Với sự tế nhị và với một chiều sâu, ngày thứ tư 23 tháng 9, Giám mục địa phận Rôma đã kêu gọi anh em Giám mục Mỹ đối thoại với xã hội một cách khác, sống tinh thần hợp đoàn thêm nữa và tiếp tục giúp người di dân.
“Tôi đến đây không phải để đưa ra một chiến thuật hay để phê phán anh em nhưng để nói chuyện trong tình anh em”. Trong bài diễn văn soạn kỹ lưỡng, với chữ dùng tế nhị chọn lọc, ngày thứ tư 23 tháng 9, Đức Phanxicô đã mời các Giám mục Mỹ đối thoại hơn nữa và hiệp nhất hơn nữa.
Ngài đọc chầm chậm bài diễn văn để lời nhắn của mình được nhẹ nhàng tiếp nhận, Giám mục địa phận Rôma đọc tiếng Ý và đến gần “anh em giám mục của mình” họp ở Nhà thờ chính tòa Washington. Ngài nói lịch sử lâu dài của Giáo hội Mỹ làm ngài nhớ lại lịch sử Giáo hội Argentina của mình.
Ngài cũng nhắc lại Rôma luôn ưu ái họ. Ngài cũng nêu lại nhưng một cách hàm ẩn nỗi đau của nạn ấu dâm đã làm Giáo hội nhục lây. Ngài cũng công nhận điều kiện làm việc gay go của các giám mục bây giờ.
Thay đổi giọng
Đi từ từ, ngài dẫn họ đến việc nên thay đổi cách nói để tìm một đường lối mục vụ ân cần hơn. Để thích ứng với 71 triệu tín hữu và với một xã hội đôi khi khá bức xúc đối với thái độ của hàng giám mục mà họ cho là quá cố chấp và và cứ bám mãi vào một vấn đề.
Trong bối cảnh này, ngài mời gọi họ đừng “khép kín trong bức tường sợ hãi, hãy để vết thương tự lành và cho qua những chuyện đã qua, chuẩn bị những câu trả lời cứng rắn cho những sự chống cự từ nay bắt đầu có.” “Ngôn ngữ chua chát và gây gỗ của sự chia rẽ thì không phù hợp với lời nói của mục tử”.
“Như thế, anh em phải đối thoại với nhau, đối thoại trong địa phận, với giáo dân, với gia đình, với xã hội. Tôi sẽ khuyến khích anh em mãi, phải đối thoại và đừng sợ”, ngài nhấn mạnh và nói thêm phải “dành sức lực cần thiết cho mọi đối thoại đích thực”.
Lời của ngài cũng nhắc để có tinh thần hợp đoàn và hiệp nhất hơn trong hội đồng giám mục, một hội đồng bị đánh dấu bởi những nứt rạn làm chia rẽ đất nước, nhưng phải giữ hòa hợp với đất nước. Ngài nói, “phải tuyệt đối coi sóc sự hiệp nhất này, gìn giữ nó, làm thuận lợi cho nó, xem đây là dấu hiệu, là khí cụ để hiệp nhất các chủng tộc, các tầng lớp, các thế hệ, các dân tộc, vượt ra khỏi các hàng rào cản”.
Đón nhận người di dân
Đứng trước nét đa dạng của quốc gia Mỹ, Đức Phanxicô mời gọi các giám mục đón nhận người di dân mà ngài sẽ gặp trong chuyến đi của mình: “Sẽ có thể không dễ cho anh em để đọc tâm hồn họ, có thể anh em sẽ cảm thấy khó vì sự khác biệt của họ. Tuy nhiên anh em biết rằng, họ cũng có các khả năng để chia sẻ. Anh em hãy đón nhận họ mà đừng sợ”.
“Tôi bảo vệ gần như cho chính tôi”, Giáo hoàng con của một gia đình di dân xác nhận như ngài đã nói sáng nay ở Tòa Bạch Ốc.
Chuyến đi nào của Giáo hoàng cũng dành thì giờ để trao đổi với các Giám mục địa phương và thường là họp kín. Khi đọc bài diễn văn này, một bài diễn văn cũng có chiều sâu như bài diễn văn đầu giáo triều của mình khi ngài đọc trước Hội đồng giám mục Ba Tây, Đức Phanxicô cũng muốn nói với các giám mục khác khi sắp đến kỳ họp Thượng hội đồng về gia đình, nơi mà đối thoại và hiệp nhất cũng là vấn đề quan trọng.
Sau buổi nói chuyện lâu với các giám mục, buổi chiều, Đức Phanxicô dâng thánh lễ phong hiển thánh cho chân phước Junipero Serra, tu sĩ Dòng Phan Sinh của tiểu bang California.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch