Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 42)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 42)

 

Dẫn vào

Khi học về mầu nhiệm Thiên Chúa, chúng ta có thể đã rất quen với dòng suy tư: “… được mời gọi tham dự vào mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô là được mời gọi hiệp thông vào Gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi…”. Chẳng vậy mà phần dẫn nhập bài giáo lý “Mạc khải mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô” của Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc có đoạn viết: “… có hai cách tìm hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa được mạc khải trong Đức Giêsu Kitô: cách từ dưới và cách từ trên”.[1] Sau đó, ngài còn nói thêm:

… thành ngữ “Ta là Alpha và là Ômêga” lúc thì áp dụng cho Thiên Chúa, lúc khác lại áp dụng cho Chúa Kitô. Tất cả các kiểu nói trên ngụ ý là Đức Giêsu “Đảm nhận vai trò của Thiên Chúa”, Ngài là Đấng “Thế vì Thiên Chúa” [2]

Theo đó, mầu nhiệm về Thiên Chúa cũng có thể được cảm nhận phần nào – bởi không bao giờ có thể cảm nhận hết và càng không thể thấu triệt được bằng lý trí – nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng là Khởi Nguyên, là Cùng Đích, là Thiên Chúa. Người là Đấng “Chúng ta hãy cậy trông…” (VIII 15,16); “Chúng ta hãy khấn nài lòng thương xót…” (VIII 15,17) của Gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi. Khái niệm các thành viên gia đình trong Gia đình Ba Ngôi cho chúng ta một hình ảnh chung: Thiên Chúa Ba Ngôi giàu lòng xót thương; cho chúng ta một hình ảnh riêng nơi Đức Giêsu Kitô là Đấng “Đảm nhận vai trò của Thiên Chúa”, là Đấng “Thế vì Thiên Chúa”, là biệu hiện đầy đủ nhất và tuyệt vời nhất tình Chúa xót thương nhân trần. Người cũng thực sự là Con của Đức Maria, Đấng công bố lòng thương xót “từ đời nọ đến đời kia” của gia đình “Thiên Chúa là tình yêu”,[3] gia đình tình yêu-xót thương.

Năm lần sử dụng từ mercy

1. APV VIII 15,16

  • Let us have recourse to God through Christ, mindful of the words of Mary’s Magnificat, which proclaim mercy “from generation to generation.” (VIII 15,16)
  • Ayons recours à Dieu par le Christ, nous souvenant des paroles du Magnificat de Marie, proclamant la miséricorde “de génération en génération”! (VIII 15,16)
  • Chúng ta hãy cậy trông vào Thiên Chúa nhờ Đức Kitô, vì nhớ tới những lời trong kinh Magnificat của Đức Maria công bố lòng thương xót “từ đời nọ đến đời kia”! (VIII 15,16)

2. APV VIII 15,17

  • Let us implore God’s mercy for the present generation. (VIII 15,17)
  • Implorons la miséricorde divine pour la génération contemporaine! (VIII 15,17)
  • Chúng ta hãy khấn nài lòng thương xót của Thiên Chúa cho thế hệ ngày nay! (VIII 15,17)

3. APV VIII 15,26

  • And, if any of our contemporaries do not share the faith and hope which lead me, as a servant of Christ and steward of the mysteries of God,[4] to implore God’s mercy for humanity in this hour of history, let them at least try to understand the reason for my concern. (VIII 15,26)
  • Et si tel ou tel de nos contemporains ne partage pas la foi et l’espérance qui me conduisent, en tant que serviteur du Christ et ministre des mystères de Dieu [5], à implorer en cette heure de l’histoire la miséricorde de Dieu pour l’humanité, qu’il cherche au moins à comprendre la raison de cet empressement. (VIII 15,26)
  • Và nếu ai đó trong số những người đương đại với chúng ta chưa chia sẻ đức tin và đức cậy hướng dẫn tôi đây, với tư cách là tôi tớ Đức Kitô và người phục vụ các mầu nhiệm của Thiên Chúa,[6] biết khấn nài lòng Chúa xót thương cho nhân loại trong thời khắc này của lịch sử, thì xin họ ít ra hãy gắng tìm hiểu lý do sự quan tâm của tôi. (VIII 15,26)

4. APV VIII 15,28

  • The mystery of Christ, which reveals to us the great vocation of man and which led me to emphasize in the encyclical Redemptor hominis his incomparable dignity, also obliges me to proclaim mercy as God’s merciful love, revealed in that same mystery of Christ. (VIII 15,28)
  • Le mystère du Christ qui, en nous révélant la haute vocation de l’homme, m’a poussé à rappeler dans l’encyclique Redemptor Hominis sa dignité incomparable, m’oblige aussi à proclamer la miséricorde en tant qu’amour miséricordieux de Dieu révélé dans ce mystère. (VIII 15,28)
  • Mầu nhiệm Đức Kitô – mặc khải cho chúng ta ơn gọi cao trọng của con người, đã từng thúc đẩy tôi nhấn mạnh đến phẩm giá khôn sánh của con người trong Thông điệp Redemptor hominis – nay cũng buộc tôi công bố lòng thương xót của Thiên Chúa là tình yêu-xót thương được mặc khải trong chính mầu nhiệm ấy về Đức Kitô. (VIII 15,28)

5. APV VIII 15,28

  • It likewise obliges me to have recourse to that mercy and to beg for it at this difficult, critical phase of the history of the Church and of the world, as we approach the end of the second millennium. (VIII 15,29)
  • Il me conduit également à en appeler à cette miséricorde et à l’implorer dans cette phase difficile et critique de l’histoire de l’Eglise et du monde, alors que nous arrivons au terme du second millénaire. (VIII 15,29)
  • Mầu nhiệm ấy còn buộc tôi cậy vào và khẩn cầu chính lòng thương xót trong giai đoạn khó khăn và quyết liệt này của lịch sử Giáo hội và của thế giới, khi mà chúng ta đang dần đi tới cuối thiên niên kỷ thứ hai. (VIII 15,29)

Để kết

Vậy ra, mầu nhiệm Gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa dạy chúng ta “… hãy cậy trông vào Thiên Chúa nhờ Đức Kitô, vì nhớ tới những lời trong kinh Magnificat của Đức Maria công bố lòng thương xót ‘từ đời nọ đến đời kia’!” (VIII 15,16); “… hãy khấn nài lòng thương xót của Thiên Chúa cho thế hệ ngày nay!” (VIII 15,17); và  “… nếu ai đó trong số những người đương đại với chúng ta chưa chia sẻ đức tin và đức cậy hướng dẫn tôi đây, với tư cách là tôi tớ Đức Kitô và người phục vụ các mầu nhiệm của Thiên Chúa, biết khấn nài lòng Chúa xót thương cho nhân loại trong thời khắc này của lịch sử, thì xin họ ít ra hãy gắng tìm hiểu lý do sự quan tâm của tôi”. (VIII 15,26)

Quả thế, mầu nhiệm về Đức Giêsu đã mặc khải cho nhân loại ơn gọi cao trọng của con người, đã thúc đẩy Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II “… nhấn mạnh đến phẩm giá khôn sánh của con người trong Thông điệp Redemptor hominis” và cũng buộc ngài công bố lòng thương xót của Thiên Chúa là tình yêu-xót thương được mặc khải trong chính mầu nhiệm về Đức Kitô và nơi Đức Kitô (x. VIII 15,28). Mầu nhiệm ấy còn buộc ngài “… cậy vào và khẩn cầu chính lòng thương xót trong giai đoạn khó khăn và quyết liệt này của lịch sử Giáo hội và của thế giới…” (VIII 15,29) khi mà việc công bố lòng thương xót “từ đời nọ đến đời kia” của Gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi tình yêu-xót thương là hết sức cần thiết. Thật vậy, Năm thánh ngoại thường kính lòng Chúa thương xót cũng đã hết sức cận kề (08-12-2015–20-11-2016).

Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng


[1] http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/THANHOC/BaNgoichp1.htm

[2] Ibid.

[3] 1Ga 4,16.

[4] Cf. 1Cor 4:1.

[5] Cf. 1Co 4,1.  

[6] 1Cr 4,1.

Xem thêm

CN5PS

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh, của LM Antôn Nguyễn Văn Độ

Cành với cây SUY NIỆM CHÚA NHẬT V PHỤC SINH – B ( Ga 15, …