(Mc 15, 1- 39)
CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU LÀ VUA!
Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn. Thiên Chúa không bao giờ đề cao cái chết, sự chết, bởi vì, Thiên Chúa là nguồn của sự sống, sự sống vĩnh củu. Bởi vì, Thiên Chúa là tình yêu, đó là sự trả lời cho nhân loại. Vì chân lý tình yêu là sự sống, và sống vĩnh cửu. Theo đó, sự sống là tình yêu đích thực, vâng, đó là Thiên Chúa. Ngoài Thiên Chúa ra, không có sự sống đích thực.
Vâng, đoạn Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay (Mc 15, 1-39), chính là Bài Thương Khó được đọc trong Lễ Lá ( B ) 2015 nầy, đồng thời cũng là Bài Thương Khó lần thứ 2015, được công bố cho nhân loại biết cái chết đau thương, nhục nhã, khốn khổ nhất trong thế giới loài người, mà Đấng cứu chuộc Giêsu – Kitô đã chu toàn.
Vâng, thưa quý vị, suy đến cái chết, là suy đến sự thất bại, sự phản nghịch, sự bất tuân thượng lệnh. Vâng, đó là sự bại trận theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Và chằng ai đề cao cái chết, vì phàm nhân rồi sẽ phải chết. Vì thế, các bậc vĩ nhân xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, trong đó, có các Vị thánh Tử Đạo. Nhưng, các bậc quân vương, hay quyền quý, họ rất sợ cái chết. Bởi vì, cái chết đối với họ là điều khủng khiếp nhất. Nhưng, không ai thoát được cái chết. Khi gần chết, con người khao khát sống đến lạ kỳ, đó là bản năng tự nhiên, nên người ta nói: “Động vật có đức hiếu sinh”. Từ đó, bên các tôn giáo, nhất là Phật giáo, họ kiêng kỵ “sát sinh”, giết các động vật, dù nhỏ nhất. Kiêng “ăn” các loài động vật, bởi vì chúng có sự sống giống con người, loài có máu.
Vâng, quan điểm tôn giáo của Phật giáo hoàn toàn có lý, nếu như, chỉ duy có sự sống ở cõi đời nầy mà thôi. Quan điểm ấy chỉ hệ tại sự sống trong xác thân, bởi vì, họ không có giá trị cứu độ nào để bước theo. Họ chỉ hệ tại làm lành, lánh dữ, từ bi, xả kỷ, vị tha, nhưng không có giá trị cứu độ. Vì ai làm lành, thì người đó hưởng, ai làm dữ thì người đó chịu luận phạt, không được “đầu thai” làm kiếp khác sung sướng, giàu sang, phú quý. Nói cách khác, không ai cứu độ họ, nếu như họ ở ác. Khi còn sống, đường lối, giáo huấn của Đức Phật đã chỉ cho họ. Kinh Phật không có giá trị cứu độ, mà là giáo huấn con người trở nên tốt lành, nếu họ nghe theo. Theo Phật là làm như Phật dạy, sống như Phật sống, để đạt đến niết bàn, bồng lai, là nơi an nhàn cực lạc cho linh hồn. Có nghĩa là linh hồn người chết được siêu linh, tịnh độ, siêu thoát, không bị đầu thai kiếp khác, hoặc làm ma vương, quỷ sứ dưới âm ty, tức địa ngục. Chứ, Đức Phật không cứu thoát cho họ bởi giá trị của chính ngài. Vì ngài cũng phải chết, và cái chết của ngài là hành khổ để cho bản thân ngài siêu thoát. Vì, Đức Phật không bị áp lực nào dẫn đến cái chết cho ngài. Vì, ngài là Hoàng thái tử của một vị vua đương thời trị vì. Đức Phật như một nhà cách mạng tâm linh, một người khởi xướng sự hoán cải lòng người bằng hiền lành, đức dộ, từ bi, hỷ xả. Một đường lối giáo huấn cao siêu không khác gì Đức Kitô- Giêsu, sự hiền lành và khiêm tốn, bác ái, từ bi của Đức Phật dạy không thua gì giáo huấn Kitô giáo. Đức Kitô cũng đã dạy và thực thi như vậy, Người hiền lành đến độ như con chiên hiền lành bị đem đi “giết“ thịt, và trên hết “Con CHIÊN“ ấy không một tiếng oán than hay thù hận kẻ giết mình, mà còn xin Đấng Tối Cao là Cha của Người tha cho kẻ “giết“ mình.
Vâng, kính thưa quý vị, đã là kiếp phàm nhân, không ai thoát được cái chết, nếu Đức Phật có con đường nào thoát được cái chết, thì ngài cũng tìm ra cho kỳ được. Bởi vì, Đức Phật là một bậc chân tu, bậc thấu hiểu chuyện trần gian, đau khổ như thế nào, và ngài có tấm long từ bi như đại dương. Ngài thấu hiểu nỗi khổ của chúng sinh qua câu nói: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển cả”. Nên chi, ngài sẵn sàng tìm ra được điều gì làm cho con người trường sinh, vĩnh hằng trên mặt đất nầy, thì ngài cũng làm cho nhân loại. Nhưng, điều đó không thể được, ai đã là làm người đều biết như vậy, nhất là các bậc vĩ nhân, có tài, có đức, đều muốn cứu nhân loại khỏi cái chết. Nhưng, đành phải bất lực, trong đó có Đức Phật.
Bên cạnh, các vị muốn cứu nhân loại khỏi chết, thì cũng có những “con người” giết hại nhân loại. Rồi, chính những con người không có trái tim ”bằng thịt“ đó cũng phải chết.
Nhưng, chỉ có một Đấng chết cho nhân loại và chết vì nhân loại, đó là Đức Giêsu- Kitô, Con Thiên Chúa và chính Người là Thiên Chúa. Cái chết của Chúa Giêsu chính là “VUA“. Bởi vì, không ai chết thay cho người công chính. Vì thế, cái chết của Chúa Giêsu là không phải là cái chết vì Người, mà là vì “kẻ có tội”. Đã làm phàm nhân, mỗi người đều có một cái chết, một lần chết, cái chết của mỗi người, cho dù là vĩ nhân cũng không thể có giá trị chết thay cho người khác (tha nhân).
Vâng, chỉ có một cái chết có giá trị trở thành “HY LỄ” cứu độ là “cái chết“ của Đức Giêsu- Kitô. Bởi vì, Người đã tự nguyện hiến dâng, và Người đến trần gian là để tự nguyện hiến dâng cái chết của Người cho nhân loại. Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết của phần “phàm nhân“, tức phần nhân tính, làm Người của Ngôi Hai Thiên Chúa. “Phần Ta khi bị treo lên (giương cao) khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta“ (Ga 12, 32).
Vâng, quả thật, khi phàm nhân trút hơi thở cuối cùng, gọi là “chêt” thì họ có mang theo được “núi vàng” của họ đi theo họ không? Nhưng, nếu họ “TIN“ vào cái chết của chúa Giêsu, thì họ sẽ được Người kéo lên khỏi mặt đất, có nghĩa là ”giương cao”. Như vậy, sự hạnh phúc của linh hồn, mà người ta gọi là cõi “niết bàn“, không phải là “núi vàng“ mà là “cái chết“ của Chúa Giêsu dành cho nhân loại và lòng “TIN“ của kẻ ấy vào Người.
Vâng, không một ai nói được điều ấy, bởi vì họ “không thể” chết được như Chúa Giêsu, vì chính cái chết của Người là ”Vua”. Bởi vì, cái chết ấy đã “PHỤC SINH“. Hầu minh chứng Lời Người “đã chết“ cho nhân loại. Thế nên, “Cái chết của Chúa Giêsu là Vua”, mà chính người Do-thái đã không hiểu và đã kết án Người, như trong đoạn Tin Mừng (Mc 15, 1-39) hôm nay. Nhưng, nhờ vào sự “kết án“ đó mà cái chết của Người chính là “VUA”, vì cái chết ấy được “giương cao“ khỏi mặt đất, hầu để “CỨU” những ai “TIN“ vào Người.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng cái chết của Chúa về phần nhân tính mà chuộc tội cho thiên hạ và cái chết ấy chính là “VUA”. Bởi vì, là một cái chết vô song, duy nhất. Chúng con xin thờ lạy cái chết là “VUA“ của Người, hầu cứu độ chúng con./. Amen.
29/03/2015 Chúa Nhật Lễ Lá
P. TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN