Chúa Giêsu truyền lệnh: “Hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).
Nếu chúng ta được kêu gọi nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện, chúng ta phải tìm kiếm sự hoàn thiện vượt qua khả năng tự nhiên, vượt xa ngoài biên độ hạn hẹp của khả năng tưởng tượng, vượt quá bất kỳ thứ gì mà cách lý luận hạn chế của mình có thể tính toán. Đây là lý do mà những người muốn tuân phục Đức Kitô, những người muốn hoàn thiện như Cha trên trời, trước tiên phải tới gần Thiên Chúa bằng chính động thái của những người ăn xin.
Trước mầu nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa (tức là Lòng Thương Xót của Chúa), chúng ta thực sự chỉ là những kẻ ăn mày mà không biết mình cần gì và không biết cách cầu xin. Lòng nhân hậu không thể được nắm bắt bằng sự tài giỏi của chúng ta hoặc được bắt chước bằng kỹ xảo của mình. Một linh hồn cân nhắc bằng tinh thần tự mãn sẽ thiếu sự tự do mà tặng phẩm này đòi hỏi. Ở đây chúng ta gặp một mầu nhiệm vĩ đại. Tính ưu việt của ân sủng trong đời sống Kitô giáo là chủ yếu đối với sự hoàn thiện Kitô giáo.
Nếu chúng ta là những kẻ ăn mày, theo ý nghĩa nào đó, cầu xin những gì mình không có và thậm chí không thể hiểu, Lời của Đức Kitô thúc đẩy chúng ta không chỉ là những kẻ ăn mày khi theo đuổi tặng phẩm này – vì mệnh lệnh mầu nhiệm của Ngài mặc khải một mệnh lệnh luân lý, một mối quan hệ. Chúng ta không được yêu cầu trở nên hoàn thiện như một vị thần linh nào đó hoàn hảo nhưng không thể lĩnh hội. Nếu chúng ta được yêu cầu làm vậy, mệnh lệnh của Đức Kitô sẽ hoàn toàn bất khả dĩ.
Vả lại, chúng ta được yêu cầu hoàn thiện như Cha trên trời, Đấng yêu thương chúng ta quá nhiều đến nỗi đã trao ban chính Con Một của Ngài. Chính nhờ tặng phẩm là Chúa Giêsu mà chúng ta mới nhận biết Chúa Cha và sự hoàn thiện của Ngài. Chính nhờ Chúa Giêsu bị treo trên Thập giá mà sự hoàn thiện của Chúa Cha mới xuyên qua trái tim chúng ta và thay đổi con người chúng ta. Niềm tin vào Đức Kitô khiến chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Chúng ta không còn là nô lệ mà là những người con, vậy sự hoàn thiện như Cha trên trời là khả thi.
Sự khác nhau giữa người Cha và người Chủ, người con và nô lệ, là cách mỗi người chúng ta quan tâm lẫn nhau. Điều này nói tới tính ưu việt của việc suy niệm trong đời sống Kitô giáo. Mặc dù đức tin buộc chúng ta làm những việc tốt lành để tôn kính và làm vinh danh Thiên Chúa, sự hoàn thiện Kitô giáo không có những quy luật làm việc tốt lành. Thay vì thế, chúng ta được tạo nên hoàn hảo nhờ sự vâng lời của đức tin, một đức tin tham dự với Thiên Chúa qua tình yêu. Trong lời cầu nguyện âm thầm, lời cầu nguyện mà tâm trí hướng về Chúa, chúng ta để cho Chúa Cha thấy chúng ta qua tình yêu, tận hưởng sự hiện diện chú tâm của chúng ta với tư cách những người con của Ngài.
Khi chúng ta để cho Ngài thấy chúng ta qua tình yêu, những ước muốn tốt đẹp nhất được sinh ra trong tâm hồn chúng ta. Những điều không thể mà chúng ta chưa hề biết sẽ bất ngờ hiện hữu trong những dịp cụ thể trong những trường hợp thuộc đời sống thật của chúng ta. Tâm hồn vui vẻ phát hiện ra rằng khả năng thêm vào niềm vui của Chúa Cha theo cách mới luôn luôn chỉ là một quyết định xa. Đó là vì ánh mắt của Chúa Cha không thụ động – ánh mắt ấy khôn dò, luôn khả dĩ biến không thành có.
Khi Chúa Cha thấy chúng ta qua tình yêu, sự đại lượng quá mạnh của trái tim Ngài đổ đầy vào chúng ta: Ngài phong phú hóa chúng ta bằng mỗi tặng phẩm và mỗi phước lành để sự hoàn thiện của Ngài khả dĩ được mặc khải bằng cách chúng ta sống trong mọi trường hợp, để chúng ta có thể trở nên hình ảnh sống động của Đức Kitô, hình ảnh của Thiên Chúa. Với lời cầu nguyện như vậy, ánh mắt của chúng ta, tham dự nhờ ân sủng trong tình yêu sáng tạo vĩnh hằng luôn biến thành hành động, nên giống như Ngài: Chúng ta trao đổi ánh mắt với Thiên Chúa để hoàn thiện như Cha trên trời.