Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 39)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 39)

 

BÀI ÔN TẬP III (sau mỗi 12 bài)

Dẫn vào

Trong những ngày anh em linh mục gặp nhau vừa qua tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (08/6-10/6/2015), Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn-TP. HCM, đã có một chia sẻ rất đơn sơ mà sâu sắc, rất thần học mà dễ hiểu: “… vì Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, lại rất yêu thích biểu lộ lòng thương xót qua sự tha thứ… nên Ngài xót thương hoài và tha thứ mãi mà không bao giờ chán…”. Sau đó, rất nhiều người công khai hưởng ứng, tỏ ra hết sức tâm đắc với lý luận trên. Trong mục “Học hỏi linh đạo” của Tài liệu học tập Lòng Chúa Thương Xót, mười hai bài viết vừa qua (từ bài 27 đến bài 38) đều có chung một tựa đề: Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót.[1] Với các bài viết này, 65 lần từ mercy đã được đề cập đến qua 57 câu trích dẫn trong Thông điệp Dives in misericordia (Thiên Chúa giàu lòng thương xót).[2] Theo đó, Thiên Chúa đã tỏ lòng xót thương “không bao giờ chán” nơi Đức Giêsu Kitô, Đức Mẹ Maria, Giáo hội và nhân loại.[3]

Đức Giêsu Kitô

Thật vậy, Đức Kitô (1) “…  trong sự Phục Sinh của mình đã mặc khải tình thương tràn đầy mà Chúa Cha vẫn dành cho Người…” (V 8, 28); (2) Người “ … đã trải nghiệm cách triệt để về lòng thương xót” (V 8, 32); (3) “ … là hiện thân trọn vẹn nhất của lòng xót thương…” (V 8, 34). Chính Người cho nhân loại thấy: (4) “lòng thương xót là thuộc tính cao cả và hoàn hảo nhất của Thiên Chúa…” (VII 13, 6); vì từ (5) “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (V 9, 1). Người (6) “… đưa chúng ta lại gần việc “thấy Chúa Cha” trong sự thánh thiện của lòng Chúa xót thương” (VII 13, 10); (7) “… mặc khải về tình yêu-xót thương của Chúa Cha…” (VII 13 ,12); (8) “… là nguồn mạch khôn cạn của lòng thương xót, của tình thương…” (V 8, 33). Theo đó, (9) “… con đường Đức Kitô đã chỉ cho chúng ta trong Bài giảng Trên Núi với mối phúc thật cho những ai biết thương xót…” (VII 14, 15); và (10) “… Đấng “là tình yêu” không thể tự mặc khải chính mình cách nào khác hơn là lòng thương xót…” (VII 13, 20).

Đức Mẹ Maria

Đức Maria: (1) “… công bố… “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (V 9, 4); (2) “ … được hưởng lòng thương xót cách ngoại thường…” (V 9, 14); (3) “… đã nhờ lễ tế lòng mình để có thể đích thân góp phần vào việc mặc khải lòng Chúa xót thương” (V 9, 5-6). Nghĩa là: (4) “ Lễ tế của Đức Maria là sự thông phần duy nhất vô song vào việc mặc khải về lòng thương xót…” (V 9, 8); bởi lẽ sự trải nghiệm của Mẹ (5) “là sự gặp gỡ… của lòng thương xót tặng cho đức công bằng” (V 9, 9). Chính Đức Maria: (6) “… là người biết thấu đáo nhất về mầu nhiệm lòng Chúa xót thương” (V 9, 11). Nhân loại được vinh dự: (7) “… gọi người là Mẹ của lòng thương xót…” (V 9, 13); cùng Mẹ (8) “… tôn vinh lòng Chúa thương xót” (VI 10, 1); (9) “… ca tụng việc Nhập thể của Con Thiên Chúa và hát mừng lòng Chúa xót thương…” (VII 1); và (13) “… làm chứng cho “mọi công trình kỳ diệu” của Chúa – Thiên Chúa ‘Đấng giàu lòng thương xót…’” (VII 14, 60).

Giáo hội và nhân loại

Trong đời sống hằng ngày của Giáo hội: (1) “ … chân lý về lòng Chúa thương xót được trình bày trong Thánh kinh…” (VII 13, 3); (2) “… Giáo hội tuyên xưng lòng thương xót của Thiên Chúa…” (VII 13, 9); để: (3) “ ‘lòng dạ con người’ có khả năng (“biết thương xót”)…” (V 8, 28); để: (4) “… ý thức hơn về sự cần thiết làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa…” (VII 2); và để tiếp tục: (5) “… làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa… (VII 3)”. Thật vậy, Giáo hội ý thức: (6) “… quyền và bổn phận kêu nài tới lòng Chúa thương xót…” (VII 4); phải (7) “… công bố lòng Chúa thương xót trong toàn bộ sự thật của lòng Chúa xót thương…” (VII 13 ,1); (8) “… thấy Thiên Chúa nhờ đức tin đạt được cách chính xác trong cuộc gặp gỡ – với lòng Chúa thương xót…” (VII 13,8). Hơn nữa, Giáo hội: (9) “… tuyên xưng và tôn sùng lòng Thiên Chúa xót thương…” (VII 13, 11); và sống (10) “… một đời sống xác thực khi tuyên xưng và công bố lòng thương xót…” (VII 13, 13).

Giáo hội mong muốn mỗi người có thể nghiệm thấy: (1) “… lòng thương xót theo một cách thức riêng nhất…” (VII 13, 18); (2) “… lòng Chúa thương xót tự thân cũng là vô tận” (VII 13, 22); (3) “… sự trở lại với Chúa luôn luôn hệ tại việc khám phá được lòng thương xót của Ngài…” (VII 13, 27); (4) “… Chúa Cha là Đấng giàu lòng thương xót…” (VII 13, 28); (5) “… Thiên Chúa có lòng thương xót…” (VII 13, 29). Thật vậy, con người cần: (6) “… tuyên xưng lòng thương xót của Thiên Chúa…” (VII 13, 31); (7) “… ý thức sâu sắc rằng chỉ khi nào dựa trên nền tảng là lòng thương xót của Thiên Chúa thì…” (VII 13, 33); (8) “… thực hành lòng thương xót…” (VII 14, 2); (9) “… đạt được tình yêu-xót thương của Thiên Chúa…” (VII 14, 4); (10) “… được cảm nghiệm tình thương xót…” (VII 14, 9).

Giáo hội mong muốn: (1) “… tỏ bày lòng thương xót đối với người khác…” (VII 14, 11); (2) “… thanh luyện tất cả các hành động và ý hướng… mà theo đó lòng thương xót được hiểu và thực hành” (VII 14, 12); (3) “… được nhận tình thương xót từ chính những người chấp nhận hành động thương xót…” (VII 14, 13); (4) “… tham dự cách đầy đủ vào nguồn mạch kỳ diệu của tình thương xót…” (VII 14, 14); đón nhận (5) “… lòng thương xót đích thực là nguồn mạch sâu xa nhất của đức công bằng” (VII 14, 19); (6) “… tình yêu thương tử tế mà chúng ta gọi là ‘lòng thương xót’…” (VII 14, 20); (7) “… lòng thương xót thực sự của Kitô giáo…” (VII 14, 21); (8) “… tình thương và lòng thương xót…” (VII 14, 22); (9) “… lòng thương xót trở thành yếu tố cần thiết để định dạng những mối tương quan…” (VII 14, 24); (10) “… đưa vào trong đời sống mầu nhiệm lòng thương xót…” (VII 14, 37): (11) “… cấu trúc nền tảng của sự công bằng luôn luôn nằm trong phạm vi của lòng thương xót” (VII 14, 51); và (12) “… lòng thương xót có năng lực trao tặng cho sự công bằng một nội dung mới, diễn tả cách đơn giản nhất và đầy đủ nhất trong việc tha thứ…” (VII 14, 52).

Kết luận

Nơi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, nơi Đức Mẹ Maria, mẹ của Đức Giêsu Kitô, nơi Giáo hội được Đức Giêsu Kitô thiết lập, cũng như nơi nhân loại là thụ tạo của Thiên Chúa Cha và là giá chuộc của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã tỏ cho muôn dân lòng “xót thương hoài và tha thứ mãi mà không bao giờ chán…”. Mười hai bài viết, 65 lần từ mercy được sử dụng trong 57 câu trích dẫn từ Thông điệp Dives in misericordia (Thiên Chúa giàu lòng thương xót) đã thực sự góp phần minh họa thực tế kể trên. Thiên Chúa qua Đức Kitô, Đức Mẹ Maria, Giáo hội và nhân loại đã mặc khải tình yêu-xót thương (merciful love, amour miséricordieux) thật tuyệt vời.

LM Giuse Tạ Huy Hoàng


[1] Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót TGP. Sài Gòn, Tài liệu học tập Lòng Chúa Thương Xót (Bài 27 – Bài 38) (x. Ủy ban Giáo dân, Chuyển ngữ…, 94-108). Với việc tham khảo các bản văn liên quan và với những suy nghĩ tìm hiểu, so sánh, đối chiếu…, các biên soạn viên đã hoàn thành, với chất lượng tốt nhất theo khả năng, công việc chuyển ngữ sang tiếng Việt Thông điệp Dives in Misericordia.

[2] Chỉ với 57 câu trích dẫn, từ mercy đã được sử dụng đến 65 lần trong: (1) V 8,28; (2) V 8,28; (3) V 8,32; (4) V 8,33; (5) V 8,34; (6) V 9,1; (7) V 9,4; (8) V 9,5-6; (9) V 9,8; (10) V 9,9; (11) V 9,11; (12) V 9,13; (13)  V 9,14; (14) VI 10,1; (15) VII 1; (16) VII 2; (17) VII 3; (18) VII 4; (19) VII 13,1; (20) VII 13,3; (21) VII 13,6; (22) VII 13,8; (23) VII 13,9; (24) VII 13,10; (25) VII 13,11; (26) VII 13,12; (27) VII 13,13; (28) VII 13,18; (29) VII 13,20; (30) VII 13,22; (31) VII 13,27; (32) VII 13,28; (33) VII 13,29; (34) VII 13,31; (35) VII 13,33; (36) VII 14,2; (37) VII 14,4; (38) VII 14,9; (39) VII 14,11; (40) VII 14,12; (41) VII 14,13 ; (42) VII 14,14; (43) VII 14,15; (44) VII 14,16; (45) VII 14,17; (46) VII 14,18; (47) VII 14,19; (48) VII 14,20; (49) VII 14,21; (50) VII 14,22; (51) VII 14,24; (52) VII 14,37; (53) VII 14,49; (54) VII 14,51; (55) VII 14,52; (56) VII 14,57; và (57) VII 14,60.

[3] Để tiện việc tra cứu, các số trong ngoặc đơn được sử dụng làm ký hiệu chỉ các số, các câu trong thông điệp. Thí dụ: (1) (I,1,1): một La Mã, số một, câu một; (2) (I,1,2): một La Mã, số một, câu hai.

 

Xem thêm

TỪ BỎ MÌNH

TỪ BỎ MÌNH

Trong Công giáo, ngoài hình phạt và chịu đau khổ, sự khổ hạnh được quan …