Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật XXIX TN, năm B, của Trầm Thiên Thu

Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật XXIX TN, năm B, của Trầm Thiên Thu

 

Chuyện Phục Vụ

 

h4

Phục vụ là giúp đỡ người khác, có thể đó là vic phi làm theo bổn phận, theo trách nhiệm, hoặc có thể là vic mun làm vì tự nguyện. Tinh thần phục vụ làm cho chúng ta nên cao quí, vì phục vụ là dâng hiến chính con người bé nhỏ của chúng ta cho Thiên Chúa, Đấng tối cao tuyệt đối.

Hàng ngày, các công ty, các cửa hàng, các quán ăn hoặc giải khát,… luôn có những đợt tuyển nhân viên phục vụ. Công việc của người phục vụ rất bình thường, đôi khi bị coi làm tầm thường, nhưng thực ra lại rất cần thiết. Có thể nói rằng không có họ thì các sinh hoạt xã hội khó tồn tại. Không có các công nhân thì giám đốc chỉ bó tay, và xã hội sẽ không có sản phẩm để tiêu thụ. Cách phân biệt “cao – thấp” là do quan niệm của những người thiển cận, nông cạn – cũng là một dạng “thiểu não” đấy. Chỉ có người xấu chứ không có nghề xấu, cũng không có nghề nào hơn nghề nào. Tiền nhân nói: “Nht sĩ, nhì nông; hết go chy rông… nht nông, nhì sĩ”. Ảnh hưởng “” là do quan niệm xưa: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh. Kẻ sĩ được coi là “dân ngon”. Nhưng hết gạo ăn thì “ngon” cái nỗi gì? Ai hơn ai đây?

Ai cũng phục vụ lẫn nhau, dù là trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bằng cách nào đó. Đừng tưởng tôi tớ mới phải phục vụ chủ nhân, mà chính chủ nhân cũng phải phục vụ tôi tớ bằng cách nào đó; đừng tưởng chỉ có nhân viên mới phải phục vụ giám đốc, mà chính giám đốc cũng phải phục vụ nhân viên bằng cách nào đó; đừng tưởng chỉ có đệ tử mới phải phục vụ sư phụ, mà chính sư phụ cũng phải phục vụ đệ tử bằng cách nào đó; đừng tưởng chỉ có giáo dân mới phải phục vụ linh mục quản xứ, mà chính linh mục cũng phải phục vụ giáo dân bằng cách nào đó; đừng tưởng chỉ có bề dưới mới phải phục vụ bề trên, mà chính bề trên cũng phải phục vụ bằng cách nào đó; đừng tưởng chỉ có người nhỏ mới phải phục vụ người lớn, mà chính người lớn cũng phải phục vụ người nhỏ bằng cách nào đó;… Rất nhiều mối quan hệ trong xã hội, mọi mối quan hệ đều liên đới với nhau. Vợ chồng đối với nhau, cha mẹ và con cái đối với nhau, anh chị em đối với nhau, bạn bè đối với nhau,… nói chung là con người đối với con người. Chúa Giêsu đã có quy luật sống: “Ai làm đu phi hu thiên h (x. Mt 20:25-28; Mc 10:40-45).

Sau khi được Chúa Giêsu chữa khỏi chứng sốt nặng, nhạc mẫu của ông Phêrô liền chỗi dậy phc v Người (x. Mc 1:29-31; Lc 4:38-39). Và rồi chính Chúa Giêsu đã minh định:“Thy sng gia anh em như mngười phc v” (Lc 22:27). Quả thật, ngay tại Bữa Tiệc Ly, trước khi Chúa Giêsu bị bắt, chính Ngài đã đích thân hạ mình bằng cách quỳ xuống mà rửa chân cho các môn đệ, Ngài muốn làm gương và dạy chúng ta về tầm quan trọng của sự phục vụ (x. Ga 13:3-20).

Chuyện phục vụ cũng liên quan thái độ “chảnh”. Người ta thường thích “sai” người ta làm cái này, việc nọ, và cứ tưởng thế là oai lắm. Ảo tưởng quá, dại dột quá, vì đi ngược lại đường lối của Chúa mà lại dám “hãnh diện”, thế mới chết chứ! Phục vụ là việc bình thường mà lại nhiêu khê. Phục vụ là dấn thân, cũng rất cần phải khiêm nhường mới có thể phục vụ. Không dễ chút nào!

Phục vụ còn liên quan nịnh bợ, tâng bốc, ranh mãnh. Cứ thấy “ông to, bà lớn” thì họ tìm mọi cách để “đưa đón” và “đẩy đưa”, đãi bôi, tâng bốc,… cốt để tỏ ra mình “oai”, tìm mọi cách “nịnh trên, đạp dưới”. Thật ra họ chỉ là “cáo mượn oai hổ”, chứng tỏ đầu óc kém cỏi, ngu dốt với cái đầu rỗng tuếch. Họ tự thú với người khác rằng “ông ơi, tôi ở bụi này”, ngu dại mà cứ tưởng mình giỏi giang. Kinh khủng thật! Tục ngữ Đức có câu nói thú vị:“Người ta bt th rng bng chó săn, bt đàn bà bng bc tin, và bt k ngu si bng li khen di trá”.

Ngôn sứ Isaia cho biết: “Đc Chúa đã mun người phi b nghin nát vì đau kh. Nếu người hiến thân làm l vt đn ti, người s được thy k ni dõi, s được trường tn, và nh người, ý mun ca Đc Chúa s thành tu“” (Is 53:10). Nghe chừng rất lạ, vì có vẻ rất… “ngược đời”, bình dân gọi là “trái khoáy”. Thế nhưng như vậy mà lại không phải như thế. Nghịch mà thuận, gọi là nghịch-lý-thuận.

Lý do vừa mặc nhiên vừa minh nhiên: “Nh ni thng kh ca mình, người s nhìn thy ánh sáng và được mãn nguyn. Vì đã nếm mùi đau kh, người công chính, tôi trung ca Ta, s làm cho muôn người nên công chính và s gánh ly ti li ca h (Is 53:11). Ai chân thành theo Chúa sẽ được tha thứ tội lỗi, được “trắng án” và được công chính hóa – tức là được “giải án, tuyên công”, vì chính Thiên Chúa “bù lỗ” cho họ. Thật hạnh phúc biết bao!

Thiên Chúa công minh và chính trực. Ngài giàu lòng thương xót (Ep 2:4), nhưng Ngài lại thẳng thắn, không thiên vị bất cứ ai (1 Pr 1:17; Gl 2:6; Cv 10:34). Mọi lời Ngài nói đều nên trọn: “Li Chúa phán qu là ngay thng, mi vic Chúa làm đu đáng cy tin. Chúa yêu thích điu công minh chính trc, tình thương Chúa chan hoà mt đt (Tv 33:4-5).

Thiên Chúa nhất định là Đấng chân thật, còn mi người đu gi di (Rm 3:4). Thiên Chúa tốt lành tuyệt đối, Ngài “không thể bị cám dỗ làm điều xấu và chính Ngài cũng không cám dỗ ai” (Gc 1:13). Tác giả Thánh Vịnh đã minh chứng: “Chúa đ mt trông nom người kính s Chúa, k trông cy vào lòng Chúa yêu thương, hu cu h khi tay thn chết và nuôi sng trong bui cơ hàn. Tâm hn chúng tôi đi trông Chúa, biNgười luôn che ch phù trì” (Tv 33:18-20).

Thiên Chúa là Tình yêu (1 Ga 4:8 và 16), là lòng thương xót, là lòng trắc ẩn. Chúng ta có biết yêu thương thì cũng là nhờ Ngài, bắt nguồn từ Nguồn Yêu Thương của Ngài. Thiếu tình yêu, chắc chắn con người sẽ chết sớm. Vì thế, chúng ta phải biết không ngừng cầu xin Ngài: “Xin đ tình thương xung chúng con, ly Chúa, như chúng con hng trông cy nơi Ngài (Tv 33:22).

Yêu thương là phục vụ, không yêu thương thì người ta không muốn phục vụ – dù có thể họ vẫn biết cách phục vụ. Nhưng để có thể phục vụ, người ta phải biết yêu thương; để có thể yêu thương, người ta phải biết lắng nghe nhau, đặc biệt là lắng nghe Thiên Chúa. Ước gì mọi người đều biết sẵn sàng và mau mắn như cậu Samuel ngày xưa: “Ly Chúa, xin Ngài phán, vì tôi t Ngài đang lng nghe (1 Sm 3:9).

Chúa Giêsu là vị Thượng Tế biết cảm thương, luôn chạnh lòng thương xót người khác, luôn động lòng trắc ẩn trước những con người khốn khổ. Thánh Phaolô cho biết:“Chúng ta có mt v Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tng tri, là Đc Giêsu, Con Thiên Chúa. Vy chúng ta hãy gi vng li tuyên xưng đc tin (Dt 4:14). Tuyên tín là điều cần thiết, nhưng lại không đơn giản, vì đơn giản như việc làm Dấu Thánh Giá mà nhiều người vẫn “e ngại”, nhất là khi có người khác tôn giáo hoặc ở nơi công cộng. Họ lý luận bằng cách phát âm là “làm dấu” nhưng thực ra là “làm giấu” đó mà!

Thánh Phaolô nói rõ ràng, dùng phủ định cách để làm nổi bật sự xác định: “V Thượng Tế ca chúng ta không phi là Đng không biết cm thương nhng ni yếu hèn ca ta, vì Người đã chu th thách v mi phương din cũng như ta, nhưng không phm ti. Bi thế, ta hãy mnh dn tiến li gn ngai Thiên Chúa là ngun ân sng, đ được xót thương và lãnh ơn tr giúp mi khi cn (Dt 4:15-16). Không đến với Lòng Chúa Thương Xót không chỉ là dại dột mà phải nói là ngu xuẩn. Tuy nhiên, nếu ảo tưởng thì chúng ta chỉ “lợi dụng” Lòng Chúa Thương Xót mà thôi. TIN mình được Chúa thương thì không là kiêu ngo, nhưng TƯỞNG mình được Chúa thương thì li là kiêu ngo!

Kiêu ngạo là ảo tưởng. Vì ảo tưởng mà không yêu thương – mà yêu thương thì rất thực tế, vì cần hành động cụ thể. Do đó, không yêu thương thì không thể phục vụ. Phục vụ đối lập với quyền hành, địa vị, chức tước, vì người có chức quyền không muốn phục vụ, chỉ muốn “chỉ dạy” và muốn được phục vụ. Tại sao chúng ta khó phục vụ? Bi vì chúng ta ích k, li, ngi khó, s hèn, quen chnh. Thánh nữ Têrêsa Avila (1515-1582), Tiến sĩ Thần bí, nhận xét: “Chúng ta quá t ái, quá vn dng tài trí trn gian đ khoe khoang mình, đó là s di trá to ln và ngông cung, các thánh nhân không như thế.

Chuyện phục vụ có “dính líu” tới chức quyền. Trình thuật Mc 10:35-45 là câu chuyện đầy kịch tính về vấn đề này, hầu như lúc nào cũng là vấn đề “thời sự nóng”.

Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và “lấy lòng” Ngài bằng cách rào trước đón sau: “Thưa Thy, chúng con mun Thy thc hin cho chúng con điu chúng con sp xin đây. Ngài hỏi: “Các anh mun Thy thc hin cho các anh điu gì?. Họ không ngần ngại vào thẳng vấn đề: “Xin cho hai anh em chúng con, mt người được ngi bên hu, mt người được ngi bên t Thy, khi Thy được vinh quang.

Đức Giêsu trách mắng họ và Ngài cũng nói thẳng: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có ung ni chén Thy sp ung, hay chu được phép ra Thy sp chu không?. Họ có vẻ “vô tư” khi trả lời Ngài: “Thưa được. Đức Giêsu bảo: “Chén Thy sp ung, anh em cũng s ung; phép ra Thy sp chu, anh em cũng s chu. Còn vic ngi bên hu hay bên t Thy thì Thy không có quyn cho, nhưng Thiên Chúa đãchun b cho ai thì k y mi được. Nghe lời này, có lẽ họ cảm thấy… “ngại” lắm đấy. Và đó cũng là “tâm trạng” của chúng ta ngày nay!

Sau khi nghe hai anh em nhà Dêbêđê nói vậy, mười môn đệ kia đâm ra tc ti với ông Giacôbê và ông Gioan. Bản tính ghen tỵ trong con người luôn muốn trỗi dậy, sẵn sàng vùng lên bất cứ lúc nào, nhất là khi cảm thấy mình “lép vế” hơn người khác. Ghen tỵ vì tự ái. Tính ghen tỵ có ở mọi nơi và trong mọi người. Tính ghen tỵ dễ thấy trong các cộng động – cả xã hội và tôn giáo. Trong các giáo xứ, đoàn thể, cộng đoàn tu trì, nhóm từ thiện, thậm chí ngay trong gia đình, chúng ta vẫn thấy có tính ghen tỵ – với các mức độ khác nhau. Con gà còn tức nhau vì tiếng gáy kia mà! Tự ái và ghen tỵ là “chướng ngại vật” khiến chúng ta khó “từ bỏ mình” theo ý của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu biết các đệ tử đang hậm hực với nhau vì muốn tranh giành quyền hành, Ngài gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: nhng người được coi là th lãnh các dân thì dùng uy mà thng tr dân, nhng người làm ln thì ly quyn mà cai qun dân. Nhưng gia anh em thì không được như vy: ai mun làm ln gia anh em thì phi làm người phc v anh em; ai mun làm đu anh em thì phi làm đy t mi người. Rõ ràng quá, không có gì khó hiểu, nói ngắn gọn là “ai muốn làm đầu phải hầu người khác”.

