Home / Học Hỏi Linh Đạo / Bài 13: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

Bài 13: Tìm Hiểu Tông Chiếu Dung Nhan Lòng Xót Thương

 

Dẫn vào

Trong tập Hãy để Lời Chúa làm tăng sức mạnh cho lời cầu nguyện của bạn (Let God’s Word Empower Your Prayer) của Stormie Omartian có đăng một vần thơ của nhà truyền giáo tên là Ami Carmichael.[1] Bài thơ rất giản dị nhưng lại có ý nghĩa thật sâu sắc khi hàm ý thế nào là cầu nguyện đích thực. Được sáng tác để đề cao sự cần thiết phải hành động cấp thời, phải có hành động thích ứng sống động với tinh thần cầu nguyện, bài viết của nhà truyền giáo được chuyển ngữ như sau:

Một thời cuốn chiếu đang vui

Gặp ngày cóc tía xả xui tưng bừng

Bảo… “Cầu (nguyện xem)… chân nào chạy trước?”

Làm căng đầu óc trí nhược vô thường

Chiếu nằm bối rối trong mương,

Mải suy để biết chạy đường ra sao.[2]

Hành động ngay… trong tình yêu xót thương

Khi đã chuyên cần cầu nguyện, cần phải có hành động thích ứng theo sau cách mau mắn, phù hợp với tinh thần cầu nguyện.[3] Khi nghe tiếng Chúa soi sáng trong lòng, hãy thực hiện lời Chúa dạy. Đừng chần chừ. Đừng do dự mãi. Nếu trì hoãn, tâm trạng lo âu sẽ thành rối bời cho chính “tâm rối trạng bời” kiểu “bối rối trong mương” của phận cuốn chiếu trăm chân (centipede). Thật vậy, việc nguy cấp là thế, cuốn chiếu đâu cần phải cân nhắc xem sẽ nhấc chân nào trước để chạy thoát thân; chí ít, hãy chạy cho xa khỏi tầm tấn công chết người của con cóc tía đang “xả xui tưng bừng”, rồi thình lình xuất hiện.

Đừng mải suy “để biết chạy đường ra sao”; đừng hỏi biết chạy làm sao bây giờ. Không cần hỏi. Chạy ngay. Chạy. Khi con đường rõ ràng, hãy nhớ lời Chúa dạy dân Ít-ra-en qua Mô-sê trong sách Xuất hành: “Nhổ trại”.[4]

Không chỉ đơn thuần là “cầu nguyện và làm việc” (ora et labora), rồi thôi. Sao cũng được. Trong trường hợp nguy cấp, làm việc hay hành động là khẩn thiết. Làm việc vẫn là cầu nguyện (laborare est orare, to labor is to pray). Đừng thụ động, đừng tìm cách bào chữa cho khuynh hướng không chịu hành động. Cũng đừng quá nhấn mạnh đến cầu nguyện, mà quên nhấn mạnh đủ đến hành động mau chóng, nhất là những hành động thực tế của lòng thương xót, đáp ứng đúng những gì lời Chúa dạy.

Hãy tha thứ ngay cho những người thiếu nợ chúng ta, như Chúa đã tha nợ cho chúng ta: “Ngươi không buộc phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?”[5] Đó là tiêu chuẩn để xác thực lời cầu nguyện chân thành và được nhậm lời. Bởi lẽ, lời cầu nguyện chân thành nào chúng ta dâng lên Chúa cũng sẽ dẫn đến việc chúng ta được mời gọi để tỏ lòng thương xót với những người xung quanh. Thật vậy, chính chúng ta đã chẳng được hưởng lòng Chúa thương xót trước hay sao, và rất nhiều là gì.

Sáu lần sử dụng từ mercy

  1. APV 9,9
  • But he then meets a fellow servant who owes him a few cents and who in turn begs on his knees for mercy, but the first servant refuses his request and throws him into jail. (APV 9,9)
  • Tout de suite après, il rencontre un autre serviteur qui lui devait quelques centimes. (APV 9,9a) Celui-ci le supplia à genoux d’avoir pitié, mais il refusa et le fit emprisonner. (APV 9,9b)
  • Nhưng sau đó anh gặp một người đầy tớ bạn chỉ nợ anh một vài xen; đến phiên người bạn này quỳ xuống xin anh thương xót, thì anh lại khước từ và ném bạn vào tù. (APV 9,9)
  1. APV 9,10
  • When the master hears of the matter, he becomes infuriated and, summoning the first servant back to him, says, “Should not you have had mercy on your fellow servant, as I had mercy on you?” (Mt18:33). (APV 9,10)
  • Ayant appris la chose, le maître se mit en colère et rappela le serviteur pour lui dire: “Ne devais-tu pas, à ton tour, avoir pitié de ton compagnon, comme moi-même j’avais eu pitié de toi?” (Mt 18,33). (APV 9,10)
  • Khi nghe được chuyện này, người chủ tức giận và đã gọi anh “đầy tớ tàn nhẫn” trở lại và nói: “Ngươi không buộc phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” (Mt 18,33). (APV 9,10)
  1. APV 9,13
  • Jesus affirms that mercy is not only an action of the Father, it becomes a criterion for ascertaining who his true children are. (APV 9,13)
  • Jésus affirme que la miséricorde n’est pas seulement l’agir du Père, mais elle devient le critère pour comprendre qui sont ses véritables enfants. (APV 9,13)
  • Đức Giêsu khẳng định rằng lòng thương xót không chỉ là một hành động của Chúa Cha, mà còn trở thành tiêu chuẩn để xác thực ai là con cái thật sự của Ngài. (APV 9,13)
  1. APV 9,14
  • In short, we are called to show mercy because mercy has first been shown to us. (APV 9,14)
  • En résumé, nous sommes invités à vivre de miséricorde parce qu’il nous a d’abord été fait miséricorde. (APV 9,14)
  • Nói tắt, chúng ta được mời gọi để tỏ lòng thương xót vì chúng ta đã được hưởng lòng thương xót trước. (APV 9,14)

Để kết

Thiên Chúa là tình yêu xót thương. Tuy nhiên, chúng ta đừng chỉ ngồi đó mà “cầu nguyện, kêu ca… xin Chúa dủ lòng thương”. Hãy làm việc, hãy hành động theo lời chỉ dạy rõ ràng của lời Chúa. Đấy cũng chính là điều Chúa đã từng bảo Mô-sê: “Có gì mà phải kêu cứu Ta? Hãy bảo con cái Ít-ra-en cứ nhổ trại”.[6] Bởi lẽ, không cần quá lo lắng về tiểu tiết. Hãy di chuyển. Hãy hành động. Chúa sẽ cho những “đám mây” và “bóng tối”, sẽ “gây gió”, sẽ làm khô đáy biển…. Dân Ít-ra-en đừng chỉ chờ đợi.

Vả lại, nhân đức hệ tại sự trung dung (virtus in medio stat).[7] Các nhân đức Ki-tô giáo thường đi với nhau theo cặp: cần khiêm tốn nhưng phải cương nghị; hiền lành như chim câu nhưng cũng phải khôn ngoan như con rắn. Nghĩa là, không chỉ cầu nguyện thuần túy nhưng hãy hành động cụ thể ngay khi có thể; không chỉ toàn hành động nhưng hãy cầu nguyện chân thành và bền bỉ… trong tình yêu xót thương.

Thật vậy, trong mọi sự hãy luôn là dấu chỉ của tình yêu xót thương. Đừng: (1) “… gặp một người đầy tớ bạn chỉ nợ anh một vài xen; đến phiên người bạn này quỳ xuống xin anh thương xót, thì anh lại khước từ và ném bạn vào tù” (APV 9,9). Bởi lẽ : (2) “Khi nghe được chuyện này, người chủ tức giận và đã gọi anh ‘đầy tớ tàn nhẫn’ trở lại và nói: ‘Ngươi không buộc phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’” (Mt 18,33) (APV 9,10). Hơn nữa, “… lòng thương xót không chỉ là một hành động của Chúa Cha, mà còn trở thành tiêu chuẩn để xác thực ai là con cái thật sự của Ngài” (APV 9,13). Nói khác đi: (4) “… chúng ta được mời gọi để tỏ lòng thương xót vì chúng ta đã được hưởng lòng thương xót trước” (APV 9,14).

LM Giuse Tạ Huy Hoàng

[1] X. Stormie Omartian, Hãy để Lời Chúa làm mạnh sức cho lời cầu nguyện của bạn (Let God’s Word Empower Your Prayer) (Eugene, Oregon: Harvest House Publishers, 2008), 125-6.

[2]A centipede was happy till

One day, a toad in fun

Said, ‘Pray, which leg goes after which?’

Which strained his mind to such a pitch

He lay distracted in a ditch,

Considering how to run.” (Ami Carmichael)

[3] “Đứng dậy đi, la lên trong đêm tối… hãy trút niềm tâm sự, giơ tay hướng về Ngài” (Ac 2,19).

[4]  “Đức Chúa phán với ông Mô-sê: ‘Có gì mà phải kêu cứu Ta? Hãy bảo con cái Ít-ra-en cứ nhổ trại’.” (Xh 14,15). Trong sách Ai ca, chúng ta đọc được, “Đứng dậy đi, la lên trong đêm tối… hãy trút niềm tâm sự, giơ tay hướng về Ngài” (Ai ca 2,19).

[5] Mt 18,33.

[6] Xh 14,15.

[7] Câu nói danh tiếng này của Horace còn được viết trong tiếng Anh như sau: Virtue is in the moderate, not the extreme position; virtue stands in the middle.

Xem thêm

VIRGIN MARY

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình, Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên, của Lm Minh Anh

  TÒNG THUỘC “Chúng sẽ thành dân thánh của Ta, và Ta sẽ cư ngụ …