Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 29 TN, A của P.Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 29 TN, A của P.Trần Đình Phan Tiến

 

SỰ CÔNG BẰNG CỦA THIÊN CHÚA

(Mt 22, 15 -21)

Kính thưa quý vị! Chúa Nhật 29 Tn (A) hôm nay là Chúa Nhật Truyền Giáo. Vâng, Truyền Gíao có nghĩa là: “Rao Truyền Chân lý Đức Kitô và minh chứng về Người”. Vâng, đó là: ”định nghĩa“ về Truyền giáo. Chúng ta thấy, Đức Giêsu – Kitô hiện diện trên trần gian cách đây hơn 2000 năm, nhưng môi trường hiện diện của Người, hay nói cách khác, nơi khai sinh làm Người của Đức Giêsu–Kitô là một môi trường khó nghèo, cùng với các môn đệ trong một môi trường thuyền chài, đánh bắt cá, chài lưới. Vâng, tất cả những hình ảnh hữu hình đó, nói lên một ý nghĩa thật thiêng liêng cho công cuộc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ muôn dân. Vâng, đó là: “Truyền giáo“.

Vì vậy, “Truyền giáo“ có hai đặc tính:

– Một là Rao truyền chân lý của Thiên Chúa qua Đức Kitô.

– Hai là Chứng minh về Đức Giêsu – Kitô – Con một Thiên Chúa làm Người.

Theo đó, ý nghĩa Tin Mừng hôm nay (Mt 22, 15-21), thật là có ý nghĩa đối với ngày “KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO“.

, “… Điều gì của Thiên Chúa, thì hãy trả cho Thiên Chúa“ (Mt 22, 21b)

Vâng, đó là lẽ công bằng tự nhiên, cũng như siêu nhiên. Vì Thiên Chúa là “Đấng công bằng tuyệt đối”. Vì Thiên Chúa là Đấng công chính, nên chi, nơi Thiên Chúa không có sự bất công. Thiên Chúa là “Thước Đo vĩnh cửu“. Vì vậy, Thiên Chúa luôn trung tín, dù là sở hữu của tạo vật, Thiên Chúa vẫn ”tôn trọng”, vì Thiên Chúa chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa không quan niệm “GIÀU & NGHÈO“ như phàm nhân, vì Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, vâng, chỉ thế thôi! Thiên Chúa thật tuyệt vời.

Thánh Vịnh 95 hôm nay cho chúng ta biết Thiên Chúa chính là Vua Vũ Trụ. Câu 1: ”Hãy ca lên một bài ca mới, hát mừng Chúa, hỡi các đất đai. (2) Xướng ca lên ngợi khen danh Ngài, ơn cứu chuộc ngày ngày diễn tiếp.

Bài đọc I (Is 45, 1. 4-6) cho chúng ta biết, Thiên Chúa tuyển chọn Xy-rô, một nhân vật được Ngài tuyển chọn, tuy ông không biết rõ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa đã tuyển dụng ông. Vì Gia-cop, nô bộc của Ngài. Chúng ta thấy, Thiên Chúa thật kỳ diệu thay, Ngài tự tỏ mình ra, yêu thương dân tộc, để rồi nhiều phen, dân tộc ấy bất trung. Nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương, vì trong dân tộc ấy, có những nhân vật đáng yêu, như tổ phụ Ápraham, Issac và Gia-cóp là những nhân vật trung thành và thân tín cùng Thiên Chúa, Ngài không nỡ bỏ dân tộc của các ông.

Bài đọc II (1Tx, 1- 5b), thánh Phao-lô đã xác tín rằng cộng đoàn Thexalônica là một cộng đoàn được chính Thiên Chúa tuyển chọn, chứ không phải phàm nhân tuyển chọn, và chính lời rao giảng Tin Mừng  của thánh nhân là Lời của Thần Khí và một niềm xác tín sâu xa, chứ không phải do bịa đặt ra.

Trở về ý chính của đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy người Do-thai thử thách Chúa Giêsu, một sự thử thách, họ cho là khôn ngoan, và chính Chúa Giêsu, Đấng khôn ngoan hơn họ đã cho họ biết Thiên Chúa là Đấng công bằng tuyệt đối. Vì Thiên Chúa không xét đúng sai theo ý muốn của phàm nhân, mà là theo ý định muôn đời của Thiên Chúa.

Theo bối cảnh lúc bấy giờ, dân tộc Do-thai đang sống trong cảnh bị đô hộ, không có tự chủ. Đấng cứu thế làm Người trong bối cảnh đó. Nhưng người Do-thai không tôn kính Đức Kitô, chính họ là dân bị thuộc địa, bị dân tộc khác áp bức. Đồng tiền được lưu hành là đồng tiền của hoàng đế ngoại bang. Thân phận của họ là thân phận bị lệ thuộc một dân tộc khác. Sự nhu nhược của họ không thể nào thoát ra khỏi sức mạnh của thể chế cai trị của ngoại bang, nhưng họ lại muốn hãm hại Chúa Giêsu, Đấng cứu thế của họ và của mọi dân tộc. Họ lại tìm cách loại trừ Chúa Giêsu, một Người đồng bào của họ. Như vậy, sự nhỏ nhen ích kỷ của con người là thế. Họ không ngờ rằng: Chúa Giêsu đứng trên tất cả, trên cả sự khôn ngoan tự nhiên, vì Người là Thiên Chúa. Họ thừa biết rắng, Chúa Giêsu đến trần gian không phải để cổ xúy chính trị, thì Người không đời nào xúi dân không nộp thuế cho Xê-za được, và cũng chính vì điểm nầy là Chúa Giêsu không làm chính trị, không đáp ứng mưu đồ của người Do-thai, hòng lật đổ hoàng đế Xê-za, nên chi, họ âm mưu hãm hại Chúa Giêsu. Đó là một mưu đồ đen tối. Vì thế, Chúa Giêsu đã cho họ một bài học. Và chính vì như vậy, họ càng tức giận đối với Chúa Giêsu hơn.

Chúng ta, Tân Ứớc không dùng đao binh, cũng như không biểu dương quyền lực bằng bạo lực, khí giới. Vì Thiên Chúa không có địch thù. Không có thế lực nào chống lại Thiên Chúa. Chúng ta chiến đấu bởi Thần Khí và nhờ Thần Khí, chứ không nhờ binh đao. Từ đó  , Lời nói Hằng Sống của Chúa Giêsu  luôn vang vọng trong chúng ta đến muôn đời: “Cái gì của thế gian, hãy trả cho thế gian. Cái gì của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa” (c 21)

Thiên Chúa không dùng sức mạnh để chiếm đoạt, bởi vì Thiên Chúa là Đấng tạo thành. Chính phàm nhân, mới là những kẻ điên rồ, luôn muốn chiếm hữu. Bởi vì, phàm nhân không tạo thành được, mà chỉ hưởng thụ. Cụ thể, chúng ta thấy vua chúa trần gian, chỉ là những thụ tạo thấp hèn, có chi đâu trước Đấng Tạo Thành. Nhìn xem, dù Xê-za cũng chỉ hữu hạn. Sau đó, có biết bao nhiêu Xê-za khác. Tần Thủy Hoàng cũng vậy thôi. Và rồi còn biết bao nhiêu vua chúa trần gian. Một sự hữu hạn. Không sánh được với Đấng vô biên là Thiên Chúa được.

Lạy Chúa Giêsu, Đấng đã đến trong thế gian, để dạy cho thế gian biết được Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, mà con người phải tôn thờ, chứ không có chúa nào khác đáng tôn thờ. Xin cho chúng con biết cái gì của thế gian, thì trả cho thế gian. Cái gì của Thiên Chúa, thì hãy trả cho Thiên Chúa. Và biết nhận ra giá trị vĩnh cửu là Thiên Chúa mà thôi. Mừng ngày Khánh Nhật Truyền Giáo, xin cho chúng con nhận ra ý nghĩa đó ./. Amen.

19/10/2014

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

lc202740

Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  LÀM CHO PHONG PHÚ “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng …