(Ga 13, 31-35)
TÌNH YÊU CĂN CỨ VÀO THẬP GIÁ
Thưa quý vị, thưa các bạn, tình yêu đơn thuần tưởng chừng ai cũng có thể hiểu, đó là tình yêu qua lại giữa hai người. Người ta thường nói: “Có qua, có lại, mới toại lòng nhau”. Có nghĩa là định nghĩa tình yêu đơn thuần phải là “có qua, có lại”, nghĩa là hôm nay: Anh giúp tôi, mai tôi giúp anh. Anh cho tôi chiếc bánh, tôi phải trả lại anh chiếc kẹo. Nếu không như vậy, thì không phải là “tình yêu”. Như vậy, tình yêu, mà dựa vào sự có qua có lại theo ý nghĩa vật chất, đó là “TÌNH BẠN HỮU”, gọi là “AGAPE”. Theo đó, tình yêu ấy vẫn tốt đẹp, nhưng chưa đạt đến sự trọn lành.
Còn tình yêu nam nữ, trai gái, vợ chồng, vượt trên tình ”bạn hữu“ một chút là tình yêu qua lại giữa “thân xác” với nhau. Điều nầy cũng là một tình yêu tốt lành, bởi vì nó cũng được dựng nên bởi Thiên Chúa, nó cũng nằm trong yếu tố tình yêu. Tình yêu nầy phổ quát hơn, thuần túy hơn, được gọi là “EROS” nghĩa là quan hệ tính dục. Tình yêu nầy tạo nên sự gắn bó hôn nhân, gia đình, tạo nên xã hội con người. Được chúc phúc, tức được thánh hóa, được nâng lên hàng Bí Tích, đó là Hôn Nhân Công Giáo. Căn cứ vào điều ấy, nếu ngược lại, thì tình yêu “eros” sẽ bị lạm dụng, tức phạm tội. Qua Bí Tích Giải Tội tùy theo mức độ vẫn được Thiên Chúa tha thứ qua Giáo Hội của Người. Như vậy, tình yêu “EROS”, nếu được nằm trong ân sủng thì tình yêu ”EROS” vẫn là tình yêu tốt lành. Còn nếu thánh thiện, thì tùy vào trường hợp cụ thể.
Như vậy, chúng ta thấy, hai tình yêu nêu trên được gọi là phổ quát hay thuần túy, đều tốt đẹp, nếu nó nằm trong “trật tự”. Vâng, “TRẬT TỰ” có nghĩa là ”giới luật”. Nhưng, nếu chỉ có hai loại “tình yêu” nầy, thì cũng bình thường thôi, bởi vì tình yêu thuần túy mà.
Vâng, thưa quý vị, tình yêu thuần túy có nghĩa là chưa đặt nền tảng trên “Tôn Giáo”. Tình yêu thuần túy là tình yêu mà mọi người, hay là quyền làm người phải có, phải biết, không cần phải nói.
Nhưng còn một thứ “TÌNH YÊU” thứ ba là gì? Thưa, đó là “TÌNH YÊU CỦA ĐỨC KITÔ”. Vâng, khi xác tín Tình yêu của Đức Kitô, là ”tình yêu” ấy không dựa vào tình yêu thuần túy tự nhiên nữa, mà là một tình yêu “tự hiến“ siêu nhiên, đó là tình yêu bởi Thập Gía. Tiêu chuẩn tình yêu nầy là căn cứ vào Thập Gía của Đức Kitô. Khi Chúa Giêsu để lại tình yêu nầy cho môn đệ, rồi đến cho giáo hội và nhân loại. Tình yêu nầy, Người cũng muốn cho phổ quát, đó là ”ơn cứu độ” của Thiên Chúa. Nhưng. “TÌNH YÊU” nầy đòi hỏi cao hơn, tuy là phổ quát, nhưng không dễ đạt được, bởi vì tiêu chuẩn của nó là “tự hiến” đôi lúc cảm thấy “đơn phương” tuyệt vọng. Bởi vì hành trình của tình yêu “tự hiến” là “HÀNH TRÌNH THẬP GIÁ”. Tình yêu bởi Thập Gía, mặc nhiên phải là hành trình Thập Gía. Hành Trình Thập Gía là hành trình bước theo Đức Kitô, Người nói: “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Tôi. Vì ai yêu mạng sống mình vì đời nầy thì sẽ mất. Còn ai tự hiến mạng sống mình ở đời nầy, thì sẽ giữ được mạng sống muôn đời” (Mt 10, 38 -39) (Lc 14, 27).
