Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH, NĂM C, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH, NĂM C, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

(Ga 20 , 1- 9)

TÂM TRẠNG PHỤC SINH

imagesThưa quý vị, thưa các bạn, không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui Phục Sinh, vì Phục Sinh không phải là chuyện của phàm nhân, không phải của vua quan trần thế, mà là chuyện của Nước Trời. Vâng, tại sao vậy, thưa quý vị? Thưa, chính vì con người bất lực trước tử thần, không ai chiến thắng tử thần để trường sinh, dù là bậc đế vương, bậc kỳ tài trong thiên hạ, như Tần Thủy Hoàng, một vị vua của Trung Hoa rất nổi tiếng, từng có tham vọng trường sinh để sống mãi trên nhân gian. Nên, tim mọi cách để đạt được sở nguyện, cuối cùng ông đành thất bại, một sự điên rồ, cùng với sự điên rồ của ông, ông đã giết hại rất nhiều sinh mạng trong việc tham vọng trường sinh. Như vậy, chúng ta thấy, chuyện Phục Sinh và Trường Sinh không phải là chuyện của nhân gian, mà là chuyện của Thiên Chúa, bởi vì, Thiên Chúa là Đấng sáng tạo, là Chủ thể tuyệt đối và duy nhất trên mọi tạo vật. Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng, nguồn sống vô biên, vĩnh cửu, vì Thiên Chúa là Đấng hằng hữu và tự hữu, Đấng yêu thương và là chân lý tuyệt đối.

Vâng, hôm nay đây, Thiên Chúa đã thực hiện điều ấy qua Đấng Cứu Thế Giêsu – Kitô, Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng không nhất thiết gìn giữ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, đã tự nguyện hạ mình, vâng lời cho đến chết và chết trên Thập Gía. Vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và ban cho Người một Danh Hiệu, để vừa nghe Tên Giêsu, thì mọi vật trên trời dưới đất và trong hỏa ngục phải bái lạy tôn thờ.

Vâng, dường như Lời Thánh Kinh ấy không xa lạ gì với chúng ta, mà chính là lời của thánh Phao-lô (Pl 2, 6 -11), thật chí phải.

Thưa quý vị, Tin Mừng hôm nay (Ga 20, 1-9) trình Thuật biến cố Phục Sinh của Đấng Cứu Thế, nếu Chúa Giêsu không phục sinh thì không mang lại hoa trái ơn Cứu Độ, bởi vì Người không phục sinh thì làm sao phục sinh nhân loại được. Vâng, phục sinh là đích đến tối hậu của ơn cứu độ, vì nếu không có phục sinh, thì làm sao nhận ra Đức Kitô đến từ Thiên Chúa. Và, như vậy, chưa có việc thực thi giao ước của Thiên Chúa với dân tộc Israel. Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ chính mình, bởi vì không ai tín trung như Thiên Chúa. Vì thế, Đức Kitô phải trỗi dậy từ cõi chết. Vì, “sự chết” chỉ dành cho kẻ tội lỗi và thế lực đối lập với sự sống vĩnh cửu là Thiên Chúa.

Theo đó, Lễ Phục Sinh, là Mầu Nhiệm Phục Sinh không chỉ là một ngày Chúa Nhật mà thôi, mà Lễ Phục Sinh chính là mọi ngày Chúa nhật trong năm. Mầu Nhiệm Phục Sinh diễn tả uy quyền toàn năng tối thượng bởi Thiên Chúa, chứ không lệ thuộc vào nhân thế. Chúng ta thấy, Tin Mừng trình thuật mầu nhiệm Phục Sinh không phải như cuộc Tử Nạn của Đức Kitô cho nhãn quan trần thế nhìn thấy, bởi vì khi Đức Kitô chịu khổ hình là lúc phần Nhân Tính Người phải được biểu lộ, Người trở nên Hy Tế hoàn hảo, hiển nhiên và chính trức, vì vậy, mầu nhiệm hữu hình của Người cũng không mập mờ theo ý nghĩa đó.

Nhưng, khi Người Phục Sinh, thì Người hoàn toàn không phải lệ thuộc vào nhân tính phàm nhân nữa, có nghĩa là Người đã hoàn tất sự đau khổ của nhân tính trong mầu nhiệm tử nạn. Giờ đây, mầu nhiệm Phục Sinh phải trở về nguyên trạng bởi Thiên Tính của Người. Chúng ta chỉ đón nhận chứng cứ phục sinh của Người như:

  • Lời Người tiên báo: “Sau ba ngày, Ta sẽ sống lại“.
  • Lời Thiên sứ nhắc bảo.
  • Vật chứng là dây băng, khăn liệm, tảng đá.

Kể cả người môn đệ được Chúa Giêsu yêu quý cũng không thể chứng kiến cảnh Người trỗi dậy từ cõi chết. Cả bốn Phúc Âm đều ghi lại “Ngôi mộ trống” chứ không thể ghi cảnh chứng kiến Người Phục Sinh.

Chúng ta thấy, điểm ý nghĩa Thần học ở đây khá đặc biệt. Và, điều nầy chính là “Mầu nhiệm Đức Tin”, mầu nhiệm Phục Sinh là một mầu nhiệm kéo dài liên quan đến ngày cánh chung, chứ không đơn thuần là “nhìn thấy người chết sống lại”. Mọi thân xác đều mong chờ ngày phục sinh trong Đức Kitô.

Vì vậy, mầu nhiệm Phục Sinh cho chúng ta những biến cố tiếp theo minh chứng Đức Kitô sống lại. Nhân chứng Phục Sinh, hay chứng cứ Phục Sinh là đều cần thiết. Giữa mầu nhiệm Phục Sinh và chứng cứ Phục Sinh liên quan với nhau, tạo nên mầu nhiệm Đức Tin, luôn là ẩn số cho ai kiếm tìm.

Ngôi mộ trống nói lên chứng cứ phục sinh, nhưng, chứng cứ Phục Sinh cho chúng ta thấy Đức Kitô đã Phục Sinh từ cõi chết, Người chiến thắng thần chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu.

Mầu Nhiệm Phục Sinh không hệ tại Lễ Phục Sinh, mà là một mầu nhiệm quan trong kéo dài đến sự viên mãn của loài người, mặc nhiên, nhờ ơn cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Alleluja! Alleluja.

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, vì yêu thương nhân loại, Cha đã mặc khải cách lạ lùng Đức Kitô-Giêsu cho nhân loại. Những ai đón nhận Người, thì Người ban cho họ quyền được làm con Thiên Chúa, đó là ân huệ vô giá bởi Máu Người đã đổ ra để cứu chuộc, và Người đã Phục Sinh vinh hiển. Xin cho loài người biết đón nhận hồng ân viên mãn của Thiên Chúa qua Đức Kitô, mà đón nhận hầu được phúc trường sinh. Chúng con cầu xin Cha, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần./. Amen

Tạ ơn Chúa Alleluja! Alleluja.

P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

Xem thêm

Ga 18, 33 - 37a

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN- LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ, NĂM B, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Chúa là Vua SUY NIỆM LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ – B (Ga 18, 33 – 37) Chu kỳ …