Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 38)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 38)

 

Dẫn vào

Với độ dài của 28 trang giấy A4, Tông sắc Misericordiae vultus (Dung mạo Lòng Xót Thương) nhấn mạnh một sự thật tuyệt vời: “Chúa Giêsu là Dung mạo Lòng Xót Thương của Chúa Cha”.[1]

Vậy, trong cái nhìn liên đới hướng vào năm “Tân Phúc âm đời sống giáo xứ…” và cũng là để loan báo Tin mừng Đức Giêsu Kitô “Dung mạo lòng xót thương” của Chúa Cha, ta cũng có thể dễ dàng nhận ra – trong cái nhìn liên đới xa hơn theo chiều ngược lại – hướng về Sứ điệp The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith (Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo) của Thượng Hội đồng Giám mục Thường kỳ Lần thứ XIII,[2] rồi Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin mừng) của Đức Thánh cha Phanxicô,[3] và ngay cả Thư chung (năm 2013) gửi Cộng đồng Dân Chúa của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Hội thánh Công giáo tại Việt Nam và công cuộc Tân Phúc-âm-hóa” có thể khiến chúng ta nghĩ đến các mô hình xây dựng giáo xứ sao cho hữu hiệu hơn để loan báo Tin mừng. Theo đó, ta thấy có nhiều mô hình đã được ứng dụng. Rất phong phú.

Tuy nhiên, hai mô hình sau đây được đề nghị cách riêng: (1) xây dựng xứ đạo với mô hình tham gia quy mục tử (participative pastor-centered model),[4] và (2) xây dựng xứ đạo với mô hình đồng trách nhiệm (model of co-responsibility).[5]

Trong cả hai mô hình xây dựng giáo xứ nói trên, với ý thức rõ ràng về lòng Chúa xót thương đối với nhân loại, và ý thức rằng “giáo xứ là gia đình của Chúa” thì phải chăng: (1) mọi người cùng tham gia vào công việc xứ đạo là cần; (2) mọi người cùng đồng trách nhiệm đối với công việc xứ đạo là đúng; và (3) mọi người cũng như mọi việc đều phải quy về Vị Mục Tử Giêsu Kitô “Dung mạo lòng xót thương” của Chúa Cha là rất đúng và rất cần? Phải, “Tân Phúc âm đời sống giáo xứ…” là dịp để nhấn mạnh thêm về việc giáo xứ phải cùng nhau loan báo Tin mừng… cho đến tận cùng bờ cõi trái đất, loan báo về Đức Giêsu Kitô là Dung mạo Lòng Xót Thương của Thiên Chúa Cha.

Năm lần sử dụng từ mercy

1. APV VII 14,49

  • In no passage of the Gospel message does forgiveness, or mercy as its source, mean indulgence towards evil, towards scandals, towards injury or insult. (VII 14,49)
  • Dans aucun passage du message évangélique, le pardon, ni même la miséricorde qui en est la source, ne signifient indulgence envers le mal, envers le scandale, envers le tort causé ou les offenses. (VII 14,49)
  • Không hề có chỗ nào trong sứ điệp Tin mừng mà sự tha thứ hay lòng thương xót bởi tự căn cội của sự việc, lại có nghĩa khoan nhượng (xí xóa, xá tội) đối với sự dữ, đối với gương xấu, đối với điều gây tổn thương, đối với những xúc phạm. (VII 14,49)

2. APV VII 14,51

  • Thus the fundamental structure of justice always enters into the sphere of mercy. (VII 14,51)
  • Ainsi donc, la structure foncière de la justice entre toujours dans le champ de la miséricorde. (VII 14,51)
  • Vậy ra, cấu trúc nền tảng của sự công bằng luôn luôn nằm trong phạm vi của lòng thương xót. (VII 14,51)

3. APV VII 14,52

  • Mercy, however, has the power to confer on justice a new content, which is expressed most simply and fully in forgiveness. (VII 14,52)
  • Celle-ci toutefois a la force de conférer à la justice un contenu nouveau, qui s’exprime de la manière la plus simple et la plus complète dans le pardon. (VII 14,52)
  • Tuy nhiên, lòng thương xót có năng lực trao tặng cho sự công bằng một nội dung mới, diễn tả cách đơn giản nhất và đầy đủ nhất trong việc tha thứ. (VII 14,52)

4. APV VII 14,57

  • She protects it simply by guarding its source, which is the mystery of the mercy of God Himself as revealed in Jesus Christ. (VII 14,57)
  • Elle ne la protège pas autrement qu’en gardant sa source, c’est-à-dire le mystère de la miséricorde de Dieu lui-même, révélé en Jésus-Christ. (VII 14,57)
  • Giáo hội bảo vệ tính đích thực ấy bằng cách giữ gìn căn cội của sự việc, vốn là mầu nhiệm lòng thương xót của chính Thiên Chúa, được mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô. (VII 14,57)

5. APV VII 14,60

  • Thus, in all the ways of the Church’s life and ministry—through the evangelical poverty of her ministers and stewards and of the whole people which bears witness to “the mighty works” of its Lord—the God who is “rich in mercy” has been made still more clearly manifest. (VII 14,60)
  • Ainsi, sur tous les chemins de la vie et du ministère de l’Eglise – à travers la pauvreté évangélique de ses ministres et dispensateurs, ainsi que du peuple tout entier, qui rend témoignage “à toutes les merveilles” de son Seigneur – se manifeste encore mieux le Dieu “qui est riche en misericorde”. (VII 14,60)
  • Vì thế, trên mọi nẻo đường đời sống và công việc mục vụ của Giáo hội – thông qua sự nghèo khó theo Tin mừng của các thừa tác viên, những người phục vụ và toàn thể Dân Chúa để làm chứng cho “mọi công trình kỳ diệu” của Chúa – Thiên Chúa “Đấng giàu lòng thương xót” càng tỏ hiện cách tỏ tường hơn. (VII 14,60)

Để kết

Tóm lại, “Tân Phúc âm đời sống giáo xứ…” đòi hỏi rất nhiều tâm tình bác ái của Kitô giáo và rất nhiều công việc cho người Kitô hữu phải làm. Tuy nhiên, vừa khái quát vừa cụ thể ta cũng có thể nói: một trong những tâm tình cao cả nhất, đồng thời cũng là công việc chủ chốt nhất thì chính là: mọi thành phần dân xứ hãy cùng nhau loan báo Tin mừng, Tin mừng Đức Giêsu Kitô “Dung mạo Lòng Xót Thương của Thiên Chúa Cha”; dẫu biết rằng: (1) “Không hề có chỗ nào trong sứ điệp Tin mừng mà sự tha thứ hay lòng thương xót bởi tự căn cội của sự việc, lại có nghĩa khoan nhượng (xí xóa, xá tội) đối với sự dữ, đối với gương xấu, đối với điều gây tổn thương, đối với những xúc phạm” (VII 14,49); và rằng: (2) “… cấu trúc nền tảng của sự công bằng luôn luôn nằm trong phạm vi của lòng thương xót” (VII 14,51). Mà thật ra, (3) “… lòng thương xót có năng lực trao tặng cho sự công bằng một nội dung mới, diễn tả cách đơn giản nhất và đầy đủ nhất trong việc tha thứ” (VII 14,52); và rằng: (4) “Giáo hội bảo vệ tính đích thực ấy bằng cách giữ gìn căn cội của sự việc, vốn là mầu nhiệm lòng thương xót của chính Thiên Chúa, được mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô” (VII 14,57). Vì thế, (5) “… trên mọi nẻo đường đời sống và công việc mục vụ của Giáo hội – thông qua sự nghèo khó theo Tin mừng của các thừa tác viên, những người phục vụ và toàn thể Dân Chúa để làm chứng cho “mọi công trình kỳ diệu” của Chúa – Thiên Chúa “Đấng giàu lòng thương xót” càng tỏ hiện cách tỏ tường hơn” (VII 14,60).

LM Giuse Tạ Huy Hoàng


[1] Tông sắc còn nhấn mạnh rằng, Năm thánh Lòng Xót Thương sẽ bắt đầu từ ngày 08 tháng 12 năm 2015 với hai lý do; theo đó, “ngày 08 tháng 12” là ngày: (1) Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội: Đức Maria là đấng được Thiên Chúa thương đặt là người thánh thiện và không tỳ ố trong tình thương “… để nhân loại không bị lẻ loi và lệ thuộc sự ác”; và (2) sắp tới đây là ngày kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng Vaticanô II, một công đồng đã phá đổ những bức tường thành khép kín Giáo hội… để đưa Giáo hội đi loan báo Tin mừng một cách mới mẻ, sử dụng “liều thuốc thương xót, thay vì dùng những võ khí ngặt nghèo” (kiểu nói của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII).

[2] X. CWN – October 26, 2012 on 28/10/2012 by Xuân Bích Việt Nam, http://www.simon- hoadalat.com/HOCHOI/ TaiLoanBaoTinMung/15SuDiepTanPhucAm.htm.

[3] Đức Giáo hoàng Phanxicô ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2013.Tông huấn Evangelii Gaudium có 47.560 từ trong 288 câu của năm chương (bản văn tiếng Anh). Trong đó, người ta đếm được: 154 từ love (tình yêu), 109 từ joy (niềm vui), 91 từ the poor (người nghèo), 58 từ peace (bình an), 37 từ justice (công lý), và 15 từ common good (thiện ích chung) (“In the 47,560 word document, Francis uses the word ‘love’ 154 times, ‘joy’ 109 times, ‘the poor’ 91 times, ‘peace’ 58 times, ‘justice’ 37 times, and ‘common good’ 15 times”) (x. Wikipedia, the free encyclopedia).

[4] Mọi cơ cấu lãnh đạo trong Giáo hội, nếu muốn thích đáng, đều phải vừa có tính cách quy mục tử (pastor-centered),[4] vừa mang tính hợp tác tham gia (participative). Mô hình tham gia quy mục tử (the participative pastor-centered model) là mô hình sống động trong gia đình của Chúa (x. Bạn Hữu MTCĐ, Thần học mục vụ: quản trị giáo xứ, tập I, tr. 711).

[5] Sự đồng trách nhiệm theo chuẩn mực của Giáo hội (ecclesiastical co-responsibility / Church-oriented co-responsibility) có nghĩa là trong Giáo hội mọi người cùng có trách nhiệm chung (in the Church, all have the co-responsibility); chứ không có nghĩa là mọi người có trách nhiệm bằng nhau trong Giáo hội (all have the equal responsibility in the Church), cũng không có nghĩa là mọi người làm cùng một việc như nhau trong Giáo hội (all do the same work in the Church) (x. Bạn Hữu MTCĐ, Thần học mục vụ: quản trị giáo xứ, tập I, tr. 647-8, fn).

 

Xem thêm

28-3-2024 6-50-11 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần Thánh Năm B 29/03/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN