Home / Tiêu Điểm / Năm vị thánh của Phi Châu

Năm vị thánh của Phi Châu

 

h11_ Thánh Maurice thành Agaune, chiến binh phục vụ cho Chúa Kitô. Khi Maximien lên ngôi hoàng đế La Mã (286), ông quyết định thanh trừng tất cả Kitô hữu ở Phương Tây, bắt đầu bằng dân cư ở Octodure, bây giờ là vùng Martigny, vùng Bắc núi Alpes Thụy Sĩ. Chuyện kể, để làm công việc này, ông nhờ một binh đoàn vùng Thèbes. Sáu ngàn binh lính của binh đoàn này là Kitô hữu, họ từ chối không thi hành lệnh nhà vua, họ bị giết cho đến người cuối cùng. Một tương truyền khác kể đội trưởng Maurice và nhiều binh lính khác bị giết vì họ không chịu tham dự vào một buổi lễ của lương dân. Dù với lý do gì, một thánh đường được xây trên nơi họ bị giết ở Agaune, vùng Valais nước Thụy Sĩ. “Bẩm Hoàng đế, chúng tôi là binh lính nhưng chúng tôi cũng là người phục vụ Chúa. Với đức vua chúng tôi thi hành bổn phận quân sự, với Chúa, chúng tôi theo lương tâm. Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu chống bất cứ kẻ thù nào nhưng chúng tôi nghĩ, nếu chúng tôi giết người vô tội là chúng tôi phạm tội ác. Trước hết chúng tôi thề với Chúa, sau đó chúng tôi thề với đức vua. Chúng tôi tin chắc lời thề thứ nhì sẽ không có một giá trị nào nếu chúng tôi cắt đứt với lời thề thứ nhất,” theo bản tuyên bố Công chứng các thánh Tử đạo của Thánh Maurice.

h22_ Thánh Bênêđictô le More (1524-1589) còn được gọi là Thánh Bênêđictô Đen, con của một gia đình nô lệ Hồi giáo và đã trở lại đạo Công giáo. Sinh năm 1524, trước hết thánh nhân là người chăn cừu, sau ở ẩn sĩ và cuối cùng vào Dòng Phan Sinh ở Palerma. Khi vào Dòng, đầu tiên hết ngài giữ chân nấu bếp, ngài theo gương phục vụ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đến để phục vụ, câu ngài thích lặp lại. Sau đó anh em chọn ngài làm bề trên một thời gian, kế đó ngài lo nhà tập. Dù đã từng giữ chức vụ có trách nhiệm cao nhưng cũng không vì thế mà không về làm bếp lại sau đó. Có năm vụ chết đi được sống lại được cho là nhờ ngài cầu bàu, trong năm vụ này có vụ một em bé sơ sinh đã chết trong một tai nạn xe. Thánh Bênêđictô Đen là bổn mạng của thành phố Palerma, một thành phố ở Silice nơi ngài chết năm 1589. Ngài được phong thánh năm 1807 và được tôn kính ở đan viện Đức Mẹ Chúa Giêsu ở Palerma, nhưng ngài cũng được tôn kính ở nhiều nơi khác như Mỹ, Ba Tây và Argentina.

h33_ Thánh Kizito, sinh năm 1873 ở Uganda. Từ còn rất nhỏ, Kizito đã là thị đồng ở triều đình vua Mwanga. Nhờ bề trên của mình là Joseph Mukassa, Kizito bí mật được các nhà truyền giáo Linh mục Trắng dạy. Nhưng nhà vua rất thù ghét người theo đạo, đã vạch trần người trưởng các thị đồng, ông Mukassa, và thiêu sống ông này. Sau cái chết của ông, nhiều người Phi Châu xin rửa tội, và Kizito mong được nên giống như Chúa Kitô. Vài tháng sau khi ông Mukassa bị hành quyết, ngày 3 tháng 6-1886, đến lượt Kizito bị thiêu sống cùng với các đồng bạn. Trước khi bị lửa đốt, Kizito đọc Kinh Lạy Cha: “Xin từ giã các bạn, chúng tôi đang đi trên con đường đúng”, đó là lời cuối cùng của Kizito. Sau khi Kizito tử đạo, hàng trăm người xin được rửa tội. Ngày 6 tháng 6 năm 1920, Đức Bênêđictô XV phong chân phước cho Kizito và ngày 18 tháng 10-1964, Đức Phaolô VI đã phong thánh cho Kizito. Kizito là thánh đầu tiên của Phi Châu được phong thánh tại lục địa.

h44_ Chân phước Isidore Bakanja sinh năm1887, người nước Zaire. Chân phước cống hiến tất cả thì giờ rãnh của mình để dạy giáo lý. “Là giáo lý viên, Isidore một lòng với Chúa, lòng can đảm của anh là do đức tin và do lòng trung thành của anh với tràng chuỗi Mân côi,” Đức Gioan-Phaolô II tuyên bố như trên ở nhà thờ Kisangani trong chuyến đi Phi Châu của mình năm 1980.

Ngày 12 tháng 8 năm 1909, ở Busira, nơi anh giúp việc, Isidore Bankaja bị một người Âu Châu tra tấn đến chết, ông này là người ghét người công giáo. Anh chết năm anh 29 tuổi, anh tha thứ cho những người giết anh, các nhà truyền giáo dòng Trappe đã chứng kiến.

Isidore Bakanja được phong chân phước ngày 24 tháng 4 năm 1994 trong kỳ họp thượng hội đồng Phi Châu.

h55_ Chân phước Anuarite Nengapeta Clémentine sinh năm 1941 ở Wamba (Zaire), bây giờ là Cộng hòa Dân chủ Congo. Năm 16 tuổi, Anuarite quyết định vào Dòng Thánh Gia của địa phận. Lòng tốt và nhiệt thành vô bờ của chân phước đã làm cho mọi người ngạc nhiên. Tuy bà không hoàn hảo, đôi khi bà rất nóng tính nhưng bà mong muốn cải thiện tính xấu này. Các biến cố xảy đến làm xáo trộn cuộc sống của bà: ngày 29 tháng 11-1964, quân phản loạn Simba đột nhập và bắt 34 nữ tu Phi Châu lên xe tải ở Isiro, dưới chiêu đề dối trá là để bảo vệ họ khỏi tay người Mỹ. Bị tấn công ở nhà Dòng, bà bảo vệ mẹ bề trên và bị giết dưới bàn tay của những người muốn hiếp bà. “Tôi tha thứ cho ông”, bà nói trong hơi thở cuối cùng với người đã đánh bà một cú giết người. Đức Gioan-Phaolô II phong chân phước cho bà năm 1985, khi đó nhân danh Giáo hội, Đức Giáo hoàng tha thứ cho kẻ giết người: sát nhân có mặt trong đám đông.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn: Phanxicovn

Xem thêm

lc194548

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  KHÔNG GIAN CHO CHÚA “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các …