Home / Chia Sẻ / NGÔI NHÀ Ở CA-PHÁC-NA-UM

NGÔI NHÀ Ở CA-PHÁC-NA-UM

NGÔI NHÀ Ở CA-PHÁC-NA-UMDi tích nơi ở đơn giản của Chúa Giêsu ở Ca-phác-na-um cho biết cách bắt đầu của Kitô giáo.

Chúa Giêsu đã sống ở một làng nhỏ tại Ca-phác-na-um bên bờ biển Galilê. Tại đây, trong thời kỳ đầu của Kitô giáo, Ngài bắt đầu sứ vụ tại hội đường (Mc 1:21), kêu gọi các tông đồ đầu tiên (Mc 1:16–20) và trở nên nổi tiếng về quyền năng chữa các bệnh tật (Mc 3:1–5).

Các du khách đầu tiên tới nơi này đã nhận thấy khu di tích đẹp được bảo tồn là hội đường cổ mà nhiều người tin đó là nơi giảng dạy đầu tiên của Chúa Giêsu. Nhưng một chi tiết quan trọng về cách bắt đầu của Kitô giáo thì vẫn còn là vấn đề: Chúa Giêsu đã thực sự sống ở đâu trong vùng đó? Nhà của Thánh Phêrô ở đâu, nơi mà Kinh Thánh cho biết có là nhà của Chúa Giêsu ở Ca-phác-na-um (Mt 8:14–16)?

Các nhà khảo cổ Ý làm việc tại Ca-phác-na-um có thể đã phát hiện di tích ngôi nhà đơn sơ của Thánh Phêrô mà Chúa Giêsu gọi là nhà khi ở Ca-phác-na-um. (Ngôi nhà này của Thánh Phêrô là nơi được phát hiện đầu tiên từ hơn 25 năm trước).

Bên dưới di tích này là ngôi nhà thờ tử đạo hình bát giác của Giáo Hội Byzantine, các nhà khảo cổ thấy phần đổ nát có từ thế kỷ I trước công nguyên.

Ngôi nhà đơn giản, vách thô sơ và mái bằng đất trộn rơm. Cũng như hầu hết các ngôi nhà thời kỳ đầu của đế quốc Rôma, nó có một số phòng nhỏ bên hai sân. Mặc dù sau đó người ta thấy là một trong các phát hiện khảo cổ thú vị nhất, ngôi nhà vẫn có vẻ khá bình thường. Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ, đó là loại nhà thời giữa thế kỷ I sau công nguyên, và rất có thể là nhà của Thánh Phêrô, nhà của Chúa Giêsu ở Ca-phác-na-um.

Trong những năm sau khi Chúa Giêsu chịu chết rồi sống lại và lên trời, ngôi nhà này thay đổi nhiều. Phòng chính của ngôi nhà được làm bằng thạch cao từ mái tới trần – dạng hiếm thấy ở các ngôi nhà hồi đó. Khoảng thời gian đó, các dụng cụ bằng gốm (chén bát, bình và đèn dầu) của ngôi nhà được giữ trong kho. Sự thay đổi như vậy cho thấy rằng ngôi nhà không còn là nơi ở, mà là nơi hội họp, rất có thể các Kitô hữu đầu tiên đã tụ họp tại đây, một yếu tố quan trọng liên quan cách bắt đầu của Kitô giáo. Theo các phát hiện khảo cổ về Kinh Thánh, các chi tiết nhỏ thường thuyết phục nhất có liên quan các sự kiện và đặc tính về Kinh Thánh.

Chẳng hạn, các nhà khảo cổ thấy rằng trong các thế kỷ sau đó, các phòng làm bằng thạch cao đã được tu sửa và biến thành phòng chính của Giáo Hội thời sơ khai. Vách tường đá cũ của phòng được chống đỡ bằng một cổng vòm hai tầng, và có mái đá mới. Phòng được làm lại bằng thạch cao và sơn phết nhiều màu với hoa văn và kiểu hình học.

Cách thức chính của ngôi nhà khi hiểu cách bắt đầu của Kitô giáo được xác định bằng hằng trăm kiểu nghệ thuật graffiti (hình vẽ và chữ viết) trên vách tường. Đa số chữ khắc đều cho biết rằng “Chúa Giêsu Kitô giúp gia nhân” hoặc “Đức Kitô thương xót”. Chữ viết bằng tiếng Hy Lạp, Syria hoặc Do Thái, đôi khi kèm theo các chữ thập nhỏ hoặc con thuyền. Các nhà khảo cổ nói rằng tên của Thánh Phêrô được đề cập vài chỗ, mặc dù nhiều học giả ngày nay không đồng ý.

Ngôi nhà đơn giản của Giáo Hội này có hơn 300 năm trước khi được thay thế bằng nhà thờ tử đạo hình bát giác vào thế kỷ V, hữu ích trong việc xác định cách bắt đầu của Kitô giáo. Nhà thờ bát giác này được xây dựng để ghi nhớ một nơi quan trọng, như ngôi nhà nguyên thủy của Thánh Phêrô đã từng hiện hữu ở đó. Bên trong ngôi nhà bát giác này ở ngay trên chính căn phòng của ngôi nhà từ thế kỷ I được làm thành phòng chính của Giáo Hội thời sơ khai.

Các phát hiện khảo cổ Kinh Thánh không là trường hợp đặc biệt. Mặc dù không có bằng chứng xác thực trong trường hợp này liên quan ngôi nhà của Thánh Phêrô, nhưng có chứng cớ ủng hộ tầm quan trọng của Kitô giáo, liên quan nơi ở của Chúa Giêsu ở Ca-phác-na-um và tông đồ thân tín Phêrô. Nếu nó không liên quan Chúa Giêsu và Phêrô, vậy tại sao ngôi nhà từ thế kỷ I ở Ca-phác-na-um lại là nơi thờ phượng của các Kitô hữu hồi đó?

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ BiblicAlarchaeology.org)

Xem thêm

VIRGIN MARY

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình, Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên, của Lm Minh Anh

  TÒNG THUỘC “Chúng sẽ thành dân thánh của Ta, và Ta sẽ cư ngụ …