Tại sao lại “ngược đời” vậy chứ? Chúa Giêsu đã minh chứng cụ thể: “Con Người đếnkhông phi đ được người ta phc v, nhưng là đ phc v, và hiến mng sng làm giá chuc muôn người (Mc 10:45). Chúng ta không thể viện cớ với bất cứ lý do gì để tự biện hộ nữa. Thật vậy, cứ “xem quả thì biết cây” (Mt 12:33; Lc 6:44).

Trong dịp viếng thăm đất nước Hoa Kỳ (cuối tháng 9-2015), ĐGH Phanxicô đã vấp bậc cầu thang và lảo đảo khi lên máy bay (*). Trong lúc đó, gió còn thổi khăn choàng vai phủ lên đầu, và không có ai đi kế bên ngài. Khi ngài lên tới cửa máy bay, có người muốnxách cp giùm nhưng ngài t chi. Gương khiêm nhường và phục vụ rốt rõ nét. Đúng như Chúa Giêsu đã nói: “Con Người đến KHÔNG phi đ ĐƯỢC người ta phc v, nhưng là đ PHC V và HIN DÂNG mng sng làm giá chuc muôn người (Mt 20:28; Mc 10:45). Khi ăn uống, ĐGH Phanxicô hòa mình vào với mọi người, thân thiện và gần gũi, không thích ngồi “chỗ danh dự”, không muốn đi ăn với người sang trọng mà thích đi ăn với người vô gia cư.

Còn chúng ta, nhất là những “người lớn”? Thực tế, có nhiều người chưa “lớn” đã chảnh lắm! Trả lời với Chúa Giêsu thế nào đây? Ai “dám” noi gương ĐGH Phanxicô? Có lẽ người ta gãi đầu, ậm ừ, lần lữa, và… hậu xét!

Hôm nay, ngay bây giờ, và hơn bao giờ hết, có lẽ chúng ta phải suy tư nhiều và cố gắng chân thành cầu nguyện theo gương Thánh Phanxicô Assisi: “Ly Chúa, xin cho con biết mến yêu và phng s Chúa trong mi người. Lời cầu này mệnh danh là Kinh Hòa Bình vì đậm chất phục vụ theo Ý Chúa – phụng sự Chúa TRONG mọi người. Quả thật, đúng như lời Chúa Giêsu đã xác định khi “phân loại” Chiên và Dê: “Mi ln các ngươi LÀM [giúp đ] cho mt trong nhng anh em bé nh nht ca Ta đây, là các ngươi đã LÀM cho chính Ta, mi ln các ngươi KHÔNG LÀM [giúp đ] cho mt trong nhng anh em bé nh nht ca Ta là các ngươi đã KHÔNG LÀM cho chính Ta (x. Mt 25:31-46).

Vâng, hãy nghe Thánh Pôlycarpô (+155, giám mục tử đạo) nhắn nhủ: “Hãy t lòng nhân hu, nhit thành, và hãy bước theo chân lý ca Chúa, Ðng đã làm tôi t mi người.

Ly Thiên Chúa, xin giúp con biết nhn din chính mình đ đ sc trit h cái tôi trong con. Ht-bi-con không đáng gì mà đã làm bn mt Ngài, con ch là k vô dng vì bt tài, nhưng vì Tôn Danh Ngài, xin biến con thành khí c bình an và yêu thương, đ bt c ai gp con cũng gp được Ngài, và xin cho con cũng gp Ngài nơi nhng người con gp. Con cu xin nhân danh Thánh T Giêsu, Đng cu đ nhân loi. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(*) Xin xem đoạn video này để thấy rõ: https://www.youtube.com/watch?v=kxKU9v5aorA

Xem thêm

21-11-2024 10-08-06 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần XXXIII Mùa Thường Niên 22/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN