Home / Giáo Dục Kito Giáo / Giáo dục trẻ em: Bốn thái độ cần phải tránh

Giáo dục trẻ em: Bốn thái độ cần phải tránh

Giáo dục trẻ em: Bốn thái độ cần phải tránh

bởi phanxicovn

fr.aleteia.org, Blanca de Ugarte, 2018-04-11
Sự nhất quán giữa môi trường gia đình và trường học giúp trẻ em được hạnh phúc.
Cha mẹ cần phải có quan hệ tin tưởng với con cái mình. Để được như vậy, cần phải tránh một vài mô hình dạy dỗ và một vài thái độ, các nhà tâm lý cho rằng, các thái độ này nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ em.
Cha mẹ ít can dự và canh chừng không đủ
Các cha mẹ phớt lờ không biết con cái mình làm gì và làm với ai. Đôi khi họ còn biết con cái mình có bạn bè nguy hiểm nhưng họ thấy mình không ngăn chận được, không kiểm soát được tình hình hoặc tỏ ra dửng dưng với chuyện này.
Kỷ luật rời rạc
Hai cha mẹ không duy trì một hình thức dạy dỗ thống nhất; mỗi người có cách riêng của mình hoặc họ không đồng ý trên các nguyên tắc phải áp dụng ở nhà. Con cái thấy ngay điểm yếu của mỗi cha mẹ và lợi dụng tình trạng này để lèo lái, để rút tỉa phần lợi về phía chúng.
Kỷ luật cứng nhắc và không lay chuyển
Đây là loại giáo dục một chiều. Không thương thảo, không đối thoại, không lý luận, cha mẹ luôn làm theo một kiểu, bất hoặc đó là vấn đề gì hay với độ tuổi của con cái mình.
Kỷ luật nóng nảy và nổ bùng
Các trường hợp thái cực là có thái độ bạc đãi con cái. Người lớn đánh đập, la hét, đe dọa, tạo cho đứa bé có thái độ đối xử hung hăng, khiêu khích hoặc ngược lại, chúng có một thái độ tuần phục quá độ.
Tin tưởng: cột trụ chính ở nhà cũng như ở trường
Như chúng ta thấy, các thái độ hung bạo tác hại sâu đậm đến quan hệ cha mẹ-con cái, quan hệ này phải được xây dựng trên tin tưởng. Tin tưởng là trụ chủ yếu để phát triển lòng tự tin và để có một sự tăng trưởng lành mạnh. Phải có sự nhất quán giữa lối sống của cha mẹ và các giá trị cha mẹ trao truyền, khuyến khích con cái nói chuyện, giúp trẻ em tự lập là những chuyện thiết yếu để thiết lập nền tảng cho một nền giáo dục vững chắc. Các thái độ tin tưởng phải được phát triển cùng một lúc ở gia đình cũng như ở trường học. Khoa tâm lý sư phạm khuyến khích và đòi hỏi sự nhất quán về mặt này ngay những năm đầu tiên của sự phát triển nhận thức nơi trẻ con.
Sự nhất quán cũng phải ở trong sự phát triển nhân bản và trong các giá trị mà trẻ con nhận được ở nhà, ở trường học và các tấm gương trong cuộc sống mà các em thấy ở cả hai môi trường. Điểm này là nền tảng để trẻ con khám phá một tính nhất quán hợp lý trong đời sống, trong suy nghĩ và trong cách đối xử của chúng.
Một trong các khía cạnh làm xáo trộn nhất sự tăng trưởng nơi trẻ con là khía cạnh không nhất quán giữa lời nói và việc làm, và sự khác nhau giữa các nguyên tắc được dạy ở trường và ở nhà.
Các đồng hiệp giữa hai môi trường này kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ em, vì ở trường các em nhận các ảnh hưởng bổ túc để củng cố cho giáo dục các em nhận ở nhà.
Khi sự bổ túc này bị vỡ hoặc không có, và các khác biệt về các giá trị ở trường và ở nhà quá lớn thì trẻ con có nguy cơ không thích ứng được với xã hội và các em bị mất thăng bằng trong việc phát triển.
Bài viết thực hiện với sự hợp tác của tâm lý gia Javier Fiz Pérez, giáo sư tâm lý học Đại học Âu châu tại Rôma. Ông ở trong chương trình phát triển quốc tế và ó trách nhiệm ở phân khoa phát triển khoa học của Viện Âu châu khoa tâm lý tích cực (IEPP).
Marta An Nguyễn dịch
 
phanxicovn | Tháng Tư 19, 2018 lúc 12:00 sáng | URL: https://wp.me/p5G7iV-85k
Bình luận    See all comments
 
Unsubscribe to no longer receive posts from Phanxicô.
Change your email settings at Manage Subscriptions.
Trouble clicking? Copy and paste this URL into your browser: 
http://phanxico.vn/2018/04/19/giao-duc-tre-em-bon-thai-do-can-phai-tranh/

Xem thêm

lc194548

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  KHÔNG GIAN CHO CHÚA “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các …