Home / Chia Sẻ / SỰ KHÔN NGOAN CỦA THÁNH MARIA Ở BÊTANIA

SỰ KHÔN NGOAN CỦA THÁNH MARIA Ở BÊTANIA

SỰ KHÔN NGOAN CỦA THÁNH MARIA Ở BÊTANIASáu ngày trước Lễ Vượt Qua, một ngày trước Chúa Nhật Lễ Lá, Chúa Giêsu đến Bêtania – nơi Ladarô ở với hai người chị là Mácta và Maria (Ga 12:1-8).

Hai trình thuật Mt 26:6-13 và Mc 14:3-9 cho chúng ta biết rằng họ có mặt ở nhà ông Simon cùi. Khi Mácta dọn bữa tối, Chúa Giêsu ngồi bàn ăn cùng với Ladarô. Khi đó Maria lấy bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất thứ đắt tiền, loại dầu thơm nhập khẩu từ Ấn Độ, để xức chân Chúa Giêsu và lấy tóc mình mà lau. Mùi thơm lan tỏa khắp nhà.

Ông Giuđa Ítcariốt nghĩ hành động như vậy là rất lãng phí bởi vì dầu hảo hạng này đáng giá 300 denarii (tương đương lương 1 năm của người lao động) và có thể dùng để giúp người nghèo. Hai trình thuật của Thánh Mátthêu và Thánh Máccô có vẻ cho thấy rằng một số các tông đồ khác cũng đồng ý với ông Giuđa trong việc trách cứ cô Maria. Hahn và Mitch đã đúng khi chỉ ra điều này: “Giuđa than phiền về sự lãng phí của Maria khi ông bán Chúa Giêsu với giá ba mươi đồng bạc” (loại tiền bằng bạc, Mt 26:15).

Chúa Giêsu bảo họ cứ mặc kệ Maria, và bảo cô nên giữ lại ít dầu cho việc an táng Ngài. Họ luôn có cơ hội bố thí cho người nghèo, nhưng Ngài sẽ không còn ở bên họ nữa. Thánh Mátthêu và Thánh Máccô đều kết luận rằng Ngài nói cô đã làm điều tốt đẹp cho Ngài và hành động này sẽ được các thế hệ nhớ tới bất cứ khi nào Tin Mừng được rao giảng.

Suy tư về câu chuyện này thấy có mấy điểm nổi bật, không còn cách nào khác nên kiếm chác đủ thứ ngay khi bắt đầu nói chuyện, nhất là về đời sống cộng đoàn trong Giáo Hội.

Chúng ta nên cẩn trọng về cách xét đoán người khác khi họ làm với lòng biết ơn. Một phương diện đẹp của Thánh Thể đối với người Công giáo là Sự Hiện Diện Thật của Chúa Giêsu, Ngài trao cho chúng ta việc gì đó để làm với lòng biết ơn. Thánh Thể (Eucharist) nghĩa là “cảm ơn”.

Trong Thánh Lễ, Hy tế Đức Kitô được diễn tả và chúng ta suy niệm về phúc lành mà chúng ta lãnh nhận ơn tha thứ, sự sống vĩnh hàng, ơn chữa lành, và ơn thánh hóa. Việc dự phần vào Mình Máu Đức Kitô cho chúng ta cơ hội tạ ơn Thiên Chúa về những điều Ngài đã làm cho chúng ta nơi Đức Kitô. Chúng ta phải làm điều gì đó với lòng biết ơn. Đây là điều mà cô Maria ở Bêtania đã làm, nhưng cô đã bị chỉ trích gắt gao.

Sự khôn ngoan của Maria ở Bêtania muốn nói với chúng ta rằng, nếu người ta theo đuổi một nhiệm vụ không mâu thuẫn với Kinh Thánh, Tông truyền, hoặc Giáo quyền, hãy cảm thông với họ.

Trong Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, các môn đệ đã bực tức nói: “Sao lại phí của như thế?” (Mt 26:8). Đó là dạng “ghen ăn, tức ở”, hoặc là dạng “ăn không được thì đạp đổ”. Chúa Giêsu có chấp nhận cách chúng ta đối xư như vậy với người khác?

Cô Maria ở Bêtania khuyên chúng ta làm những gì chúng ta có thể để thích nghi tính siêu việt và tạo nên kiến trúc thánh.

Khi thời gian, tài năng và kho tàng được sử dụng, dễ dàng để nói với các tông đồ rằng “Sao lại lãng phí thế?”. Các cha mẹ cảm thấy điều này khi thấy đứa con quyết định sống như “đứa con hoang đàng”. Vợ chồng cảm thấy điều này khi làm mọi cách để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình, nhkhi cảm thấy “tình bạn” không còn thực sự là tình bạn đúng nghĩa.

Nỗ lực có lãng phí? Tôi nghĩ là KHÔNG, bởi vì nếu mối quan hệ được duy trì trong niềm tin tốt lành với ý ngay lành sẽ hướng về người khác. Giống như cô Maria ở Bêtania, chúng ta cũng xức dầu thơm chân Chúa Giêsu bằng loại nước hoa hảo hạng có tên gọi là Tình Yêu Agape [*].

Khi tình yêu không được đáp lại, người ta dễ thu mình lại và sống khép kín. Khi chúng ta mở chiếc bình chứa “chất” dễ-bị-tổn-thương, chúng ta đi theo bước chân của Chúa, Đấng đã hành động rất nhiều cho con cái Israel nhưng chỉ có một số ít người được vào Đất Hứa.

Thiên Chúa đã sai chính Con Yếu Dấu chết vì tội lỗi thế gian, và mặc dù “thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1:10b-11). Đối với những người đo lường mọi thứ theo mức độ thành công và thất bại, đồng thời lại sống thực dụng, đó là cách cư xử ngu xuẩn, nhưng đối với những người được mời gọi để sống theo Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, đó chính là truyền thống gia đình.

JONATHAN B. COE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CrisisMagazine.com)

[*] AGAPĒ là tình yêu siêu thoát. Tình yêu này vượt qua các quy định của con người (sự khác biệt giới tính, văn hoá, xã hội, giai cấp, tôn giáo,…) để vươn tới Thiên Chúa.

Xem thêm

lc194548

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  KHÔNG GIAN CHO CHÚA “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các …