Home / Giáo Dục Kito Giáo / Phương pháp kỷ luật

Phương pháp kỷ luật

Định nghĩa:

Nhiều người thường nghĩ rằng kỷ luật nghĩa là hình phạt: đánh đòn, la mắng, lấy đi những quyền lợi, v.v… Đây chỉ là một phần của kỷ luật. Theo nghĩa từ gốc Latinh kỷ luật dạy dỗ, là “huấn luyện để cư xử phù hợp với luật lệ.

Mục đích:

Kỷ luật nhằm huấn luyện hoặc làm cho con trẻ ứng xử phù hợp với những mong đợi và giá trị của gia đình cũng như của xã hội.

Vai trò của cha mẹ:

Để tạo ra kỷ luật hiệu quả, cha mẹ cần tham gia hai tiến trình:

  1. Giúp chúng phát triển khả năng tự kỷ luật (self-discipline)
  2. Chấp nhận sửa phạt khi cư xử không đúng.

Con Đường Dẫn Đến Thành Công

Để đặt con cái trên đường dẫn đến thành công, cha mẹ phải làm cho con trẻ biết làm chủ hành vi của chúng sao cho phù hợp với những giá trị của gia đình và xã hội – ngay cả khi cha mẹ không hiện diện ở đó.

Bước đầu tiên trong việc đặt con trẻ trên đường thành công là làm cho chúng biết cách chính xác chúng phải cư xử như thế nào. Trong nhiều trường hợp trẻ cư xử sai quấy là do cha mẹ sao nhãng việc nói cho trẻ biết cách cư xử hoặc giả định rằng trẻ đã biết.

Điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như trường hợp Robin, cô bé 16 tuổi, quẫn trí sau khi có hành vi tình dục đầu tiên với một cậu trai lớn tuổi hơn. Cô than khóc với mẹ: “Mẹ ơi, con không biết gì về việc anh ấy đã làm.” Người mẹ đáp: “Nhưng mẹ đã nói với con về tất cả chuyện này một năm nay rồi.” “Mẹ nói với con về kinh nguyệt, rụng trứng và những chuyện tương tự, nhưng mẹ chưa bao giờ nói với con nên làm gì khi bọn con trai có những hành vi như thế.”

Mẹ của Robin đã giả định rằng con gái tuổi dậy thì của mình đã có thể rút ra những kết luận từ những thông tin giới hạn như vậy. Tuy nhiên, những lời giải thích và những mong đợi của người mẹ không đủ rõ ràng. Cha mẹ thường không nói rõ ràng đủ vì những lý do sau. Một, có lẽ họ không biết cách nói những mong muốn mơ hồ của họ bằng những từ ngữ cụ thể: yếu kém trong truyền đạt. Hai, có lẽ họ không thể thảo luận những vấn đề nhạy cảm vì sợ sẽ cấy vào “đầu óc con trẻ những ý nghĩ xấu”, nhất là lãnh vực tình dục và ma-tuý. Ba, có lẽ họ sai lầm khi kết luận rằng con cái đã hiểu và chấp nhận những gì cha mẹ muốn bởi vì họ không biết cách đặt câu hỏi cho con trẻ, tự cho rằng trẻ đồng ý, trong khi đó con trẻ quá sợ hãi hoặc bối rối không thể đặt câu hỏi về những chỉ dẫn không rõ ràng của cha mẹ.

Làm cho con trẻ biết những gì mong đợi nơi chúng không luôn luôn dễ dàng.Tiến trình bắt đầu bằng định nghĩa và truyền đạt những giá trị của gia đình. Đối với trẻ còn nhỏ gia đình là xã hội của em. Thật là quan trọng cho con trẻ từng bước học những giá trị của gia đình khi chúng còn nhỏ.Tuy nhiên cha mẹ phải hiểu một cách rõ ràng, chính xác những giá trị gia đình trước khi truyền lại cho con cái. Cha mẹ phải đồng ý với nhau những giá trị hoặc về những khác biệt trong những giá trị mà cả hai đều sẳn lòng chấp nhận. Ví dụ, Trung thực, Trách nhiệm…

Một khi những giá trị gia đình được thiết lập, bước tiếp theo là truyền đạt cho trẻ, dưới hai cách: mô tả giá trị bằng thực hành và bằng thảo luận với trẻ.

Khi Monica, 3 tuổi, đánh đứa em trai vì đứa em lấy một món đồ chơi của mình, ông bố đặt tay trên vai Monica, quỳ một gối ngang tầm trước mặt, nhìn vào mắt em và nói: “Trong gia đình này, chúng ta không làm tổn thương nhau.” Monica gào lên: “Con bực mình vì em lấy con búp bê của con.” “Bực mình thì được nhưng làm người khác tổn thương thì không được.”

Gia đình Maryland có ba đứa con ở tuổi dậy thì thường thảo luận các giá trị vào tối thứ Năm sau cơm tối. Đề tài hôm đó là ma-tuý và tuổi dậy thì. Những câu hỏi thẳng thắn được đặt ra: Tại sao một số thiếu niên chơi ma-tuý? Ích lợi khi chơi ma-tuý? Những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn khi sử dụng ma-tuý là gì? Tại sao những điều này xung đột với các giá trị của gia đình chúng ta? Tất cả các thành viên gia đình đều được khích lệ phát biểu. Ngay cả khi đứa con gái 12 tuổi cho rằng thỉnh thoảng làm theo bạn bè quan trọng hơn tuân theo giá trị gia đình. Thay vì chỉ trích em, gia đình nên lắng nghe và khích lệ em cho biết tại sao em cảm thấy như vậy và xem xét một vài hậu quả của việc đầu hàng trước sức ép của bạn bè.

Cho con trẻ biết những gì mong đợi chúng không đủ. Cha mẹ cần biết những mong đợi nào họ có thể mong đợi tuỳ theo tuổi của con trẻ. Thật là vô ích khi mong đợi một thiếu niên luôn luôn tuân theo các giá trị gia đình khi những giá trị này xung đột với những giá trị của bạn bè.

Có nhiều nguồn thông tin để cha mẹ học biết những hành vi được mong đợi theo từng lứa tuổi. Ví dụ: những sách, báo, các khoá học và hội thảo nói về sự phát triển của con trẻ và cách làm cha mẹ. Bạn bè và họ hàng có con cái cũng là một nguồn thông tin.

Dù là nguồn thông tin nào, điều quan trọng là cha mẹ hiểu biết chính xác sự phát triển của trẻ và nhạy cảm với sự phát triển riêng biệt của mỗi trẻ trai hoặc trẻ gái. Nên nhớ rằng, tại mỗi lứa tuổi, những vấn nạn về hành vi thường đi kèm theo khả năng phát triển về trưởng thành, tính tự kỷ luật, và những giai đoạn khó khăn nhất về hành vi (khi trẻ lên 2, 4, 7, 9 tuổi, và đến tuổi dậy thì). Nhiều vấn đề vi phạm kỷ luật xãy ra là do ảnh hưởng tự nhiên của quá trình tăng trưởng.

Ngoài ra, thật là cần thiết xem xét lại những giá trị gia đình có định kỳ vì những lý do sau.

Một, cha mẹ và con cái cần có sự nhắc nhớ cụ thể nơi họ muốn đến, giống như nhìn vào bản đồ trong một chuyến đi dài, để bảo đảm rằng họ đang đi đúng hướng. Hai, những giá trị có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ, cha mẹ thấy rằng con mình không có khả năng âm nhạc. Từ đó, cha mẹ thay đổi cách thức bắt con trẻ dành thời gian để tập luyện piano.

Nếu cha mẹ thường xem lại danh sách các giá trị gia đình, họ sẽ khám phá ra cách họ cư xử.

Sh. Trần Trung Lập, FSC

Xem thêm

lc194548

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  KHÔNG GIAN CHO CHÚA “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các …