Home / Chia Sẻ / 10 ĐIỀU HIỂU LẦM VỀ CÔNG GIÁO

10 ĐIỀU HIỂU LẦM VỀ CÔNG GIÁO

10 DieuHieuLam Ve CongGiaoKhoảng 4 năm tôi dạy học ở một trường trung học Công giáo và đã nghe những câu hỏi về đức tin. Tôi nghĩ mình đã nghe mọi kịch bản về luân lý với bất kỳ chủ đề nào, những sai lầm về thần học, và thậm chí cả những hiểu lầm về lịch sử. Đây là q0 điều hiểu lầm nhiều nhất về đức tin:

  1. VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

Tôi thường nghe học sinh thuyết phục tôi rằng Vô nhiễm Nguyên tội là nói về Chúa Giêsu. Dĩ nhiên, khi tôi giải thích đó là nói về Đức Mẹ thì vấn đề càng “nóng” hơn.

  1. LUYỆN HÌNH

Luyện hình là cơ hội thứ hai để một người có thể sống trong tội lỗi và luôn sám hối trong luyện hình mà đôi khi người ta tin như vậy. Tôi thường nói với học sinh thế này: “Đó là một loại như Gladiator, những gì bạn làm ở đây âm vang mãi mãi”. Cách sống của chúng ta hiện nay là cách chúng ta muốn sống mãi mãi.

  1. TIÊU HÔN và LY HÔN

“Tiêu hôn tương tự là Công giáo”. Không đúng. Người này tuyên bố kết hợp đã không hiện hữu đúng ngay từ đầu và người kia nghĩ nó tách rời sự kết hợp.

  1. KẾ HOẠCH HÓA TỰ NHIÊN và NHÂN TẠO

Tương tự số 3, nhưng trong trường hợp này nó có nghĩa rất khác và hoàn toàn dị biệt.

  1. NAM GIỚI và CHỨC LINH MỤC

Tại sao phụ nữ muốn làm linh mục? Hãy nghĩ về điều này. Có bản sao nữ của các linh mục gọi là “nữ linh mục”. Không phải Giáo hội sẽ cho phép có nữ linh mục, nhưng ít nhất hãy nói thẳng nếu bạn muốn tranh luận về điểm này. Vậy thì cũng như nói: “Tôi nghĩ đàn ông nên mang thai”.

  1. TỘI LỖI và TỘI NHÂN

Là giáo viên, tôi luôn phải dàn xếp vấn đề này khi tôi dạy về vấn đề luân lý, tôi chưa bao giờ xét đoán ai và tạ ơn Chúa là đúng, tôi không bao giờ muốn làm việc đó. Tuy nhiên, một hành động có thể bị xét đoán, trách nhiệm giải trình cá nhân thuộc ý muốn tự do và sự hiểu biết của người đó mà cả hai phải về tội luân lý đã phạm.

  1. TRƯỜNG HỢP “KHÓ KHĂN”

Tôi rất thường nghe các học sinh 16 tuổi nghĩ rằng chúng được tự do và là người Công giáo bằng cách giữ cách thỏa hiệp nguy hiểm: “Tôi ủng hộ sự sống trừ trường hợp bị hiếp dâm, loạn luân, và sức khỏe người mẹ”. Đừng nói tôi sai, những người này xác định những trường hợp “khó khăn” khi vác Thánh giá, nhưng như vậy người khác có đáng sống không?

  1. HÀNH XÁC

Điều này luôn khôi hài đối với tôi. Tôi là vận động viên ở trường trung học và luôn biết mình phải tập luyện và giữ sức khỏe tốt. Phải thể hiện tốt ở cuộc thi đấu, vậy là không thực tế. Hành xác là cách tập luyện tinh thần. Chú lý: Tôi không nói là tôi giỏi điều đó.

  1. THẬP TỰ QUÂN và TÒA ÁN TÔN GIÁO (Inquisition)

Vâng, tôi chắc rằng có quá nhiều hành động bất công xảy ra trong Thập tự quân (Crusades) nhưng vẫn cần có thông tin đúng. Các cơ quan hợp pháp là để bảo vệ người vô tội chứ không bắt người ta theo Công giáo. Tòa án Tôn giáo đã cố gắng loại trừ dị giáo và đa số đã hoàn thành tốt. “Người dị giáo” cũng thường hiểu lầm; Giáo lý Giáo hội Công giáo nói trong đoạn ở số 2089: “Tính hoài nghi là khinh suất sự thật đã được mặc khải hoặc cố ý không chịu tán thành. ‘Dị giáo là sau khi chịu Phép Rửa mà sự ngoan cố từ chối chân lý nào đó đáng lẽ phải tin bằng đức tin của Chúa và Công giáo, hoặc là người đa nghi ngoan cố; sự bội giáo là hoàn toàn bác bỏ đức tin Kitô giáo; sự ly giáo là khước từ tuân phục giáo hội Rôma hoặc không hiệp thông với các thành viên của Giáo hội tuân phục ngài”. Cũng chú ý rằng, người dị giáo là người phản đối đức tin và xảy ra sau khi đã được rửa tội.

  1. BÁC HỌC GALILÊ

Nhiều người hiểu sai vấn đề này: Tính nhật tâm (*) thực sự không thật, mặt trời không là trung tâm của vũ trụ. Bác học Galilê và giáo hội thời đó đã gặp khó khăn trong quan hệ riêng, do đó mỗi người hiểu theo cách của mình. Lúc đó bác học Galilê không thể chứng tỏ cách của mình. Và còn nhiều chuyện như vậy. Nhưng rồi bác học Galilê đã được an táng tại Thánh đường Thánh nữ Croce (Basillica di Santa Croce), thuộc Florence.

J.Q.TOMANEX

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

(*) Trong thiên văn học, mô hình nhật tâm là lý thuyết cho rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm của vũ trụ và/hoặc của Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ). Nhật tâm (heliocentrism, còn heliocentricity là tính nhật tâm) có nguồn gốc từ Hy ngữ (helios là “Mặt Trời”, và kentron là “trung tâm”). Về phương diện lịch sử, hệ nhật tâm đối lập với hệ địa tâm, và hiện nay đối lập với thuyết địa tâm hiện đại (mordern geocentricism), cho rằng Trái Đất nằm ở trung tâm. Sự phân biệt giữa Hệ Mặt Trời và Vũ Trụ là điều không rõ ràng cho tới thời hiện đại, nhưng đặc biệt quan trọng cho sự tranh cãi về vấn đề vũ trụ học và tôn giáo. Trong thế kỷ XVI và XVII, khi lý thuyết này được Copernicus, Galilê và Kepler đưa ra và ủng hộ, nó trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi lớn.

Xem thêm

21-11-2024 10-08-06 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần XXXIII Mùa Thường Niên 22/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN