Home / Giáo Dục Kito Giáo / TẠI SAO TRẺ CẰN NHẰN và GÂY HẤN ?

TẠI SAO TRẺ CẰN NHẰN và GÂY HẤN ?

A- CẰN NHẰN

TẠI SAO TRẺ CẰN NHẰN và GÂY HẤNChị Khanh có 3 đứa con, 8 đến 13 tuổi, chị đã nghe con cái cằn nhằn nhiều năm qua. Chị cho biết: “Con tôicằn nhằn về việc nhàvà về chuyện không công bằngkhi đứa này làm việc mà đứa khác không làm”.

Bác sĩ khoa nhi Laurel Schultz, thuộc bệnh viện Bay Area, nói:“Trẻ em cằn nhằn là chuyện bình thường. Chúng cằn nhằn để tạo sự chú ý của cha mẹ. Cằn nhằn có hiệu quả, vì cha mẹ không thể làm ngơ”.

  1. NGĂN NGỪA TRẺ CẰN NHẰN

TS Schultz giải thíchrằng điều này không làchiến lược ý thức vềmột phần của trẻ em, nhưng là cách cư xử có nhận thức– và cha mẹ thờng cũng có một phần. Nếu trẻ hỏi xin điều gì một cách lịch sự vàcha hoặc mẹ không đáp lạimột vài lần, trẻ sẽ“lên nước”. Trẻ có thể nổi giận, nhưng đứa lớn hơnsẽ biết kiềm chế hơn, nhưng lại cằn nhằn!

Để tránh sự cằn nhằn, Schultz khuyên các cha mẹ đừng đợi đến khi trẻ“nổi nóng”. Bà nói: “Nếu có thể thì đáp lại trẻ ngay lần đầu nó muốn được chú ý. Nếu bạn đang bận điện thoại hoặc bận nói chuyện với người khác, hãy giao tiếp mắt với trẻvà lấy tay ra hiệu, trẻ sẽ hiểu là cần chờ một chút. Rồi sau đó hãy chú ý trẻngay khi có thể”.

  1. PHẢN ỨNG VỚI TRẺ CẰN NHẰN

TS Becky Bailey, nhà giáo dục kiêm nhà tâm lý phát triển, nói: “Khitrẻ cằn nhằn, cha mẹ nênhít sâu và nhớ rằngtrẻ khôngmuốn chọc tức, mà chỉ muốn được giúp đỡ. Hãy nói điều gì đó, đại loại như ‘Mẹ không muốn con cằn nhằn như vậy,nếu con muốn uống sữa thì cứ nói với mẹ’. Lời nói rõ ràng như vậysẽ giúp trẻ nhận thức dần”.

Nếu trẻ vẫn cằn nhằn, bạn không biết nó có bệnh gì không, hãy xem cách cằn nhằn của nó để xác địnhvấn đề. Hãy tự hỏi: “Tôi có bận rộn hơn bình thường? Thói quen của con trẻ có thay đổi?Đứa con khác có đòi được chú ý nhiều vì lý do nào đó?”.Thường thì dấu hiệu cằn nhằnlà lúc bạn cần nối kết với đứa con đó.

Để được vậy, bà Bailey khuyên các cha mẹ nên dành thời gian tập trungđọc sách với trẻ, chơi với trẻ, nấu ăn, hoặc làm gì đó mà trẻ thích. Dành vài phút nối kết với trẻ mỗi ngày đôi ba lầncó thể tạo sự khác biệttrong gia đình khi phải xử lý các cách cư xử khó khăn của trẻ.

B –GÂY HẤN

BABY callingKhi nhìn “thiên thần nhỏ” của mình chơi ngoài sân, bạn thấy mình thật hạnh phúc khi có đứa con như vậy. Bất ngờ, nó rút tay lại và đấm thẳng vào mũi đứa bạn.

Lúc đó bạn cảm thấy “sốc” (và các cha mẹ khác cũng vậy). Gây hấn là phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Kỹ năng ngôn ngữ và tính hung hăng là độc lập, và tính bốc đồng làm cho trẻ ở tuổi này phát triển thể lý hơn. Nadine Block, giám đốc Trung tâm Quy luật Hiệu quả ở Columbus, Ohio, nói: “Một số động thái như đánh và cắn là hoàn toàn bình thường, vì trẻ tập trung vào Cái Tôi nhiều”. Thế nên khi cách cư xử của trẻ có thể làm bạn lúng túng và lo lắng – tất nhiên là không được khi trẻ đánh người khác – nhưng không có nghĩa là nó là “chuyên gia bắt nạt”.

Hãy cương quyết và kiên nhẫn cho trẻ biết rằng gây hấn không thể chấp nhận và cho trẻ biết những cách khác để diễn tả cảm xúc, bạn có thể giúp trẻ kiềm chế và tập hòa nhã với người khác. Đây là vài cách xử lý:

  1. PHẢN ỨNG NHANH

Cố gắng phản ứng ngay khi bạn thấy trẻ nổi nóng. Cứ bình tĩnh, nếu nó đánh đứa kia lần thứ ba thì nói ngay: “Đủ rồi!” (đặc biệt là bạn đã la rầy nó nhiều lần). Đó là cách tốt nhất để trẻ biết ngay khi nó làm điều sai. Hãy tách nó ra chỗ khác – đối với trẻ, chỉ cần vài giây cũng đủ. Làm vậy để nó biết hậu quả và nghĩ như vậy sẽ mất vui.

  1. THEO DÕI

Nếu thấy trẻ có trái banh và ném vào những trẻ khác, hãy cho nó nghỉ chơi. Hãy cùng ngồi với nó và xem những trẻ khác chơi, giải thích cho nó biết nó cóa thể tiếp tục chơi nếu biết chơi đẹp và không làm tổn thương người khác. Đừng nóng giận với nó mà cũng đừng “bó tay” với nó, nói cho nó biết như vậy là xấu. Giúp trẻ kiểm soát cơn giận là giúp trẻ phát triển nhân cách đúng đắn.

  1. BÁM SÁT KẾ HOẠCH

Hãy phản ứng ngay với động thái gây hấn ở trẻ mọi nơi, mọi lúc. Cha mẹ biết tính con thì có thể “dự đoán” tốt. Biết rồi thì cố gắng bám sát kế hoạch giáo dục. Hầu hết các cha mẹ đều có thể đoán trước tình huống xảy ra. Cha sinh con, trời sinh tính. Nhưng cha mẹ có thể giáo dục chúng sống tốt hơn.

  1. KHUYÊN NHỦ

Khi đã tách nó ra, hãy đợi cho nó “hạ hỏa”, rồi hỏi cớ sự và lắng nghe nó trình bày. Hoàn toàn tự nhiên nếu nó tức lên mà đá cái này, đấm cái kia. Hãy nhẹ nhàng khuyên nhủ nó thể hiện khéo léo. Có thể trẻ không nghe ngay, nhưng rồi trẻ sẽ có thể nhận biết nó làm vậy đúng hay sai. Cha mẹ có thể cùng con cái đọc sách về giáo dục để chúng nhận thức và học tập dần.

  1. DẠY TRẺ XIN LỖI

Hãy dạy trẻ xin lỗi khi biết mình có lỗi, chính cha mẹ có thể dẫn trẻ tới gặp đứa trẻ kia đẩ nó nói lời xin lỗi. Giải hòa và tha thứ luôn cần cho cuộc sống, từ việc xin lỗi trong chuyện nhỏ rồi trẻ sẽ quen để có thể xin lỗi trong việc lớn.

  1. THƯỞNG HÀNH VI ĐẸP

Nếu trẻ có biểu hiện tốt và làm điều tốt, hãy khen trẻ, và có thể cho nó phần thưởng nhỏ nào đó hợp lý. Lời khen rất cần đối với trẻ trong quá trình phát triển nhân cách.

  1. HẠN CHẾ XEM TI-VI

Xem phim hoạt hình và những chương trình thiếu nhi là “vô tội”, nhưng vẫn cần thận trọng vì có những phim cũng đầy cảnh bạo động. Truyện tranh cũng vậy. Cha mẹ nên cùng coi với trẻ để có thể kịp kiềm chế trẻ khi nó có chiều hướng gây hấn. Nên hạn chế thời gian xem ti-vi, đừng để nó tự do tắt/mở ti-vi theo ý riêng. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics), trẻ em không nên xem ti-vi quá 2 giờ mỗi ngày.

  1. TÌM CÁCH GIÚP ĐỠ

Đôi khi sự gây hấn của trẻ cần sự can thiệp của người lớn nhiều hơn. Nếu trẻ thường gây hấn, nếu nó thường làm các trẻ khác sợ, hoặc bạn đã làm hết cách mà vẫn vô hiệu, hãy nhờ bác sĩ khoa nhi hoặc nhà tư vấn tâm lý. Dù sao thì nó cũng còn nhỏ, cha mẹ cần kiên nhẫn để có thể giúp đỡ trẻ một cách hiệu quả.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từWebMD.com và BabyCenter.com)

 

Xem thêm

lc202740

Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  LÀM CHO PHONG PHÚ “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng …