Home / Tiêu Điểm / Mười chuyện về giáo hoàng bận rộn trong năm 2015

Mười chuyện về giáo hoàng bận rộn trong năm 2015

Crux  | John L. Allen Jr. | 26-12-2015

Nhẫn ngư phủ, một trong những dấu hiệu của triều giáo hoàng mà Đức Giáo hoàng nhận vào đầu triều của mình

Đức Giáo hoàng Phanxicô là định nghĩa trong từ điển cho một giáo hoàng theo chủ nghĩa tích cực, luôn luôn nói và làm những điều khơi dậy lòng người, có khi là làm nhướng mày, và thường luôn khiến công chúng chú ý.

Ngài quá năng động, thực sự là gần như người ta không bao giờ đủ thời gian hấp thụ cho hết vụ nổ này, ngài lại tạo ra vụ nổ khác. Và đây là 10 sự kiện hàng đầu của Đức Giáo hoàng trong năm 2015, tất cả dường như đều đáng đứng đầu, và tất cả đều sẽ có thể bị vượt qua bởi những sự kiện mới của năm 2016.

  1. Châu Mỹ La tinh

Chuyến công du 05-13 tháng 7 đến Ecuador, Bolivia và Paraguay, là một cuộc về nhà vinh quang của vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đến từ châu Mỹ La tinh. Một điểm nhấn lớn là bài diễn văn mãnh liệt với các phong trào bình dân ở Bolivia, trong đó Đức Phanxicô lên án ‘chủ nghĩa thực dân mới’ và kêu gọi cho người nghèo có ‘những quyền thiêng liêng’ về lao động, nhà ở, và đất đai.

PARAGUAY_POPE_SOUTH_AMERICA_35686041

  1. Tổng giám mục Oscar Romero

Dù cho Đức Phanxicô không trực tiếp hiện diện trong thánh lễ ngày 23-5 phong chân phước cho tổng giám mục Oscar Romero của El Salvador, nhưng chuyện này không thể thành sự mà không có ngài. Đây không chỉ là một sự hòa giải với thần học giải phóng, mà còn cho các vị tử đạo Kitô giáo đương thời một thánh bổn mạng.

_77025140_romero_afp

  1. Vụ Vatileaks 2.0

Tháng 11, hai quyển sách về tai tiếng tài chính Vatican lên kệ nhờ vào các tài liệu bị rò rỉ từ ủy ban tài chính của giáo hoàng. Vatican đã buộc tội hình sự với 3 cựu nhân viên vì các rò rỉ này, cùng với 2 nhà báo đã xuất bản quyển sách. Vụ Vatileaks đã khơi lên các chất vấn về tự do ngôn luận, về tương lai của bảo mật trong Vatican, và về đường hướng cải tổ tài chính của Đức Phanxicô.

Vụ án Vatileaks 2 được mở ra ở Vatican với sự hiện diện của năm bị cáo

  1. Các phán quyết xáo trộn về các vụ xâm hại tình dục

Đức Phanxicô có vẻ đã có bước tiến quan trọng trong sự khả tín, khi hồi tháng 4, ngài đã chấp nhận đơn từ nhiệm của giám mục Robert Finn từ Kansas, giám chức người Mỹ duy nhất bị cáo buộc là không chịu khai báo các vụ việc. Nhưng ngài lại bổ nhiệm một giám mục ở Chilê, người bị xem là đã bảo vệ các linh mục xâm hại khét tiếng nhất trong nước, và về sau đã gây sóng gió với những lời chỉ trích rằng những người tuyên truyền cánh tả là ngu ngốc. Đến ngày nay, hầu hết những người muốn cải cách đều có nhận định không rõ ràng về Đức Giáo hoàng.

  1. Sri Lanka và Phi Luật Tân

Ngay trước khi Đức Phanxicô đến Sri Lanka, nhiều người dân nước này đã dựa vào ngài để táo bạo bầu một tổng thống mới, một người cải tổ ôn hòa. Ở Phi Luật Tân, Đức Phanxicô đã phá vỡ kỷ lục mọi thời về con số người tham dự thánh lễ với giáo hoàng, hơn 6 triệu người. Hình ảnh Đức Giáo hoàng mang áo mưa tiện lợi màu vàng, đứng trên hòn đảo Tacloban bị bão tàn phá, ngày 17-01 khi một cơn bão khác đang đến, trở thành một biểu tượng.