Như vậy, tình yêu mà Chúa Giêsu nói trong đoạn Tin Mừng hôm nay (Ga 13, 31 -33a; 34- 35) là tình yêu gì?! Há chẳng phải là “Tình Yêu bởi Thập Gía“ hay sao?!
“Thầy để lại cho anh em một giới răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (c 34). Tình Yêu ấy há không phải dựa trên tiêu chuẩn của ”THẬP GIÁ” hay sao? “NHƯ THẦY ĐÃ YÊU”, chứ không phải như “phàm nhân đã yêu”. Như vậy, tình yêu của Đức Kitô là “tình yêu” như thế nào? Thưa, đó là “tình yêu” cho đi không đòi đáp trả, là “TÌNH YÊU THẬP GIÁ”.
Vâng, thứ tình yêu ấy được gọi là “PHILIA” là “Tinh yêu anh em” “brotherly love”. Tình anh em là tình không tính toán, bởi vì như: ”Chúa Cha đã yêu thương Thầy như thế nào, thì Thầy cũng yêu thương anh em như vậy“. Thật vậy, tình Philia là yêu cho đi không tính toán, không so đo, không cân đong, đo, đếm. Chúa Giêsu muốn cho môn đệ của Người phải yêu nhau như thế, yêu như Chúa yêu, chứ không phải yêu như “phàm nhân yêu nhau”. Yêu như Thầy Kitô đã yêu là dùng tiêu chuẩn Thập Gía, Thập giá của Đức Kitô là thước đo của tình yêu tự hiến.
Tình yêu “Philia” là tình yêu anh em ruột thịt của “con“ cùng một Cha trên trời. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh, tình chất của “Philia” để giáo huấn, để truyền đạt một thứ “TÌNH YÊU” vô vị kỷ, vô vị lợi cho nhân loại biết rằng: Tình Yêu đích thực là tình yêu “Con cùng một Cha trên trời”. Mặc nhiên, tình yêu ấy khác với hai thứ tình yêu “thông thường” của phàm nhân. Vâng, chúng ta thấy, các tôn giáo khác Kitô giáo, họ cũng có thứ tình yêu: “Từ Bi” “Hỷ Xả” . Nhưng, là chung chung, có nghĩa là nhìn thấy tha nhân”khổ” họ cũng giúp, “đói” họ cũng cho cơm ăn. Nhưng, để ”xả thân, vị tha” (vì người khác), như các tu sĩ công giáo, thì rất hiếm. Bởi vì, họ không có, không biết ”Thập Gía” của Đức Kitô.
Vâng, “Mến Thánh Gía” không phải là một cụm từ theo “cảm tính thông thường”, là môn đệ của Đức Kitô thì tôi phải mến Thánh Gía. Vâng, điều ấy chỉ đúng một phần, còn điều chính yếu là tôi phải biết “nhận lấy” Lời “DI HUẤN“ trong Tin Mừng thánh Gioan (Ga 13, 31 -38), bởi vì đây là “Những Lời Di Huấn sau cùng” của Đức Kitô.
Năm Thánh LÒNG THƯƠNG XÓT 2016 là năm để gợi nhớ, suy niệm sâu sắc hơn về LÒNG TỪ BI CỦA THIÊN CHÚA. Không những Chúa Giêsu tỏ hiện ra cho các thánh, mặc khảỉ về “một tình yêu” tự hiến hoàn toàn của Người, mà là Người muốn lập lại nhiều lần “Di Huấn” “TìNH YÊU THẬP GIÁ”, một thứ tình yêu “duy nhất” mà nhân loại cần đến, mà các tôn giáo khác không thể có được là: “Thầy truyền cho anh em, một giới răn mới là anh em hãy yêu thương nhau, NHƯ THẦY ĐÃ YÊU thương anh em”. Vâng, chỉ có nơi “Kitô giáo” mà thôi. Vâng, đó là “tình anh em ruột thịt”, chứ không phải là tình ”EROS” hay là “AGAPE”.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng đã đến thế gian để Sống, để Yêu và để chết, rồi Phục Sinh. Xin cho phàm nhân nhận ra chân lý tình yêu nơi Chúa mà thực thi, hầu dẫn đưa họ về bên Chúa là Đấng TÌNH YÊU muôn thuở vì TỰ HIẾN vô vị lợi vì nhân loại, để minh chứng tình nơi Chúa là Philia./. Amen.
P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN