI và THẦN KHÍ của sự sống hằng hữu vậy.

Theo đó, Bài đọc II, thánh Phao-lô cho chúng ta biết qua thư Rôma (15, 4-9) như sau:” … Vì thế giữa muôn dân, con cất lời cảm tạ , dâng điệu hát cung đàn ca mừng Danh Thánh Chúa.”

Thánh Vịnh 71 cho chúng ta biết “Vương Quốc của Đấng Kitô” là một Vương Quốc thái bình , không có khổ đau, vì trong thực tại, người dân đang sống trong cảnh lầm than , bị ức hiếp, đau khổ, họ đang mong đợi một vương quốc thái bình thật sự đến với họ. Mặc nhiên trong vương quốc ấy, phải có một Vị Vua nhân ái, tràn đầy yêu thương, vì :” Người dân khốn khổ đầy đường, mong Người giải phóng xót thương dân lành”, vâng, và như vậy sự mong đợi một vì vua anh minh, nhân ái là điều hết sức mong mỏi. Chúng ta thấy ” tâm tình mong chờ” ngày xưa của dân Dothai là như vậy, và “ tâm tình “ Mùa Vọng ngày nay của chúng ta như thế nào ? Chúng ta có mong mỏi một Đấng Cứu Chuộc không? Người đã yêu thương đến với chúng ta lần thứ nhất, và trong giai đoạn nầy, chúng ta sống lại tâm tình kỷ niệm Mùa Vọng lần I, Người đã đến với chúng ta, để chúng ta luôn tỉnh thức chờ đợi Người lại đến với chúng ta lần thứ II trong vinh quang.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trong thế gian lần thứ I vì yêu thương nhân loại tội lỗi, Chúa muốn con người sám hối, để đón nhận Lời Chúa, hầu canh tân cải thiện cuộc đời, để sau khi lìa khỏi nơi chốn tạm là chốn đời đầy bất trắc, họ sẽ có Chúa là chốn tựa nương vĩnh hằng muôn thuở. Xin thương ban cho chúng con sống một Mùa Vọng đầy tràn Thánh Ân bởi Chúa, hầu hướng về một Lễ Giáng Sinh an bình mà chỉ có Chúa mới thoả mãn tâm hồn chúng con./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

26-12-2024 8-42-24 PM

Lời Chúa – Thứ Năm: Thánh Têphanô, Tử Đạo Tiên Khởi | 26/12/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN