Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 34)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 34)

Dẫn vào

Thư mục vụ gửi cộng đồng dân Chúa ngày 01 tháng 11 năm 2014 của Hội đồng Giám mục Việt Nam có đoạn viết (số 3):

… giáo xứ phải là cộng đoàn “chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy”. Các Tông đồ giảng dạy Lời Chúa cho cộng đoàn và hướng dẫn họ đem Lời Chúa vào thực tế đời sống. Ngày nay các linh mục trong các giáo xứ, những cộng sự viên của hàng giám mục, đang tiếp nối công việc của các Tông đồ.1

Vậy, theo nghĩa rộng của sứ vụ tông đồ là công việc đương nhiên của những người tin theo Chúa Giêsu (Jesus’ followers), để thực sự có thể chu toàn thừa tác vụ cao quý này, các tông đồ nói chung – giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân – cần phải làm những gì?

Các giáo sĩ không chỉ cần “lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng, nội tâm hóa Lời Chúa, đồng thời biết lắng nghe tâm tư nỗi niềm của người dân trong đời sống thường ngày của họ…”2 mà còn cần phải chân nhận ra và trải nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa là nguồn sức mạnh thường xuyên giúp các tâm hồn hoán cải –  cả người nghe giảng lẫn người hướng dẫn.3

Hơn nữa, sứ vụ tông đồ là sứ vụ của tất cả những ai tin vào Chúa để “… không chỉ bằng những lời Giáo hội giảng dạy, mà trên hết còn là thông qua nhịp sống mãnh liệt nhất của toàn thể dân Chúa”4 mà lời giảng và việc làm đều phải phát xuất từ trái tim và có hy vọng chạm đến trái tim người nghe.

Năm lần sử dụng từ mercy

1. APV VII 13,29

  • Authentic knowledge of the God of mercy, the God of tender love, is a constant and inexhaustible source of conversion, not only as a momentary interior act but also as a permanent attitude, as a state of mind. Those who come to know God in this way, who “see” Him in this way, can live only in a state of being continually converted to Him. (VII 13,29)
  • La connaissance authentique du Dieu de la miséricorde, Dieu de l’amour bienveillant, est une force de conversion constante et inépuisable, non seulement comme acte intérieur d’un instant, mais aussi comme disposition permanente, comme état d’âme. Ceux qui arrivent à connaître Dieu ainsi, ceux qui le “voient” ainsi, ne peuvent pas vivre autrement qu’en se convertissant à lui continuellement. (VII 13,29)
  • Việc nhận biết đích thực về Thiên Chúa có lòng thương xót, Thiên Chúa có lòng nhân hậu, là sức nguồn thường xuyên giúp hoán cải, không chỉ như một hành vi nội tâm nhất thời mà còn như một thái độ thường xuyên, một trạng thái tâm hồn. Những ai được nhận biết Thiên Chúa theo cách này, những ai “thấy” Ngài theo cách này thì chỉ có thể sống với tâm trạng không ngừng hoán cải để trở về với Ngài. (VII 13,29)

2. APV VII 13,31

  • It is obvious that the Church professes the mercy of God, revealed in the crucified and risen Christ, not only by the word of her teaching but above all through the deepest pulsation of the life of the whole People of God. (VII 13,31)
  • Il est évident que l’Eglise professe la miséricorde de Dieu révélée dans le Christ crucifié et ressuscité non seulement par les paroles de son enseignement, mais surtout par la pulsation la plus intense de la vie de tout le peuple de Dieu. (VII 13,31)
  • Rõ ràng là Giáo hội tuyên xưng lòng thương xót của Thiên Chúa, đã được mạc khải trong Đức Kitô chịu đóng đinh vào thập tự giá và đã sống lại, không chỉ bằng những lời Giáo hội giảng dạy, mà trên hết còn là thông qua nhịp sống mãnh liệt nhất của toàn thể dân Chúa. (VII 13,31)

3. APV VII 13,33

  • The contemporary Church is profoundly conscious that only on the basis of the mercy of God will she be able to carry out the tasks that derive from the teaching of the Second Vatican Council, and, in the first place, the ecumenical task which aims at uniting all those who confess Christ. (VII 13,33)
  • L’Eglise contemporaine est vivement consciente que c’est seulement sur la base de la miséricorde de Dieu qu’elle pourra réaliser les tâches qui découlent de l’enseignement du Concile Vatican II, et en premier lieu la tâche œcuménique consistant à unir tous ceux qui croient au Christ. (VII 13,33)
  • Giáo hội ngày nay ý thức sâu sắc rằng chỉ khi nào dựa trên nền tảng là lòng thương xót của Thiên Chúa thì Giáo hội mới có thể thực hiện được những nhiệm vụ xuất phát từ giáo huấn của Công đồng Vaticanô II, và trước hết là nhiệm vụ đại kết, nhằm hiệp nhất tất cả những ai tuyên tín vào Đức Kitô. (VII 13,33)

4. APV VII 14,2

  • The Church sees in these words a call to action, and she tries to practice mercy. (VII 14,2)
  • Dans ces paroles, l’Eglise voit un appel à l’action, et elle s’efforce de pratiquer la miséricorde. (VII 14,2)
  • Giáo hội nhận thấy trong những từ ngữ này một lời mời gọi phải hành động và Giáo hội cố gắng thực hành lòng thương xót. (VII 14,2)

5. APV VII 14,4

  • Man attains to the merciful love of God, His mercy, to the extent that he himself is interiorly transformed in the spirit of that love towards his neighbor. (VII 14,4)
  • L’homme parvient à l’amour miséricordieux de Dieu, à sa miséricorde, dans la mesure où lui-même se transforme intérieurement dans l’esprit d’un tel amour envers le prochain. (VII 14,4)
  • Con người đạt được tình yêu thương xót (merciful love) của Thiên Chúa, lòng xót thương (khoan dung) của Ngài đến mức chính con người được biến đổi nội tâm trong tinh thần của tình yêu thương hướng đến những người xung quanh. (VII 14,4)

Để kết

Tóm lại: (1) “Việc nhận biết đích thực về Thiên Chúa có lòng thương xót, Thiên Chúa có lòng nhân hậu, là sức nguồn thường xuyên giúp hoán cải, không chỉ như một hành vi nội tâm nhất thời mà còn như một thái độ thường xuyên, một trạng thái tâm hồn. Những ai được nhận biết Thiên Chúa theo cách này, những ai ‘thấy’ Ngài theo cách này thì chỉ có thể sống với tâm trạng không ngừng hoán cải để trở về với Ngài (VII 13,29)”; vì “Rõ ràng là Giáo hội tuyên xưng lòng thương xót của Thiên Chúa, đã được mạc khải trong Đức Kitô chịu đóng đinh vào thập tự giá và đã sống lại, không chỉ bằng những lời Giáo hội giảng dạy, mà trên hết còn là thông qua nhịp sống mãnh liệt nhất của toàn thể dân Chúa (VII 13,31)”. Vậy, cùng với các giám mục, các linh mục của mình, chúng ta phải:

… luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo trong giáo xứ của mình, theo lý tưởng của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Để thực hiện điều này, có khi cha sở sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hy vọng của họ luôn sống động. Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ. Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại ở đằng sau, và trên hết, để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới.5

Do đó, “Giáo hội ngày nay ý thức sâu sắc rằng chỉ khi nào dựa trên nền tảng là lòng thương xót của Thiên Chúa thì Giáo hội mới có thể thực hiện được những nhiệm vụ xuất phát từ giáo huấn của Công đồng Vaticanô II, và trước hết là nhiệm vụ đại kết, nhằm hiệp nhất tất cả những ai tuyên tín vào Đức Kitô (VII 13,33)”; thật vậy, “Giáo hội nhận thấy trong những từ ngữ này một lời mời gọi phải hành động và Giáo hội cố gắng thực hành lòng thương xót (VII 14,2)”; vì “Con người đạt được tình yêu thương xót (merciful love) của Thiên Chúa, lòng xót thương (khoan dung) của Ngài đến mức chính con người được biến đổi nội tâm trong tinh thần của tình yêu thương hướng đến những người xung quanh (VII 14,4)”.

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————————-

1 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Thư mục vụ gửi cộng đồng dân Chúa “Tân Phúc-âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến” 2014, số 3.

2 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Thư mục vụ2014, số 3.

3 X. VII 13,29.

4 VII 13,31.

5 X. Phanxicô, Niềm vui Tin Mừng, số 31.

Xem thêm

NGHỊCH LÝ CỦA THÁNH GIÁ

NGHỊCH LÝ CỦA THÁNH GIÁ

  Buổi chiều hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm Đức Giêsu chịu chết để chuộc …