Vui tuoi cuoi

  1. Cộng hòa Trung Phi

Trong khi người Mỹ đang mừng lễ Tạ ơn, thì Đức Phanxicô đến thăm Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi. Chuyến thăm Trung Phi đánh dấu lần đầu tiên một giáo hoàng đặt chân lên một vùng đang có chiến sự. Vẫn còn chưa biết hòa bình ổn định ở đây có kéo dài được không, nhưng sự quyết tâm của Đức Giáo hoàng đã gây một ấn tượng sâu sắc với người dân nước này. Ngài đã nói nửa đùa nửa thật với phi công của mình rằng, nếu không an toàn để hạ cánh, thì cứ đưa cho ngài cái dù, bởi dù thế nào đi nữa, ngài cũng sẽ đến.

Đức Phanxicô được hồi giáo hoan hô nhiệt liệt

  1. Tông thư Laudato Si – Biến đổi khí hậu

Lần đầu tiên, một giáo hoàng dành trọn một tông thư để nói về môi trường, nhất quyết rằng việc hạn chế biến đổi khí hậu là môt vấn đề đạo đức và thiêng liêng. Trong bài diễn văn với trụ sở Liên hiệp quốc ở Kenya, Đức Giáo hoàng đã lặp đi lặp lại lời kêu gọi hãy hành động mạnh mẽ ở COP21, cảnh báo rằng nếu hội nghị này thất bại thì sẽ là thảm họa. Và nhiều người đã xem ngài có phần trong thành công của hội nghị ở Paris. Quan điểm Công giáo về môi trường vẫn còn chưa rõ, nhưng chắc chắn không thể mơ hồ về lập trường của Đức Giáo hoàng được.

Pope Francis' new encyclical titled "Laudato Si (Be Praised), On the Care of Our Common Home", is displayed during the presentation news conference at the Vatican

  1. Cuba và Hoa Kỳ

Năm 2014, Đức Phanxicô giúp cho Cuba và Hoa Kỳ tan băng, năm nay, ngài có một bước nhảy vọt khi kết hợp công du cả hai nước này. Chuyến đi Hoa Kỳ của ngài là một thành công, với vô số khoảnh khắc đáng nhớ, như ‘Thánh lễ trên bãi cỏ’ ở Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội ở Washington, một chuyến đi vòng quanh Công viên Trung tâm New York, và bài diễn văn ở Sảnh Độc lập Philadelphia, từ bục mà Abraham Lincoln đã đứng nói bài diễn văn Gettysburg. Các khảo sát sau đó cho thấy hình ảnh huy hoàng của Đức Phanxicô, nói rằng chuyến công du này đã cải thiện quan điểm của người Mỹ về Giáo hội.

Đức Phanxicô từ ban công điện Capitol, 24-9-2015

Đức Phanxicô từ ban công điện Capitol, 24-9-2015
  1. Năm Thánh Lòng Thương Xót

Đức Phanxicô tuyên bố thời gian từ 08-12-2015 đến 20-11-2016 sẽ là Năm Toàn xá Lòng Thương xót. Các viên chức Roma kỳ vọng sẽ có ít nhất 10 triệu người hành hương đến thành phố. Nhưng hơn tất cả, tuyên bố Năm Thánh là một khẳng định rằng lòng thương xót là phiến đá góc của triều giáo hoàng này, là bộ lọc của Đức Phanxicô để hiểu ngài và nghị trình của ngài.

Mở Cửa Thánh

  1. Hội đồng Giám mục

Không có gì kịch tính cho bằng Hội đồng Giám mục về Gia đình 04-25/10/2015, với các hồng y tranh luận công khai, các chiêu trò và nghi ngờ, cùng với các nhóm hoạt động xã hội đủ loại đổ bộ về Roma. Hội đồng là hình chụp cắt lớp một Giáo hội chia rẽ về các vấn đề như li hôn, đồng tính luyến ái, và những người sống ngoài hôn nhân, và hội đồng vẫn chờ xem Đức Phanxicô sẽ giải quyết các vấn đề tiến thoái lưỡng nan này như thế nào. Dần dần, hội đồng thể hiện một cách xử lý mới với các bất đồng, thể hiện niềm tin rằng Giáo hội không sợ tranh luận lành mạnh. Khi các sử gia nói về di sản của Đức Giáo hoàng Phanxicô, thì hai Hội đồng về Gia đình sẽ là điểm đầu tiên được nhắc đến.

Đức Phanxicô vẫy tay chào

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Nguồn: phanxicovn

Xem thêm

25-11-2024 9-59-18 PM

Lời Chúa – Thứ Ba Tuần XXXIV Mùa Thường Niên 26/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN