Trước khi trở thành ĐGH Gioan Phaolô II năm 1978 , ĐHY Karol Józef Wojtyla đã cảnh báo năm 1976 như một lời tiên tri, và hiện nay có lẽ chúng ta đang thực sự đối đầu với tình trạng chống phá Giáo Hội dữ dội.
Tại hai vị trí, Đền Thánh Gioan Phaolô II ở trường ĐH Công giáo Hoa Kỳ và Tòa nhàTT Ronald Reagan ở đại lộ Pennsylvania, hơn 500 người đã nhóm họp tưởng nhớ Thánh Gioan Phaolô II và TT Ronald Reagan, cùng với cách thức mà hai vị này làm cho thế giới tốt hơn.
Sự kiện đó mô tả những phát ngôn viên toàn thế giới, từ những người đứng bên cạnh ĐGH Gioan Phaolô II và TT Reagan tới các sử gia và các học giả đã viết về họ. Họ sắp xếp từ những điều yêu thích của Peter Robinson, người viết diễn văn cho TT Reagan, kể cả bài diễn văn lịch sử về Bức Tường Bá Linh (Berlin Wall), tới Monika Jablonska, người nghiên cứu các bài viết của ĐGH Gioan Phaolô II. Trong đó có cả Đức ông Slawomir Oder, cáo thỉnh viên án phong thánh cho ĐGH Gioan Phaolô II, và Arturo Mari, nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình giáo hoàng cho báo L’Osservatore Romano (Người Quan Sát Rôma), và đã chụp hình các giáo hoàng từ năm 1956 với ĐGH Piô XII.
Khi tôi hỏi Mari thích ai nhất, ông trả lời ngay bằng tiếng Ý: “Giovanni Paolo” (Gioan Phaolô). Ông hướng mắt nhìn sang và nói về ĐGH Gioan Phaolô II: “Ông có thể thấy sự thánh thiện trong ánh mắt của ngài”.
Nhưng có thể câu nói thuyết phục nhất của hội nghị nằm trong lời nhận xét mở đầu của John Lenczowski, thành viên quan trọng trong Hội đồng Bảo an Quốc gia (NSC – National Security Council) của TT Reagan và sĩ quan cận vệ Judge William Clark.Lenczowski là trưởng vụ Âu châu và Soviet trong tổ chức NSC, ông này giữ vai trò quan trọng trong nỗ lực của TT Reagan về việc triệt phá “đế quốc xấu xa” (evil empire) của cộng sản Soviet. Lenczowski là người Công giáo Mỹ gốc Ba Lan, tìm cảm hứng từ ĐGH Gioan Phaolô II.
Lenczowski kêu gọi chú ý sự kích thích nếu không có sự gợi ý bí ẩn của ĐHY Karol Wojtyla tại Hoa Kỳ năm 1976. Mùa hè năm đó, những người Công giáo Mỹ tiếp đón TGM Krakow người Ba Lan, người đã được một số người Mỹ nghe danh. Đó là dịp kỷ niệm 200 năm TP Philadelphia, nơi khai sinh bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào mùa hè năm 1776, và là nơi tổ chức Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 41.
ĐHY Karol Wojtyla đến Hoa Kỳ và ở lại 6 tuần, bắt đầu từ Boston. Ngài viếng thăm nhiều thành phố – cả lớn và nhỏ, từ Baltimore và Los Angeles tới Geyser, Montana, và Stevens Point, Wisconsin.
Trong dịp này, ĐHY Karol Wojtyla đến Philadelphia tham dự Đại Hội Thánh Thể, diễn ra từ ngày 1 đến 8 tháng 8 năm 1976. Sự kiện quan trọng này còn có sự hiện diện của Mẹ Teresa Calcutta. ĐHY Wojtyla và Mẹ Teresa hiện diện cùng với các tên tuổi nổi bật thời đó: Bà Dorothy Day, ĐHY John Krol và TT Gerald Ford.
Gần cuối chuyến viếng thăm, tháng 9-1976, ĐHY Wojtyla đã chia sẻ những lời ấn tượng. Nguồn gốc chính xác của những lời này vẫn“bí ẩn” đối với các học giả, mặc dù lời đó đã đăng trên báo The Wall Street. Trong một đoạn đặc biệt được đăng lại trên số báo ra ngày 9-11-1978, ngay sau khi ĐHY Karol Wojtyla làm giáo hoàng:
“Hiện nay chúng ta đang đối đầu với tình trạng chống phá Giáo Hội dữ dội mà nhân loại trải qua. Tôi không nghĩ rằng những quỹ đạo rộng lớn của xã hội Mỹ hoặc những quỹ đạo rộng lớn của cộng đồng Kitô giáo nhận biết đầy đủ về điều này. Hiện nay chúng ta đang có cuộc đối đầu giữa Giáo Hội và phe chống Giáo Hội, Phúc Âm và chống Phúc Âm. Cuộc đối đầu này nằm trong các kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa; đó là sự thách đố mà cả Giáo Hội, và cách riêng đối với Giáo Hội Ba Lan, phải chấp nhận. Đó là sự thách đố không chỉ của đất nước chúng ta và Giáo Hội, mà theo ý nghĩa nào đó, cuộc thử thách của 2.000 năm văn hóa và văn minh Kitô giáo với các hệ lụy của nó về nhân phẩm, nhân quyền, các quyền cá nhân và các quyền quốc gia”.
Đây là một câu nói ngập ngừng. Hãy chú ý câu này: “Hiện nay chúng ta đang đối đầu với tình trạng chống phá Giáo Hội dữ dội mà nhân loại trải qua”.
ĐHY Wojtyla nói về điều gì? Chiến tranh lạnhchống lại chủ nghĩa cộng sản vô thần chi phối toàn cầu, nhưngcó thực sự là “cuộc đối đầu lịch sử nhất” mà nhân loại phải chịu? Những người sống trong cuối mùa hè năm 1976 có đứng trong cuộc đối đầu đặc biệt này?
Trong bài “Witness to Hope” (Nhân Chứng Hy Vọng), nhà viết tiểu sử George Weigelcho biết: “ĐHY Wojtyla không bao giờ giới hạn từ ngữ ‘đối đầu’, mà ngài nhấn mạnh ‘nằm trong kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa’, đối với cuộc đụng độ giữa dân chủ và cộng sản, dù cho cộng sản là ‘cách đe dọa đặc biệt’ của cuộc đụng độ hồi cuối thế kỷ XX”.
Chắc chắn lúc đó có nhiều mối nguy hiểm trong ý nghĩ của vị giáo hoàng tương lai. Người nào và cái gì chống Giáo Hội mà ĐHY Wojtila đề cập? Cái gì là cuộc đối đầu cuối cùng? Điều đó có là lời tiên tri khốc liệt có ý nghĩa và không được hiểu trọn vẹn mà ĐHY Wojtyla đã nói lúc đó?
Hồi tháng 8 và tháng 9 năm 1976, cuộc đối đầu cuối cùng của cộng sản Soviet thực sự đã sẵn sàng – trong thập niên sau. Ồn ào, náo nhiệt, và đổ máu, kể cả vụ ám sát ĐGH Gioan Phaolô II hồi tháng 5-1981, nhưng sự sụp đổ của cộng sản cũng tương đối ít đổ máu và bình an hơn. Có vẻ như đáng chú ý là vị giáo hoàng tương lai đã chia sẻ tầm nhìn này ở Hoa Kỳ vào dịp kỷ niệm 200 năm, cùng với sự lãnh đạo của TT Ronald Reagan, đã làm sụp đổ cộng sản Soviet và chấm dứt chiến tranh lạnh.
Như vậy, việc chiến thắng chiến tranh lạnh chống lại chủ nghĩa cộng sản vô thần trong cuộc đối đầu cuối cùng trong những năm 1989-1991, hay đó là sự cạnh tranh sẽ xảy ra?
Đây là một câu nói, một lời tiên báo, từ một người không chỉ là giáo hoàng, mà còn là vị thánh. Lời tiên báo đó có thỏa mãn lúc ngài còn sinh thời? Điều đó có ý định đối với chúng ta sau khi ngài qua đời?
Từ đó, các vấn đề có vẻ tệ hơn. Các vấn đề đó bắt đầu từ những cuộc tranh luận về việc các giáo sĩ (hồng y, giám mục và linh mục) lạm dụng tính dục, hối lộ, về học thuyết Giáo Hội, về đức giáo hoàng đương chức, và về thế giới (đặc biệt là Tây phương), về các vấn đề có vẻ đã ổn định từ xa xưa, nhưng ngày nay công khai tranh luận: tính dục, giới tính, gia đình, hôn nhân và ngay cả bản chất của nhân loại.
Một trong những người cương quyết chống lại sự độc tài của thuyết tương đời (theo cách nói của ĐGH Benedict XVI) là ĐHY Carlo Caffarra, người đã giúp thành lập Viện Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình năm 1981. ĐHY Caffarra nhắc chúng ta nhớ lời của Nữ tu Lucia, một trong ba thị nhân thấy Đức Mẹ hiện ra tại Fátima, và về cái gọi là “chống sự sáng tạo” (anti-creation). Ngài đã chia sẻ một lá thư do Nữ tu Lucia viết, cảnh báo rằng “sẽ có lúc cuộc đối đầu quyết định giữa Vương Quốc của Thiên Chúa và Satan xảy ra về hôn nhân và gia đình”.
Chúng ta đang ở trong cuộc đối đầu đó. Hiện nay, năm 2018, có vẻ như chúng ta đang thực sự đối đầu với tình trạng chống phá Giáo Hội dữ dội mà nhân loại trải qua. Giáo Hội và kẻ thù đang ở giữa cuộc chiến.
PAUL KENGOR
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)