Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật 24 Thường Niên, năm C, của Phêrô Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật 24 Thường Niên, năm C, của Phêrô Trần Đình Phan Tiến

 SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 24TN ( C ) 2019

(Lc 15, 1-32)

 THƯƠNG !

9-13-2019 8-39-08 PMThưa quý vị, thưa các bạn, Lời Chúa hôm nay thật dài, chủ đề nói lên “LÒNG THƯƠNG XÓT” của Thiên Chúa.Chủ đề Tin Mừng hôm nay nói rõ về ba dụ ngôn “Lòng Thương Xót” của Thiên Chúa. Vì thế con xin dùng một chữ “ THƯƠNG “ làm đề tựa để cùng quý vị chia sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 24 C hôm nay nhé. Đoạn Tin Mừng hôm nay được đọc trong Chúa Nhật thứ IV Mùa Chay.

Vâng, thưa quý vị, “ Thương “ có nghĩa là “ Đau”, nhưng “đau “ của nghĩa chữ “thương”, thì khác với nghĩa chữ “ thống”. Chữ “ Thống” cũng có nghĩa là “ đau”, nhưng là “đau bệnh”, đau nội tâm, tâm bệnh, hay nội thương, tức đau bên trong, nhưng không có vết thương. Từ “ thống” người ta chỉ cho sự ăn năn đau đớn trong lòng, như “ thống hối”, như vậy từ” thống” mang ý nghĩa “ đau đớn“ tinh thần. Còn từ “ Thương” mang ý nghĩa đau đớn có “ vết thương”, thương có nghĩa là ” đau rát” , từ đó “thương “ đi với “xót”, có nghĩa là đau rát tâm can, như máu chảy có vết thương. Khi chúng ta thống hối với Thiên Chúa, có nghĩa là ăn năn đau đớn, nhưng  không mang “thương tích”. Nhưng, khi Thiên Chúa xót thương chúng ta, thì Ngài “ đau đớn “ hơn chúng ta, Ngài “Đau xót”,có nghĩa là :” đau rát”, có vết thương, như chảy máu thịt da vậy. vậy “ Thương “ có nghĩa là nỗi đau có vết thương, vậy “thương xót” là chữ” xót” nói lên ý nghĩa của chữ “ thương”.

Vâng, “ Lòng Chúa Thương Xót”, hay là “ Lòng Thương Xót” của Thiên Chúa là mang ý nghĩa đó. Như vậy, Thiên Chúa vốn siêu nhiên Cực Thánh, Ngài không biểu lộ cảm xúc như phàm nhân, hữu hình, vì Ngài là Đấng vô biên, vâng, đó là Bản Tính Thiên Chúa, nên chi , Ngài đã “ từ Trời xuống thế”, mặc lấy “ Nhân Tính”, mang bản tính hữu hình qua Đấng Cứu Thế Giêsu- Kitô, một mặc khải siêu nhiên được tỏ lộ hoàn toàn hữu hình cho nhân thế. Vâng, để làm gì, thưa quý vị? Vâng, thưa để  biểu lộ cách tỏ tường của Ngài qua  “ lòng thương Xót” cách cụ thể thế nhân tội lỗi. Vâng, đó chính là “ Mầu Nhiệm Cứu Độ”, “ Mầu Nhiệm Thập giá” của Đức Giêsu- Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa làm Người để “ở với” nhân loại.

Vâng, Thiên Chúa muốn thực hiện “LÒNG THƯƠNG XÓT” cụ thể như thế, thì Thiên Chúa phải đến để “ ở với” nhân loại, không còn cách nào khác hơn. Vì vậy, “ Chương Trình “ LÒNG THƯƠNG XÓT” của Thiên Chúa không phải là một “ phong trào” như nhiều người nghĩ, mà là một “ CHƯƠNG TRÌNH “, vâng, chương trình cụ thể đã có từ sau khi thọ nhân phản nghịch, vì vậy, Đức Mẹ đã cảm nghiệm sâu sắc sau khi thưa tiếng” xin vâng”, để vang vọng lời “ngợi khen” “Mangificat” kiệt tác trong đó có câu ”Lòng Thương xót Chúa trải qua đời nọ tới đời kia, dành cho những ai biết kính sợ Người” . Không phải đến đời thánh Faustina hay thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II mói có Lòng Thương Xót, nhưng nhờ các ngài cổ vũ chương trình Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, để lớn mạnh, chứ không phải phong trào.

Vì,Thiên Chúa không thương xót kẻ ”phản nghịch”, chắc chắn là vậy, vì kẻ phản nghịch không biết thống hối, vì nó là satan.

Qua Lời Tin Mừng, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy, Thiên Chúa luôn tìm kiếm sự nhỏ bé, côi cút, ít oi, nói không muốn nói là “tầm thường”, như “Dụ ngôn con chiên đi lạc”, “Đồng tiền bị mất” , rồi đến “ Người cha nhân hậu”, tức là ” Đứa con hoang đàng”. Vâng, Thiên Chúa là như thế, Ngài không tìm sự giàu sang, cao cấp, vinh hiển, mà là tìm những sự bé mọn, vâng, đó là vì “  LÒNG XÓT THƯƠNG”.

Nếu không có “Lòng Xót thương”, thì không thể có lòng nhân hậu thật sự được. Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” nói rất rõ, nói chi tiết, nói hết câu truyện nhân hậu, tấm lòng của người cha đối với đứa con phung phá. Nhưng, nơi nhân vật “người cha” ấy, phải chăng là sự “ lẩm cẩm” của một ông già, không , hoàn toàn không phải , mà là tấm “ Lòng xót thương” của Đấng Tạo Hóa đối với loài người thụ tạo.

Lòng thương xót của Thiên Chúa quên đi tội lỗi của người tội nhân, khi họ quay về với Ngài, vì Ngài là Thiên Chúa , Ngài có tất cả, Ngài chỉ cần sự “ thống hối”, và người con tội lỗi đã có tâm tình nầy, anh ta đánh mất tất cả, nhưng anh ta còn “ lòng tin”. Anh ta tin rằng, Người Cha của anh ta tốt hơn tất cả, và anh ta “can đảm” quay về. Người cha không cần tiền bạc, vì khoản tiền mà người con phung phá không thấm gì với của cải người cha có, nhưng anh ta mang về được điều mà người cha cần, đó là” sự tha thứ” của người cha qua “Lòng Thương Xót” của ông.

Như vậy, kẻ tội lỗi biết thống hối ăn năn là họ đã “xoa dịu, hay là ” làm lành ” được “ vết thương lòng của Thiên Chúa.

Như vậy, người con cả không làm được điều nầy, vì anh ta nghĩ rằng anh ta “ làm đúng”, có thể anh ta ngoan , làm lợi cho người cha về của cải vật chất, nhưng, về tình thần, anh ta không làm được điều mà người cha cần.Đó là tấm lòng “THƯƠNG XÓT”.

Qua Thánh giá Chúa Giêsu, Thiên Chúa biểu lộ “ LÒNG THƯƠNG XÓT” cụ thể và trọn hảo nhất, bởi vì, trên sự tủi nhục của Thập giá, không vết “đau thương” nhãn tiền nào bằng Cạnh Nương Long của Người bị đâm thâm cùng với Mão Gai và Đinh Sắt ở Tứ Chi của Người.

Thánh Vịnh 50 hôm nay, cho chúng ta biết “tội nhân “ Đavit đã đau đớn, thống hối như thế nào với Thiên Chúa, đến độ Ngài thứ tha, Vua Đavit đã chạm được “ Lòng Thương Xót” của Thiên Chúa, chạm được “chổ đau” của Ngài.

“ … Chúa ôi, thương xót thân tôi, theo lòng lân mẫn của Ngài đoái thương …” (TV 50, c 3)

Vâng, chỉ có thế thôi , như câu :” Thưa Cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến Cha, con không đáng làm con cha nữa”. (Lc 15, 21)

Như vậy, thống hối là “ nhìn nhận cách chân thành” tự đáy lòng mình.Thiên Chúa yêu thương chúng ta và biết bao lần chúng ta xúc phạm đến Ngài, nhưng Thiên Chúa hằng “ XÓT THƯƠNG “ , vì nếu, Thiên Chúa không Xót thương, thì không bao giờ có tha thứ.

Lòng Thương Xót còn đòi hỏi yếu tố “can đảm”, như Đức Thánh Cha Phanxico vừa qua đã nói với hàng linh mục Modambique rằng :” Liệu một mục tử tốt lành có thể dửng dưng trước bất công không ? ”

Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, qua cuộc khổ nạn của Đức Giêsu – Kitô, xin Cha Thương Xót chúng con và toàn thế giới. Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin tín thác vào Chúa./. Amen

Xin cầu nguyện âm thầm cách riêng cho cha Giuse Trần Đình Long, tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót.

15/09/2019

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

21-11-2024 10-08-06 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần XXXIII Mùa Thường Niên 22/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN