Home / Chia Sẻ / Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu qua Đức Mẹ

Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu qua Đức Mẹ

 

ChiemNguong ChuaGiesu Qua DucMeLàm mẹ có quá nhiều lý do để lo lắng và mừng vui từ khi mang thai. Nhưng làm mẹ của Đấng Cứu Thế thì sao? Ai có thể tưởng tượng được không?

Người mẹ nào cũng thích câu chuyện giáng sinh và chắc hẳn phải cân nhắc câu chuyện đó là gì, từ khi Đức Maria được thiên thần truyền tin tới lúc đang cưỡi lừa đi đường xa mà không tìm được chỗ trọ để mãn nguyệt khai hoa. Chỉ có hang lừa mà thôi!

Khi chuẩn bị đồ cho đứa con sắp sinh và khi làm việc nhà, chúng ta hãy nhìn vào Đức Mẹ. Nuôi dưỡng Con Thiên Chúa chắc hẳn phải khó khăn hơn chúng ta nuôi con bình thường.

CON MỘT

Con của Mẹ là Con Trời, là Thiên Tử, là Con hoàn hảo. Không thể dễ khi nuôi Người Con này. Mà cũng có thể không khó. Với tình yêu giữa Mẹ và Con, Đấng Thiên Sai, chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Đó là tình yêu vượt ngoài tầm hiểu biết của loài người, với sự đau khổ vượt ngoài kinh nghiệm của chúng ta. Nhưng ý của Đức Mẹ liên kết với ý của Thiên Chúa, chắc chắn Đức Mẹ yêu thương chúng ta đủ để hiến dâng Con yêu dấu của Mẹ chịu chết mà cứu độ chúng ta.

Sau khi xem phim Mary of Nazareth (Maria thành Nadarét), tôi dành thời gian chiêm ngưỡng Chúa Giêsu qua con mắt và trái tim của Mẹ Maria. Từ khi Đức Maria được truyền tin, rồi ý định bỏ trốn của Đức Thánh Giuse, Chúa Giêsu giáng sinh nơi hang lừa, Chúa Giêsu chịu đóng đinh, tình mẫu tử của Mẹ Maria đan kết bởi quá nhiều đau khổ. Bất kỳ người mẹ nào chỉ có một con cũng đều có mối quan hệ đặc biệt với con một của mình bằng Tình Mẫu Tử sâu sắc. Nhưng mối quan hệ đặc biệt của Người Con Hoàn Hảo với Tình Yêu Hoàn Hảo đối với Người Mẹ Vô Nhiễm là điều không thể thuộc về thế gian này.

HIẾN DÂNG

Trong phim Mary of Nazareth, Đức Mẹ đã xin Thiên Chúa cho Mẹ chịu đau khổ thay cho Con của Mẹ. Hãy tưởng tượng điều này. Ai trong chúng ta dám xin chịu hành hạ và chịu đóng đinh thay cho Chúa Giêsu? Người mẹ trần gian còn dám hy sinh vì con thì Đức Mẹ không dám chịu đau khổ thay cho Con sao? Mặc dù Kinh Thánh không nói về điều này, nhưng cảnh trong phim rất hợp lý – Mẹ muốn chịu đau khổ thay cho Con.

Trong phim Mary of Nazareth, các sự kiện Tân Ước được giới thiệu qua Tình Mẫu Tử của Đức Mẹ và niềm tin vững vàng vào Thiên Chúa. Phim này là khoảng thời gian chiêm ngưỡng, không chỉ nỗi đau khổ của riêng Mẹ, mà còn nỗi đau khổ Mẹ chịu vì Chúa Giêsu mà chúng ta thường không lưu ý. Đó là nỗi thống khổ sâu sắc nhất Đức Mẹ chịu vì Con, nhưng Mẹ vẫn vượt qua tất cả.

TẬP TRUNG VÀO CHÚA GIÊSU

Hãy cân nhắc vai trò của Đức Mẹ trong lịch sử cứu độ. Không lạ gì khi Đức Mẹ được tôn vinh là Nữ Vương Thiên Đàng. Chúa Giêsu yêu mến Đức Mẹ biết bao, và chắc chắn Ngài cũng yêu thương chúng ta bằng tình yêu mà Ngài đã dành cho Đức Mẹ. Thật vậy, Chúa Giêsu đã xác định: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15:9). Vấn đề là chúng ta có “ở lại trong Ngài” hay không!

Không thể theo Chúa Giêsu nếu chúng ta không kính mến Mẹ của Ngài. Đức Mẹ xứng đáng được chúng ta kính mến và tạ ơn. Rất hợp lý khi chúng ta nhờ Đức Mẹ cầu bàu cho chúng ta trước mặt Chúa Giêsu. Đức Mẹ sẽ dẫn đưa chúng ta đến với Thiên Chúa nếu chúng ta xin Mẹ làm Đấng Trung Gian.

Đức Mẹ là người chia sẻ các câu chuyện thời kỳ đầu của Tân Ước – chẳng hạn việc sinh Đức Kitô và việc dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Yêu cầu của Đức Mẹ cũng được thực hiện ngay – như khi Đức Mẹ đề nghị Chúa Giêsu tội nghiệp đôi tân hôn tại Cana (Ga 2:1-12), và đó lại chính là phép lạ đầu tiên trong sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Đức Mẹ tập trung vào đời sống của Chúa Giêsu, từ khi thụ thai. Đức Mẹ cũng tập trung vào Giáo Hội của Đức Kitô. Nếu chúng ta đến với Đức Mẹ, chính Mẹ sẽ đưa Chúa Giêsu đến với chúng ta và đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu. Chính tình yêu của Đức Mẹ đã biến đổi thế giới. Tình yêu đó cũng có thể biến đổi chúng ta.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ SpiritualDirection.com)

Tháng Năm – 2015

Xem thêm

lc194548

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  KHÔNG GIAN CHO CHÚA “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các …