Dẫn vào
Mới đây, ngày 11-4-2015, Tông sắc Dung mạo thương xót (Misericordiae vultus) của Ðức Thánh cha Phanxicô đã được chính thức công bố tại Đền thờ Thánh Phêrô. Tông sắc đã ấn định năm thánh ngoại thường về lòng thương xót của Thiên Chúa. Theo đó, năm thánh sẽ bắt đầu từ ngày 08 tháng 12 năm 2015 (Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội) đến ngày 09 tháng 11 năm 2016 (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ).
Tông sắc nhấn mạnh rằng, năm thánh sẽ bắt đầu từ năm 2015 với hai lý do, “ngày 08 tháng 12” là ngày: (1) Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội: Đức Maria là đấng được Thiên Chúa thương đặt là người thánh thiện và không tỳ ố trong tình thương “… để nhân loại không bị lẻ loi và lệ thuộc sự ác”; và (2) sắp tới đây là ngày kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng Vaticanô II, một công đồng đã phá đổ những bức tường thành khép kín Giáo hội bằng thời gian quá lâu trong một thành trì đặc ân, để đưa Giáo hội đi loan báo Tin mừng một cách mới mẻ, sử dụng “liều thuốc thương xót, thay vì dùng những võ khí ngặt nghèo”.[1]
Tại Việt Nam, có thể nói, cũng trong cùng một bầu khí vận hành của ơn Chúa Thánh Thần, trong sự nhạy bén sống đạo: cùng suy tư, cùng cảm thức với Giáo hội (sentire cum Ecclesia), mà ngay từ lúc trở về quê nhà – sau khi tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Ngoại thường về Gia đình do Đức Thánh cha Phanxicô triệu tập tại Rôma từ ngày 05 tháng 10 đến ngày 19 tháng 10 năm 2014 vừa qua – Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, trong tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã trả lời một bài phỏng vấn cách nền nã như sau: “Đường hướng chung của Thượng Hội đồng là…
… kết hợp tình thương và chân lý, lòng thương xót của Thiên Chúa và đòi hỏi bước theo Chúa Kitô trên con đường thập giá. Vì thế điều cốt yếu mà toàn thể Giáo hội vẫn phải kiên nhẫn thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, là sự giáo dục đào tạo hết sức cần thiết cho các gia đình Kitô giáo hôm nay.[2]
Điều này làm chúng ta nhớ đến dịp cử hành Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, cách đây sáu năm, ngày 19-4-2009, cách hết sức long trọng tại Sài Gòn (lần đầu tiên kể từ khi lễ được chính thức công nhận).[3] Hôm ấy, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã ân cần nhắn nhủ: “Cuộc sống mỗi gia đình, mỗi dòng tu đều có những khó khăn thử thách, vì thế chúng ta hãy tín thác vào Chúa để vượt qua những khó khăn ấy”.[4]
Vậy ra, để hướng lòng đến “Năm thánh đặc biệt về lòng thương xót”, những lần sử dụng từ mercy sau đây được tuyển lựa để trình bày phần nào về “dung mạo thương xót”: là con đường liên kết Thiên Chúa với con người, luật căn bản ở trong tâm hồn mỗi người, lý tưởng sống và là tiêu chuẩn xác định niềm tin… bởi lẽ: “Lòng thương xót thực sự của Kitô giáo, theo một nghĩa nào đó, cũng là hiện thân hoàn hảo nhất của sự bình đẳng giữa người và người, và như vậy cũng là hiện thân hoàn hảo nhất của công bằng, vì trong mức độ riêng thuộc phạm vi của mình, công bằng cũng nhắm tới cùng một hiệu quả”.[5]
Bốn lần sử dụng từ mercy
1. APV VII 14,21
- Mercy that is truly Christian is also, in a certain sense, the most perfect incarnation of “equality” between people, and therefore also the most perfect incarnation of justice as well, insofar as justice aims at the same result in its own sphere. (VII 14,21)
- La miséricorde véritablement chrétienne est également, dans un certain sens, la plus parfaite incarnation de l’“égalité” entre les hommes, et donc aussi l’incarnation la plus parfaite de la justice, en tant que celle-ci, dans son propre domaine, vise au même résultat. (VII 14,21)
- Lòng thương xót thực sự của Kitô giáo, theo một nghĩa nào đó, cũng là hiện thân hoàn hảo nhất của sự bình đẳng giữa người và người, và như vậy cũng là hiện thân hoàn hảo nhất của công bằng, vì trong mức độ riêng thuộc phạm vi của mình, công bằng cũng nhắm tới cùng một hiệu quả. (VII 14,21)
2. APV VII 14,22
- However, the equality brought by justice is limited to the realm of objective and extrinsic goods, while love and mercy bring it about that people meet one another in that value which is man himself, with the dignity that is proper to him. (VII 14,22)
- L’égalité introduite par la justice se limite cependant au domaine des biens objectifs et extérieurs, tandis que l’amour et la miséricorde permettent aux hommes de se rencontrer entre eux dans cette valeur qu’est l’homme même, avec la dignité qui lui est propre. (VII 14,22)
- Tuy nhiên, sự bình đẳng do công bằng đưa lại vẫn bị giới hạn vào lãnh vực những của cải khách quan và ngoại lai, trong khi tình thương và lòng thương xót cho phép con người gặp gỡ nhau trong giá trị là chính con người, cùng với phẩm giá riêng của con người. (VII 14,22)
3. APV VII 14,24
- Thus, mercy becomes an indispensable element for shaping mutual relationships between people, in a spirit of deepest respect for what is human, and in a spirit of mutual brotherhood. (VII 14,24)
- Ainsi donc, la miséricorde devient un élément indispensable pour façonner les rapports mutuels entre les hommes, dans un esprit de grand respect envers ce qui est humain et envers la fraternité réciproque. (VII 14,24)
- Như thế, lòng thương xót trở thành một yếu tố cần thiết để định dạng những mối tương quan giữa con người với nhau, trong tinh thần trân trọng tối đa những gì thuộc về con người và trong tinh thần huynh đệ hỗ tương. (VII 14,24)
4. APV VII 14,37
- For this reason, the Church must consider it one of her principal duties—at every stage of history and especially in our modern age—to proclaim and to introduce into life the mystery of mercy, supremely revealed in Jesus Christ. (VII 14,37)
- C’est pourquoi l’Eglise doit considérer comme un de ses principaux devoirs – à chaque étape de l’histoire, et spécialement à l’époque contemporaine – de proclamer et d’introduire dans la vie le mystère de la miséricorde, révélé à son plus haut degré en Jésus-Christ. (VII 14,37)
- Chính vì lý do này, Giáo hội phải xem đây là một trong những bổn phận chính yếu của mình – vào mỗi giai đoạn của lịch sử và đặc biệt trong thời đại hiện nay của chúng ta – là công bố và đưa vào trong đời sống mầu nhiệm lòng thương xót đã được mạc khải ở mức tột bậc nơi Đức Giêsu Kitô. (VII 14,37)
Để kết
Nói tóm lại, để “… kết hợp tình thương và chân lý, lòng thương xót của Thiên Chúa và đòi hỏi bước theo Chúa Kitô trên con đường thập giá”, điều cần thiết là ý thức về lòng thương xót thực sự của Kitô giáo cũng là: (1) “… hiện thân hoàn hảo nhất của sự bình đẳng giữa người và người, và như vậy cũng là hiện thân hoàn hảo nhất của công bằng, vì trong mức độ riêng thuộc phạm vi của mình, công bằng cũng nhắm tới cùng một hiệu quả” (VII 14,21); đồng thời cũng cần ý thức: (2) “… sự bình đẳng do công bằng đưa lại vẫn bị giới hạn vào lãnh vực những của cải khách quan và ngoại lai, trong khi tình thương và lòng thương xót cho phép con người gặp gỡ nhau trong giá trị là chính con người, cùng với phẩm giá riêng của con người” (VII 14,22).
Chúng ta quyết tâm: “… kiên nhẫn thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, là sự giáo dục đào tạo hết sức cần thiết cho các gia đình Kitô giáo hôm nay”. Cần áp dụng: (3) “… lòng thương xót trở thành một yếu tố cần thiết để định dạng những mối tương quan giữa con người với nhau, trong tinh thần trân trọng tối đa những gì thuộc về con người và trong tinh thần huynh đệ hỗ tương” (VII 14,24); bởi lẽ, chính vì những ý thức và quyết tâm sống đạo nêu trên mà chúng ta cùng với Giáo hội xem đây là: (4) “… một trong những bổn phận chính yếu của mình – vào mỗi giai đoạn của lịch sử và đặc biệt trong thời đại hiện nay của chúng ta – là công bố và đưa vào trong đời sống mầu nhiệm lòng thương xót đã được mạc khải ở mức tột bậc nơi Đức Giêsu Kitô” (VII 14,37).
[1] Kiểu nói của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII.
[2] WHĐ (x. Báo Công giáo, http://baoconggiao.com/vi/news/Giao-Hoi-Viet-Nam/Phong-van-Duc-GM-Phaolo-Bui-Van-Doc-sau-Thuong-Hoi-dong-Giam-muc-ve-Gia-dinh-4493).
[3] Tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn hôm ấy (19-4-2009), có khoảng 13.000 người tham dự Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót (Chúa nhật thứ II Phục Sinh).
[4] WHĐ, http://www.hdgmvietnam.org/tphcm-le-kinh-long chua-thuong-xot-thu-hut-hang-ngan-nguoi/223.63.8.aspx.
[5] VII 14,21.