Home / Chia Sẻ / CUỘC SỐNG ĐỜI SAU

CUỘC SỐNG ĐỜI SAU

cuocsongdoisauLễ các thánh ngày hôm nay và sự tưởng nhớ các tín hữu đã ly trần có một số điểm chung, và vì lý do này, mà hai thánh lễ được đặt sát kề nhau. Cả hai thánh lễ đều nhắn nhủ với chúng ta những điều về thế giới bên kia. Nếu chúng ta không tin vào sự sống đời sau, thì việc cử hành lễ các thánh, chưa nói gì đến việc viếng nghĩa trang, sẽ chẳng xứng đáng gì cả. Chúng ta đi viếng thăm ai hoặc vì sao chúng ta lại thắp nến và mang hoa tới cho họ?

Do đó, những sự kiện trong ngày hôm nay mời gọi chúng ta đi vào một sự phản tỉnh khôn ngoan. Thánh vịnh đã viết: “Xin dạy con biết đếm ngày con sống để con biết tìm kiếm sự khôn ngoan trong tâm hồn.” “Cuộc đời chúng ta trôi qua như chiếc lá mùa thu” (G. Ungaretti). Vào mùa xuân năm sau, cây sẽ tiếp tục nẩy nụ bung hoa và khoác trên mình những cánh lá mới; thế giới sẽ vẫn diễn tiến sau lưng chúng ta, nhưng với những con người mới. Lá thu không tìm được sự sống mới, nó tan biến tại nơi nó rụng xuống. Điều ấy có xảy ra với chúng ta không? Đó là điểm mà phép loại suy đi đến bước đường cùng. Chúa Giêsu đã hứa: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tìn ta thì dẫu có phải chết cũng sẽ được sống.”Đây là thách đố lớn lao cho niềm tin, không chỉ cho người Kitô hữu, mà còn cho người Do Thái giào và Người Hồi giáo, cho tất cả những ai tin vào Thiên Chúa.

Những người đã xem phim “Bác sĩ Zhivago” chắc sẽ nhớ bài hát nổi tiếng do cô ca sỹ Lara hát trong phần nhạc nền. Bản dịch từ tiếng Ý có nghĩa: “Tôi không biết đó là gì, nhưng có một nơi tôi sẽ không bao giờ trở lại…” Bài hát nhắm đến ý nghĩa của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng do Pasternak viết mà bộ phim đã dựa vào đó để dàn dựng: Đôi tình nhân tìm thấy nhau, tìm kiếm nhau, nhưng định mệnh (ta có thể tìm thấy chính mình trong thời đại rối ren của cuộc cách mạng Bolshevik) đã phân ly họ cách nghiệt ngã, mãi đến khi họ gặp nhau vào cảnh cuối nhưng lại không nhận ra nhau.

Mỗi khi những nốt nhạc này vang lên, đức tin làm cho tôi hầu như muốn thét lên bên trong con người tôi: Vâng, có một nơi ta sẽ chẳng bao giờ trở về và cũng chẳng muốn trở về. Đức Giêsu đã ra đi để chuẩn bị cho chúng ta, Ngài đã mở ra cánh cửa sự sống ngang qua sự phục sinh của Ngài và Ngài đã chỉ cho ta biết đường theo Ngài qua tám mối phúc thật. Nơi thời gian đi tới hồi tận sẽ mở đường dẫn vào cõi vĩnh hằng. Tại nơi ấy, tình yêu sẽ trở nên sung mãn và trọn vẹn, không chỉ là tình yêu Thiên Chúa và cho Thiên Chúa mà còn là tất cả tình yêu chân thành và thánh thiện vốn đã tồn tại trên trái đất.

Đức tin không giải thoát tín hữu khỏi nỗi đau khổ của cái chết, nhưng nó xoa dịu chúng ta qua đức tin. Kinh Tiền Tụng ngày lễ các linh hồn viết: “Nếu việc phải chết làm cho chúng ta buốn rầu, thì niềm hy vọng vào sự bất tử mai sau sẽ an ủi chúng ta.”Trong cảm thức này, có một chứng từ đầy cảm động ở nước Nga. Vào năm 1972, một tạp chí bí mật đã cho đăng lời cầu nguyện được tìm thấy trong túi áo của một người lính tên Aleksander Zacepa. Anh viết lời cầu nguyện này chỉ trước khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, và anh đã thiệt mạng trong cuộc chiến ấy.

Lời cầu nguyện như thế này: “Lạy Chúa, xin Ngài lắng nghe con! Trong suốt cuộc đời, con chưa từng một lần nói chuyện với Ngài, nhưng hôm nay con có ao ước làm điều đó. Khi con còn nhỏ, người ta bảo con rằng Ngài không hiện hữu. Và như một thằng ngốc, côn đã tin điều ấy.

Con chưa bao giờ suy niệm về công trình của Ngài, nhưng đêm nay nằm trong hố bom và nhìn bầu trời đầy sao, con đã bị choáng ngợp bởi vẻ huy hoàng của chúng. Ngay lập tức, con hiểu rằng sự lừa dối ấy khốn nạn đến mức nào. Ôi lạy Chúa, con không biết là Chúa có giang tay chạm đến con hay không, nhưng con dám nói với Chúa rằng Chúa hiểu con…

Chẳng phải là lạ lùng lắm sao khi giữa cảnh địa ngục rợn rùng, ánh sáng đã chiếu giãi trên con, và con đã khám phá ra Ngài?

Con chẳng có điều gì nữa để thân thưa với Ngài. Con cảm thấy thật hạnh phúc, vì con đã nhận biết Ngài. Vào lúc nửa đêm hôm nay, chúng con sẽ bắt đầu chiến sự, nhưng con chẳng sợ hãi gì vì Ngài trông thấy con.

Họ phát tín hiệu rồi Chúa ạ. Con phải đi đây. Thật tuyệt vời dường bao khi con được ở với Ngài. Con muốn thưa với Chúa, và Chúa cũng biết, là trận đánh sẽ rất ác liệt. Có lẽ đêm nay, con sẽ đến gõ cửa nhà Ngài. Và nếu đến lúc này đây, con chưa phải là bạn của Ngài thì khi con ra đi, Ngài có đón con vào nhà Ngài không?

Nhưng điều gì đang xảy ra với con đây? Con la lên hay sao? Lạy Chúa Trời con, xin hãy nhìn đến những điều xảy ra với con. Chỉ lúc này đây, con mới bắt đầu nhìn thấy Chúa cách rõ ràng. Lạy Chúa, con đi đây, có lẽ chẳng bao giờ trở lại. Thật lạ lùng, lạy Chúa, cái chết chẳng làm con sợ hãi.

Nguyễn Quốc Tâm

(Nguồn: Bài viết của Cha Raniero Cantalamessa, OFM, Zenit ngày 31 tháng 10, năm 2008)

 

*****************************

 

Khi con đi hết đường đời

Trên chuyến xe lửa cuối cùng của ngày vĩnh biệt

Con mong muốn được ra đi hạnh phúc

Và rời xa những đêm tối nghi nan.

Dù không có hành trang nào hết

Con sẽ mang theo ngàn lẻ một bông hoa

Mà con đã hái trên nẻo đường hạnh phúc

Nơi những bạn bè đã đến bên con.

Kỷ niệm của ngày tháng nhọc nhằn

Sẽ phai mờ trong buổi sáng cuối cùng

Cái nhìn của những người yêu quý.

Và nếu là một sự sinh hạ

Một địa cầu và một thái dương khác

Và nếu như là một thức giấc mới

Chính là sự tái sinh muôn đời.

Hiền Hòa chuyển dịch

Xem thêm

Ga 18,33-37

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN- LỄ KITÔ VUA, NĂM B, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CN 34BB LỄ KITÔ VUA (Ga 18,33-37) I.TÀI LỆU GỢI Ý             Ngữ cảnh Trong đêm, …