Home / Tiêu Điểm / Những gương mặt lãnh đạo mới tại Vatican: hay là ‘hiệu ứng Phanxicô’ trên Giáo Triều Rôma.

Những gương mặt lãnh đạo mới tại Vatican: hay là ‘hiệu ứng Phanxicô’ trên Giáo Triều Rôma.

Gagliarducci2014110900Andrea Gagliarducci là một phóng viên thường trực tại Vatican, anh cộng tác với hai tờ báo cuả Ý là La Sicilia và Il Tempo, và viết cho trang web ‘Inside the Vatican.’

Là tác giả cuả nhiều cuốn sách khá thành công như La Musica dell’altro (âm nhạc cuả tha nhân) (Pazzini Editore), Propaganda Fide R.E. (Tân phúc âm hóa) (IlSaggiatore) và Giovanni Paolo II. Storia di un annuncio (Đức Gioan Phaolo II, theo cái nhìn cuả truyền thông )(Libreria Editrice Vaticana), anh được giới truyền thông coi như là một nhà ‘chuyên môn’ có ‘hạng’ về các vấn đề Giáo Triều.

Những sự kiện cuả anh dựa nhiều vào ‘tin đồn’ và sự phân tích cuả anh rập khuôn theo phương pháp thế tục, tức là dùng ý thức hệ để phân loại con người và nhìn vào những sự việc như là kết quả cuả những tranh đấu quyền lực phe phái.

Không thấy anh đề cập đến niềm tin cuả Công Giáo là có sự hướng dẫn cuả Chuá Thánh Linh trong Giáo Hội, và các phưong thế quyết định cuả Giáo Hội là dựa vào lời cầu nguyện và thể thức ‘nhận biết’ (discernment, thông hiểu, phân biệt và cảm xúc an bình) để tìm ra được Thánh ý Chuá.

Nhưng dù sao thì những nhận định cuả anh vẫn là ‘khách quan nhất’ mà chúng ta có thể tìm thấy được ở giới truyền thông thế tục.

Vậy, sau đây là bài cuả anh viết cho CNA trước những bổ nhiệm mới nhất tại Vatican: 

Gagliarducci2014110901Những bổ nhiệm quan trọng mới nhất tại các vị trí lãnh đạo trong hàng giáo phẩm ở Vatican cho thấy rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang tiến tới việc đóng dấu ấn cuả mình trên Giáo Triều Rôma.

Tuy nhiên, rất là rõ ràng, sự chuyển đổi được thiết kế để tạo ra một sự thay đổi về mặt tâm lý nhiều hơn là để thay đổi một cơ cấu văn phòng.

Vào ngày 8 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện một loạt các bổ nhiệm, coi như là khúc dạo đầu cho việc tái thiết lại giáo triều.

Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher của Anh quốc làm tổng trưởng Ngoại Giao, thay thế Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, người Pháp gốc Ma Rốc.

Còn Đức Tổng Mamberti thì đuợc bổ nhiệm lên Tối Cao Pháp Viện (Apostolic Signatura,) thay thế Đức Hồng Y Raymond Leo Burke cuả Mỹ. Hồng Y Burke bị thuyên chuyển đi làm giám quản cho Tiểu Quốc Hiệp Sĩ Malta. (patron of the Sovereign Military Order of Malta)

Những động thái đó là những cánh cửa hé mở cho chúng ta thấy được những kỳ vọng cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Giáo Hội.

Thay đổi chính sách ngoại giao

Việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Gallagher làm “Tổng Trưởng Ngoại Giao” đưa ra một tín hiệu rằng sẽ có một nền ngoại giao mới.

ĐTGM Gallagher là một nhà ngoại giao lão thành, đã làm Khâm Sứ ở Hội Đồng Châu Âu và làm đại sứ, hoặc sứ thần, tại Burundi và Guatemala. Gần đây nhất, Ngài là sứ thần ở Úc. Ngài được coi như là một nhân vật cởi mở, khiêm tốn và khôn ngoan.

Ngài được chọn vì có khả năng thực hiện các tiêu chuẩn mới về ngoại giao: Nền ngoại giao dưới triều Giáo hoàng Phanxicô được khuyến khích giảm bớt khoảng cách giữa Giáo Hội và xã hội, tham gia hội thảo nhiều hơn với thế giới thế tục.

Một thành viên của ngoại giao đoàn nói với CNA ngày 09 tháng 11 rằng họ được yêu cầu “tìm hiểu và cố gắng thích ứng với những tình huống để mang ánh sáng Tin Mừng đến.”

Nguồn tin cũng cho biết Đức Tổng Gallagher đã từng đứng đầu danh sách đề nghị cuả vị Quốc Vụ Khanh Toà Thánh là Đức Hồng Y Pietro Parolin. Chúng ta biết rằng chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao cũng là chức vụ phụ tá của Quốc Vụ Khanh.

Việc bổ nhiệm này cũng xảy ra vào một thời điểm rất quan trọng ở Vatican, khi mà Đức Hồng Y George Pell sắp hoàn thành công việc xác định lại những quan hệ hoạt động kinh tế và phủ Quốc Vụ Khanh.

Cuối tháng này, một cuộc họp giữa các Chánh Sở với Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể sẽ dẫn đến việc hoàn thành một cơ cấu chính thức mới cuả Giáo Triều, và có thể tạo ra một bộ phận mới, bộ kinh tế.

Nguồn tin cho biết chương trình nghị sự của cuộc họp không dự trù sẽ có việc thảo luận công khai. Chỉ là để ra mắt kế hoạch giảm bớt các cơ cấu cuả Giáo Triều Rôma, sẽ có hiệu lực ngay sau khi họp Công Nghị các Hồng Y từ ngày 09 cho đến 11 tháng 12.

Thay đổi tòa án

Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti rời chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao để trở thành chánh án Tối Cao Pháp Viện.

Khi ngài được bổ nhiệm “tổng trưởng ngoại giao” vào năm 2006, Ngài đã ở trong danh sách đầu được đề nghị bởi vị cựu Quốc Vụ Khanh là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.

Người ta đã tưởng Ngài sẽ bị thuyên chuyển khi Đức Hồng Y Parolin thay thế làm Quốc Vụ Khanh. Chức vụ mới tại Toà án có thể là một sự ‘hạ cánh an toàn’ cho Ngài.

Đức Tổng Giám Mục Mamberti sẽ phải đương đầu với vấn đề Hôn Phối, vì Giaó Hội đang cứu xét lại các thủ tục về tiêu hôn. Tháng Tám vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập một ủy ban để đơn giản hóa các thủ tục, trong khi vẫn duy trì các nguyên tắc bất khả phân ly của hôn nhân.

Ngày 05 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với các luật sư cuả Luật Hội Thánh là một số thủ tục hiện hành thì quá lâu dài và tốn kém làm cho người ta phải “bỏ cuộc”.

Ở vị trí mới, Đức Tổng Mamberti sẽ chịu trách nhiệm về các kháng cáo chung thẩm cuả các vụ án hôn phối cũng như Ngài phải giải quyết các xung đột giữa các sở bộ cuả Vatican.

Các nguồn tin nói rằng những đơn xin tiêu hôn đã tăng lên trong những năm gần đây và Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn có một người lo những quyết định đó do chính Ngài chỉ định.

Truyền thống cho thấy nhân vật chánh án cuả Tối Cao Pháp Viện ở Vatican thường có “mũ đỏ” (“Berretta Rossa.”) Và vì thế mà người ta dự kiến Đức Tổng Giám Mục Mamberti sẽ được thăng lên hàng Hồng Y trong cuộc họp Công Nghị kế tiếp.

Đức Hồng Y Raymond Leo Burke, 66 tuổi, được đưa đi làm giám quản cho Tiểu Quốc Hiệp Sĩ Malta, thường là một chức vụ danh dự dành cho một Hồng Y sắp rời sự nghiệp với Giáo Triều.

Trong suốt một năm rưỡi đầu cuả triều đại giáo hoàng đương nhiệm, Đức Hồng Y Burke đã bày tỏ nhiều nỗi quan tâm đối với một số các lựa chọn cuả việc quản trị Giáo Hội. Tuy nhiên, cũng như trường hợp nhiều Hồng Y đang sống ở Roma, năng lực để tỏ bày những quan tâm đó không có ảnh hưởng là bao nhiêu – vì ngài không nắm giữ một văn phòng đáng kể nào.

Ngay sau khi kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục hồi tháng mười, Ngài đã cho tờ tuần báo Công Giáo Tây Ban Nha “Vida Nueva” phỏng vấn. Tờ báo trích lời cuả Ngài rằng trong phiên họp Thượng hội đồng “nhiều vị đã bày tỏ mối quan tâm của họ cho tôi. Tại thời điểm rất quan trọng này, có một cảm tưởng mạnh mẽ rằng Giáo Hội đang giống như một con tàu không bánh lái. “

Được hỏi về sự kiện trên, Đức Hồng Y Burke trả lời rằng tờ báo Vida Nueva, một trung tâm truyền thông tả khuynh, đã “bóp méo nghiêm trọng” lời tuyên bố của ngài.

Việc bổ nhiệm Ngài vào Tiểu Quốc Hiệp Sĩ Malta không phải là một bất ngờ. Đức Hồng Y đã từng công khai tuyên bố Ngài đã được thông báo về sự việc đó. Việc bổ nhiệm vào Tiểu Quốc Malta chỉ là một sự kiện tiệm tiến mới nhất cuả Ngài đang xa rời đời sống giáo triều.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tìm một phương cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn trong việc áp dụng những luật Giáo Hội bên Tối Cao Pháp Viện, và Ngài nghĩ rằng đã tìm ra được một người ‘thích hợp’ ở nơi Đức Tổng Giám Mục Mamberti.

Sẽ sớm có thêm một loạt các bổ nhiệm mới nữa tại Vatican, tất cả đều nhằm một mục đích là thay đổi gương mặt ‘những người cầm đầu’ của Giáo Hội sao cho phù hợp với cái nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là nhấn mạnh hơn về việc thu hút cuả Tin Mừng.


Trần Mạnh Trác

Nguồn: Vietcatholic News

Xem thêm

lc194548

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  KHÔNG GIAN CHO CHÚA “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các …