Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY, NĂM A, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY, NĂM A, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

 

LÀM PHÚC CŨNG BỊ CHO LÀ CÓ TỘI

(Ga 9, 1 – 41)

h4_resizeKính thưa quý vị, thưa các bạn, Đoan Tin Mừng hôm nay, thật là một đoạn Tin Mừng đầy “lý lẽ”. Bởi vì có thành phần chính: Một là Chúa Giêsu, hai là: người mù, ba là: những người biệt phái.

Chúng ta thấy, Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, đến trần gian để gánh lấy tội lỗi nhân loại, Người đến để thực thi sứ mạng cứu chuộc, là một Ngôi Vị Thiên Chúa đến để giải thoát, để ban ơn bình an cho nhân thế, như Isaia đã nói từ mấy ngàn năm trước: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Ngài sai tôi đem Tin Mừng đến cho người nghèo khó, công bố cho tù nhận được tha, cho người mù được sáng mắt, kẻ câm được nói, kẻ què được đi, người chết sống lại” (Lc 4, 18 -19).

Vâng, thành phần thứ hai là những đối tượng “bất hạnh” được giải thoát, để ứng nghiệm Lời Thánh Kinh.

Thành phần thứ ba là thành phần “chống đối“ lại “việc làm” của Chúa Giêsu. Những người “am hiểu” Kinh Thánh, nhưng không nhận ra “ánh sáng” bởi Kinh Thánh.

Như vậy, chúng ta thấy, thành phần thứ nhất là Chúa Giêsu đã tự mặc khải chính mình: “Thầy là ánh sáng thế gian“ (c 5). Như vậy, hai thành phần kia một bị mù thể lý, một bị mù tâm linh.

Người bị mù thể lý, bị người ta cho là do tội lỗi của người ấy, hoặc hậu quả do cha mẹ người ấy, nhưng Chúa Giêsu xác định cả hai đều không phải. Nhưng, để cho quyền năng Thiên Chúa được tỏ hiện. như vậy, rõ ràng việc mù thể lý vào chính thời điểm của Chúa Giêsu, chính là đối tượng được mời gọi cộng tác, hầu ơn cứu độ được thể hiện.

Vậy, đối tượng bị mù thể lý, khao khát được nhìn thấy ánh sáng, và rồi người ấy được gặp “Ánh Sáng Giêsu”. Như vậy, thành phần thứ nhất và thành phần thứ hai gặp nhau, trở thành một “hữu lý”, đó là một bên trao ban ánh sáng và một bên nhận lấy ánh sáng. Ánh sáng là chân lý, vậy sự mù thể lý, nhưng tình thần người ấy không mù, vì người ấy nhận ra ánh sáng chân lý, đó là “sự thật” người ấy được khỏi mù. Mặc nhiên, Người chữa cho anh ta sáng mắt, theo anh ta, Người ấy phải là một Người “thánh thiện”, tốt lành. Vì, không kẻ gian ác nào được Thiên Chúa nhậm lời để làm nên điều cao cả.

Theo đó,”triết lý” của người mù thật sáng suốt, như vậy, anh ta chỉ mù thể lý, nhưng tâm linh sáng suốt.

Còn thành phần thứ ba, thành phần cố chấp phi lý, nơi những người nầy, dựa vào sự sáng mắt thể lý, để bắt bẻ Chúa Giêsu, Người có quyền năng chữa lành sự mù lòa. Họ đọc Kinh Thánh, nhưng họ không nhận ra “ánh sáng” Kinh Thánh tỏ hiện nơi Chúa Giêsu. Mắt họ sáng, nhưng tâm trí mù lòa, bởi vì, họ tự cao, họ cho rằng Chúa Giêsu là “kẻ tội lỗi”, bởi vì, Người không tuân giữ ngày sabat. Họ viện cớ như vậy, vì họ không làm được như Chúa Giêsu, họ không thần phục Chúa Giêsu, không nhận ra Người có ”quyền“ trên ngày sabat, vì Người là Chủ ngày sabat. Điều nầy thể hiện nơi Chúa Giêsu là hợp lý, chứ không phải vô lý. Vì, Con Người làm chủ ngày sabat. Luật dành cho con người chứ không phải con người vì luật. Lề luật chính là tình yêu, chứ không phải là “gông cùm”. Lề luật chỉ là “gông cùm” khi và chỉ khi đối với kẻ bất lương, được ngăn chặn để tránh làm hại người lành.

Khi thành phần thứ ba lên tiếng là họ tìm cách “bắt lỗi” Chúa Giêsu, “vạch lá tìm sâu”. Nhưng, chúng ta thấy sự mâu thuẫn giữa chính suy nghĩ của họ, tức khắc nảy sinh sự đối đáp giữa người mù ”được sáng mắt” với những người pharisieu như: “Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi: còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy” (c 31).

Như vậy, người mù “sáng mắt” không những mắt thể lý, mà còn “mắt tâm linh“ nữa, vì anh ta đã “lên lớp” cho những người “bậc thầy” về Kinh Thánh.

Như vậy, mù thể lý không đáng sợ bằng mù tâm linh, mù tâm linh là không tin vào Chúa Giêsu, là ánh sáng của Thiên Chúa. Cuối cùng thành phần thứ hai vẫn ngoan cố, bảo thủ cho rằng họ “không mù”. Vì vậy, Chúa Giêsu đã quở trách họ “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng, giờ đây các ông nói rằng: ‘ Chúng tôi thấy’, nên tội các ông vẫn còn!” (c 41).

Bài đọc II hôm nay (Ep 5, 8 -14), thánh Phaolo diễn giải cho chúng ta thấy “… nếu chúng ta ở trong Chúa, thì chúng ta là con cái ánh sáng, mặc nhiên, chúng ta phải làm việc, hành động theo ánh sáng …”

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mở mắt người mù, cho chúng ta thấy, ý nghĩa người là Đấng Thiên Sai, đồng thời cử chỉ mở mắt người mù, cũng cho thấy dấu chỉ thiên sai của người được gọi, qua cử chỉ của Chúa. Được mời gọi sai đi là một hành động làm chứng cho Tin Mừng.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã mở mắt cho người mù không những là con mắt thể lý, mà còn là con mắt đức tin. Xin Chúa thương ban cho những ai được đón nhận “ánh sáng“ đức tin biết truyền bá ánh sáng ấy cho tha nhân. Hầu cho ngày càng có nhiều người được sáng con mắt tâm linh, để được nhìn thấy ánh sáng chân lý là chính Chúa./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

VIRGIN MARY

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình, Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên, của Lm Minh Anh

  TÒNG THUỘC “Chúng sẽ thành dân thánh của Ta, và Ta sẽ cư ngụ …