Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 35)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 35)

 

Dẫn vào

Khởi đầu Sứ điệp Mùa Chay năm 2015, Đức Thánh cha Phanxicô cho biết Mùa Chay là:

… thời gian canh tân đối với toàn Giáo hội, mỗi cộng đoàn và mỗi tín hữu. Trước hết đó là “thời gian ân sủng” (2Cr 6,2). Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta điều gì mà chính Ngài lại không ban cho chúng ta trước: “Chúng ta yêu thương vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4,19).

Vậy phải chăng Thiên Chúa là Cha Toàn Năng vì yêu thương chúng ta mà đã dựng nên trời đất muôn vật; cách riêng, Ngài đã yêu thương chúng ta nên đã dựng nên loài người chúng ta “nhân linh ư vạn vật”? Và phải chăng cũng vì yêu thương chúng ta nên Ngài đã sai Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người – sinh bởi Đức Trinh nữ Maria nhờ “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà”1 – là chính Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta? Rồi bằng lời nói, việc làm và gương sống của Đức Giêsu mà chúng ta được chỉ dạy cho biết con đường tình yêu, thậm chí chúng ta còn được mạc khải về con đường đi tới thập tự giá là nguồn mạch diệu kỳ của tình yêu–tình thương xót? Rất phải.

Theo đó, những ý tưởng sau đây trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2015 của Đức Thánh cha Phanxicô cũng sẽ được coi là đồng điệu trong sự hòa nhịp tuyệt vời với nội dung Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót: (1) “Nếu một chi thể đau, thì mọi chi thể cùng đau”2 để khám phá thêm về chân lý của lòng xót thương đích thực: người cho cũng có thể dễ dàng gặp lại chính mình trong hoàn cảnh của người nhận; và (2) “Em ngươi đâu?”3 để khám phá ra sự thật hết sức sâu xa gồm hai chiều không thể thiếu của tình yêu–lòng thương xót, một sự tương tác thiết yếu trong tình bác ái Kitô giáo. Toàn bộ những suy tư vừa nêu cần những hành động tương thích. Toàn bộ những suy tư đó chỉ có thể bắt đầu cách hữu ích với tất cả sự khiêm tốn của mỗi Kitô hữu, khi từng người biết mở lòng để học tập yêu thương nhau bằng tình yêu–lòng thương xót theo gương Đức Giêsu Kitô: … chấp nhận lòng thương xót của nhân thế như thể lòng thương xót đó rất cần và lòng thương xót đó dành cho chính Người cách cần thiết.

Năm lần sử dụng từ mercy

1. APV VII 14,9

  • In any case, he too can easily find himself in the position of the one who receives, who obtains a benefit, who experiences merciful love; he too can find himself the object of mercy. (VII 14,9)
  • De toute manière, il peut facilement se retrouver lui aussi dans la situation de celui qui reçoit, qui obtient un bienfait, qui rencontre l’amour miséricordieux, qui se trouve être objet de miséricorde. (VII 14,9)
  • Dẫu sao đi nữa, người cho cũng có thể dễ dàng gặp lại chính mình trong hoàn cảnh của người nhận, kẻ hưởng lợi, người được cảm nghiệm tình thương xót; chính người ấy cũng thấy mình là đối tượng của lòng xót thương. (VII 14,9)

2. APV VII 14,11

  • When we base ourselves on this disquieting model, we are able with all humility to show mercy to others, knowing that Christ accepts it as if it were shown to Himself.4 (VII 14,11)
  • En nous fondant sur ce modèle émouvant, nous pouvons en toute humilité manifester de la miséricorde envers les autres, sachant qu’il la reçoit comme si elle était témoignée à lui-même5. (VII 14,11)
  • Dựa vào gương mẫu cảm động này, chúng ta có thể với tất cả sự khiêm tốn, tỏ bày lòng thương xót đối với người khác, biết rằng Đức Kitô chấp nhận lòng thương xót như thể lòng thương xót đó được dành cho chính Người.6  (VII 14,11)

3. APV VII 14,12

  • On the basis of this model, we must also continually purify all our actions and all our intentions in which mercy is understood and practiced in a unilateral way, as a good done to others. (VII 14,12)
  • D’après ce modèle, nous devons aussi purifier continuellement toutes nos actions et toutes nos intentions dans lesquelles la miséricorde est comprise et pratiquée d’une manière unilatérale, comme un bien qui est fait aux autres. (VII 14,12)
  • Trên nền tảng của gương mẫu ấy, chúng ta cũng phải thường xuyên thanh luyện tất cả các hành động và ý hướng của chúng ta mà theo đó lòng thương xót được hiểu và thực hành kiểu một chiều như là điều tốt lành ta làm cho các kẻ khác. (VII 14,12)

4. APV VII 14,13

  • An act of merciful love is only really such when we are deeply convinced at the moment that we perform it that we are at the same time receiving mercy from the people who are accepting it from us. (VII 14,13)
  • Car elle est réellement un acte d’amour miséricordieux seulement lorsque, en la réalisant, nous sommes profondément convaincus que nous la recevons en même temps de ceux qui l’acceptent de nous. (VII 14,13)
  • Một hành động của tình thương xót chỉ thực sự là thế khi, ngay lúc thực hiện hành động ấy, chúng ta xác tín sâu xa rằng chúng ta cũng đồng thời đang được nhận tình thương xót từ chính những người chấp nhận hành động thương xót của chúng ta. (VII 14,13)

5. APV VII 14,14

  • If this bilateral and reciprocal quality is absent, our actions are not yet true acts of mercy, nor has there yet been fully completed in us that conversion to which Christ has shown us the way by His words and example, even to the cross, nor are we yet sharing fully in the magnificent source of merciful love that has been revealed to us by Him. (VII 14,14)
  • Si cet aspect bilatéral et cette réciprocité font défaut, nos actions ne sont pas encore des actes authentiques de miséricorde; la conversion, dont le chemin nous a été enseigné par le Christ dans ses paroles et son exemple jusqu’à la croix, ne s’est pas encore pleinement accomplie en nous; et nous ne participons pas encore complètement à la source magnifique de l’amour miséricordieux, qui nous a été révélée en lui. (VII 14,14)
  • Nếu thiếu tính chất hai chiều và hỗ tương, thì những hành động của chúng ta chưa là những hành vi đích thực của lòng thương xót; cũng vậy, sự cải tà quy chánh nơi chúng ta cũng chưa hoàn tất cách đầy đủ, vì phải là một cuộc hoán cải mà Đức Kitô bằng lời và gương sống của Người đã chỉ cho chúng ta con đường đi tới, thậm chí tới tận thập tự giá; như thế chúng ta cũng chưa tham dự cách đầy đủ vào nguồn mạch kỳ diệu của tình thương xót đã được Đức Kitô mạc khải cho chúng ta. (VII 14,14)

Để kết

Vậy, theo tinh thần của Mùa Chay: “Anh em hãy vững lòng!”7 vì thật ra người cho cũng cần phải sống tâm thế “… trong hoàn cảnh của người nhận, kẻ hưởng lợi, người được cảm nghiệm tình thương xót; chính người ấy cũng thấy mình là đối tượng của lòng xót thương” (VII 14,9); hơn nữa, mỗi người hãy “… với tất cả sự khiêm tốn, tỏ bày lòng thương xót đối với người khác, biết rằng Đức Kitô chấp nhận lòng thương xót như thể lòng thương xót đó được dành cho chính Người8 (VII 14,11). Nghĩa là: “… chúng ta cũng phải thường xuyên thanh luyện tất cả các hành động và ý hướng của chúng ta mà theo đó lòng thương xót được hiểu và thực hành kiểu một chiều như là điều tốt lành ta làm cho các kẻ khác” (VII 14,12).

Bởi lẽ, “… hành động của tình thương xót chỉ thực sự là thế khi, ngay lúc thực hiện hành động ấy, chúng ta xác tín sâu xa rằng chúng ta cũng đồng thời đang được nhận tình thương xót từ chính những người chấp nhận hành động thương xót của chúng ta” (VII 14,13). Bằng không, khi “… thiếu tính chất hai chiều và hỗ tương, thì những hành động của chúng ta chưa là những hành vi đích thực của lòng thương xót; cũng vậy, sự cải tà quy chánh nơi chúng ta cũng chưa hoàn tất cách đầy đủ, vì phải là một cuộc hoán cải mà Đức Kitô bằng lời và gương sống của Người đã chỉ cho chúng ta con đường đi tới, thậm chí tới tận thập tự giá…” thì chúng ta cũng chưa tham dự cách đầy đủ vào nguồn mạch kỳ diệu của tình thương xót đã được Đức Kitô mạc khải cho chúng ta” (VII 14,14).

LM Giuse Tạ Huy Hoàng

——————————

1 Lc, 1,35.

2 1Cr 12,26.

3 St 4,9.

4 Cf. Mt 25:34-40. 

5 Cf. Mt 25,34-40.

6 Mt 25,34-40.

7 Gc 5,8.

8 Mt 25,34-40.

Xem thêm

TỪ BỎ MÌNH

TỪ BỎ MÌNH

Trong Công giáo, ngoài hình phạt và chịu đau khổ, sự khổ hạnh được quan …