Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật V Phục Sinh , của LM Giuse Đỗ Văn Thụy

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật V Phục Sinh , của LM Giuse Đỗ Văn Thụy

CN 5C PS

YÊU NHƯ CHÚA YÊU

(Ga 13,31-35)

5-17-2019 6-14-13 PMThầy ban cho anh em điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga,13,34). Vậy chúng ta đã sống giới răn mới đó như thế nào và tình yêu thương mà chúng ta đang sống đó là tình yêu thương nào?

Nhân loại ngày nay đã sáng chế ra Robot để làm thay con người nhưng Robot không biết yêu mà chỉ là một chiếc máy vô hồn. Trong bài luận văn của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội, đã gây ấn tượng mạnh trong xã hội hôm nay.

Bài văn được viết như sau: có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra robot, và càng ngày, robot càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: đó là trong khi các nhà khoa học đang “vò đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chip “tình cảm” để khiến “những cỗ máy vô tình” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm. Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

Quả thực, nếu con người sống không có tình yêu thì cũng chỉ là một Robot cô độc lạnh lùng mà thôi. Nhân loại ngày nay có thể sáng chế ra Robot để làm thay con người nhưng đáng tiếc Robot thì không có tình yêu, vì nó chỉ là cái máy không hồn. Phải chăng nó cũng là phản ảnh lối sống vô cảm không hồn của con người thời đại hôm nay? Có mọi sự nhưng thiếu tình yêu.
Quả thật Robot ngày nay có thể đọc kinh, hát thánh ca nhưng không có tình yêu trong hành động của mình. Robot ngày nay có thể đi chợ, quét nhà, ru em nhưng vô cảm với công việc của mình. Nói đúng hơn, Robot có thể nói, có thể làm nhưng vô hồn, vô cảm, lạnh lùng vì thiếu tình yêu.
Đạo Công Giáo đặt nền tảng trên tình yêu. Yêu Chúa, yêu người. Yêu Chúa không dừng lại ở việc máy móc đi lễ hay đọc kinh ra rả, nhưng phải yêu Chúa hết lòng hết trí khôn và yêu thương anh em như chính bản thân mình. Chính vì vậy Chúa đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho anh em điều răn mới là ành em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga,13,34

Vậy “Yêu Như Chúa Yêu” là như thế nào?

Với bản tính tự nhiên, chúng ta thường giới hạn tình yêu nơi những người thân cận: Yêu thương những kẻ thuộc về mình như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em và những người yêu thương chúng ta, những người có thể đền đáp công ơn cho chúng ta. Nhưng để yêu như Chúa, chúng ta không được dừng lại ở đó, chính Chúa Giêsu đã nói: “nếu các ngươi yêu thương những kẻ yêu thương các ngươi, thì có công cán gì? Những người thu thuế chẳng làm như thế sao”? (Mt 5,6).

Vì vậy, “Yêu Như Chúa Yêu” là phải đi xa hơn: yêu thương hết mọi người; yêu thương những người không có gì để đền đáp cho chúng ta; yêu thương cả những người bất đồng ý kiến; yêu thương những người không yêu thương chúng ta; thậm chí chúng ta cần phải yêu thương những người ghét bỏ chúng ta, bách hại chúng ta. Đó là tình yêu phổ quát, tình yêu không loại trừ một ai.

“Yêu Như Chúa Yêu” là biết cúi xuống rửa chân cho nhau để bày tỏ một tình yêu sâu thẳm, cho dù người ấy là Giuđa, kẻ phản bội tình yêu.                  

Yêu “Yêu Như Chúa Yêu” là biết hạ mình xuống ngang hàng với người mình yêu để cảm thông, chia sẻ và yêu thương như “bạn hữu thân tình”.            

 Yêu “Yêu Như Chúa Yêu” là “yêu cho đến cùng”, yêu cho đến chết và chết trên thập giá. Vâng, kể từ khi Con Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại cho đến cùng, thì luật yêu thương đã trở thành điều răn mới, mới ở đây chính là yêu “Yêu Như Chúa Yêu”.

Như vậy, yêu “Yêu Như Chúa Yêu” không phải là tình yêu vị kỷ (Eros). Yêu người khác chỉ để lợi dụng, chỉ để chiếm đoạt. Còn Yêu “Yêu Như Chúa Yêu” chính là tình yêu vị tha (Agapé). Agapè là thứ tình yêu xả kỷ, vị tha, chỉ biết tìm hạnh phúc cho người khác. Đó  là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác, quên mình, quên hạnh phúc của mình để nghĩ đến người khác. Nó không phải là tình yêu theo bản năng, ưa thích những gì  đẹp đẽ nơi người khác, mà là sẵn lòng vươn tới tha nhân, hành động vì  lợi ích của tha nhân. Nó không phải là yêu thương dành cho  thân thuộc mà thôi, nhưng cho hết mọi thành viên trong nhân loại.

Chúng ta chỉ có thể yêu “Yêu Như Chúa Yêu” khi chúng ta dám xả thân đến mức như Chúa Giêsu đã hiến dâng mạng sống cho chúng ta. Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu hiến thân cho người mình yêu. Amen.

LM. Giuse Đỗ Văn Thụy


M
ột bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán.
Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra.
Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy! Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người “không dại gì” và cũng chính “nhờ” những người “không dại gì” đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

2.Làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu

2.2.Yêu như Chúa yêu là phải tha thứ lỗi lầm cho anh chị em mình

– Trước hết, tinh thần tha thứ phải được thực hiện ngay trong mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình: cha mẹ con cái, vợ chồng, anh em ruột thịt với nhau.

– Tiếp đó, tha thứ phải được thể hiện giữa các thành viên trong cộng đoàn giáo xứ và mọi người chúng ta gặp gỡ hằng ngày.

– Ngoài ra, sự tha thứ cũng cần được thể hiện với những người ghét bỏ chúng ta, và thậm chí họ là kẻ thù của chúng ta.

Các Thánh đã làm gương cho chúng ta: thánh Stêphanô đã tha thứ cho Phaolô;

Thánh Nữ Maria Goretti đã tha thứ cho chàng thanh niên Alexade;

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca và bao nhiêu tấm gương tha thứ khác.

Nhưng thực tế trong đời sống gia đình và cộng đoàn vẫn còn đó những người sống thiếu tinh thần tha thứ cho nhau. Vì không có sự tha thứ nên xảy ra rất nhiều cảnh đau thương, chết chóc. Mỗi người chúng ta hãy mang tinh thần tha thứ đến với mọi người: “Đem tha thứ vào nơi lăng nhục… Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ”[1]

2.3.Yêu như Chúa yêu là phải biết hy sinh phục vụ

Chúa Giêsu đã hy sinh tính mạng vì chúng ta. Giờ chúng ta cũng phải hy sinh tính mạng vì người khác. Hy sinh tính mạng là hy sinh những gì thuộc về chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể hy sinh thời gian, sức khoẻ, tiền bạc vì lòng yêu mến tha nhân.

– Chúng ta thấy điều này nơi gia đình, cộng đoàn giáo xứ và nơi các trung tâm từ thiện. Trong gia đình: Cha mẹ hy sinh vì con cái; vợ chồng hy sinh cho nhau; người khoẻ hy sinh chăm sóc cho người đau yếu.

– Trong giáo xứ: Ban Hành Giáo hy sinh để phục vụ cộng đoàn; thầy cô giáo hy sinh để dạy giáo lý cho giới trẻ.

– Tại các trung tâm bác ái từ thiện, có rất nhiều người tự nguyện hy sinh vì những người bệnh hoạn tật nguyền. Tại những trung tâm đó, các nữ tu và những thiện nguyện viên đang ngày đêm âm thầm hy sinh phục vụ những người ốm đau, bệnh tật. Họ là những tấm gương hy sinh phục vụ, phản ánh phần nào gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô. Nhưng đây đó vẫn còn có những gia đình cơm không lành canh không ngọt, vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ.

– Nhiều cộng đoàn vẫn còn sự chia rẽ, bất hoà, thiếu sự hiệp nhất yêu thương. Đây đó vẫn còn có cảnh chém giết lẫn nhau…Vậy, để không còn có những cảnh đau thương đó xảy ra, mỗi người chúng ta hãy toả sáng tình thương mọi nơi mọi lúc, như William Blake nói: “chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Đó cũng là cách chúng ta đang làm chứng cho Chúa, vì “cứ dấu này mà mọi người nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con.[2]

3.1.Con Người hay Robot?

Nhân loại ngày nay có thể sáng chế ra Robot để làm thay con người nhưng đáng tiếc Robot thì không có tình yêu, vì nó chỉ là cái máy không hồn.

Trong bài luận văn về bệnh vô cảm của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội, đã gây ấn tượng mạnh trong xã hội hôm nay. Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét: “em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý.”
Bài văn được viết như sau: có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rôbốt, và càng ngày, rôbốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: đó là trong khi các nhà khoa học đang “vò đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chip “tình cảm” để khiến “những cỗ máy vô tình” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm. Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?
M
ột bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán.
Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra.
Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy! Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người “không dại gì” và cũng chính “nhờ” những người “không dại gì” đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

Quả thực, nếu con người sống không có tình yêu thì cũng chỉ là một Robot cô độc lạnh lùng mà thôi. Nhân loại ngày nay có thể sáng chế ra Robot để làm thay con người nhưng đáng tiếc Robot thì không có tình yêu, vì nó chỉ là cái máy không hồn. Phải chăng nó cũng là phản ảnh lối sống vô cảm không hồn của con người thời đại hôm nay? Có mọi sự nhưng thiếu tình yêu.
Robot ngày nay có thể đọc kinh, hát thánh ca nhưng không có tình yêu trong hành động của mình.
Robot ngày nay có thể đi chợ, quét nhà, ru em nhưng vô cảm với công việc của mình.
Nói đúng hơn, Robot có thể nói, có thể làm nhưng vô hồn, vô cảm, lạnh lùng vì thiếu tình yêu.
Đạo Công Giáo đặt nền tảng trên tình yêu. Yêu Chúa, yêu người. Yêu Chúa không dừng lại ở việc máy móc đi lễ hay đọc kinh nhàn chán mà phải đặt tình yêu của mình vào hành vi thờ phượng Chúa hết lòng. Yêu người không dừng lại ở đầu môi chóp lưỡi mà phải biết chạnh lòng xót thương trước những đau thương mà anh chị em mình đang trải qua.[3]

Lm Giuse Đỗ Văn Thụy

[1] Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô

[2] Lm. Anthony Trung Thành

http://gplongxuyen.org/PrintNewsDetail.aspx?ID=20160419185911

 

[3] Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
https://www.donggioanphaolo2.org/CN30TNA.htm

 

Xem thêm

XÉT ĐOÁN

XÉT ĐOÁN

Chúa Giêsu dạy: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Mt 7:1) Từ …