Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 28)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 28)

 

Dẫn vào

Phàm sống ở đời, người ta không chỉ coi trọng sự hiểu biết do học tập nghiên cứu mà có, nhưng còn quan tâm đặc biệt hơn đến sự hiểu biết do kinh nghiệm, sự từng trải trong lãnh vực học thuật mà người học đã kinh qua, đã cất công khó nhọc để được sở đắc. Trong đời sống tâm linh cũng có phần như vậy, nếu không muốn nói là hơn hẳn: cảm nghiệm được tình thương xót của Thiên Chúa trong chính cuộc đời của mình thì hơn hẳn quan sát thấy tình thương ấy trong các sự kiện liên quan. Cụ thể hơn, nếu chỉ lý luận thuần túy về một “Thiên Chúa là tình yêu”1 thì không thể sánh với cảm nếm được tình yêu của Thiên Chúa: đặc biệt, Đức mẹ Maria là người đón nhận lòng Chúa thương xót, đã trải nghiệm cách sống động, đã công bố cách trang trọng trong sự thấu đáo nhất về mầu nhiệm lòng Chúa xót thương.

Sáu lần sử dụng từ mercy

1. APV V 9,4

  • From that time onwards there is a succession of new generations of individuals in the immense human family, in ever-increasing dimensions; there is also a succession of new generations of the People of God, marked with the Sign of the Cross and of the resurrection and “sealed”2 with the sign of the Paschal Mystery of Christ, the absolute revelation of the mercy that Mary proclaimed on the threshold of her kinswoman’s house: “His mercy is…from generation to generation.” 3 (V 9,4)
  • Depuis ce moment se succèdent toujours en nombre croissant de nouvelles générations d’hommes dans l’immense famille humaine, et se succèdent aussi de nouvelles générations du peuple de Dieu, marquées du signe de la croix et de la résurrection, et “marquées d’un sceau” 4, celui du mystère pascal du Christ, révélation absolue de cette miséricorde que Marie proclamait sur le seuil de la maison de sa cousine: “Sa miséricorde s’étend de génération en génération” 5. (V 9,4)
  •   Từ lúc đấy trở đi, có liên tục và ngày càng gia tăng những thế hệ mới của con người trong gia đình nhân loại bao la và cũng có liên tục những thế hệ mới của dân Thiên Chúa, được ghi dấu thập tự giá và sự Phục Sinh, và “được đóng ấn tín”6 dấu chỉ mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô, sự mạc khải tuyệt đối về lòng thương xót mà Đức Maria đã công bố ở ngưỡng cửa ngôi nhà người chị em họ của mình: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”7 (V 9,4)

2. APV V 9,5-6

  • Mary is also the one who obtained mercy in a particular and exceptional way, as no other person has. (V 9,5) At the same time, still in an exceptional way, she made possible with the sacrifice of her heart her own sharing in revealing God’s mercy. (V 9,6)    
  • Marie est aussi celle qui, d’une manière particulière et exceptionnelle plus qu’aucune autre a expérimenté la miséricorde, et en même temps toujours d’une manière exceptionnelle a rendu possible par le sacrifice du cœur sa propre participation à la révélation de la miséricorde divine. (V 9,5-6)
  •   Đức Maria cũng là người – hơn ai hết – được đón nhận lòng Chúa thương xót một cách đặc biệt và phi thường; đồng thời vẫn theo một cách thức phi thường, Đức Maria đã nhờ lễ tế lòng mình để có thể đích thân góp phần vào việc mạc khải lòng Chúa xót thương. (V 9,5-6)

3. APV V 9,8

  • Her sacrifice is a unique sharing in the revelation of mercy, that is, a sharing in the absolute fidelity of God to His own love, to the covenant that He willed from eternity and that He entered into in time with man, with the people, with humanity; it is a sharing in that revelation that was definitively fulfilled through the cross. (V 9,8)
  • Le sacrifice de Marie est une participation spécifique à la révélation de la miséricorde, c’est-à-dire de la fidélité absolue de Dieu à son amour, à l’alliance qu’il a voulue de toute éternité et qu’il a conclue dans le temps avec l’homme, avec le peuple, avec l’humanité; il est la participation à la révélation qui s’est accomplie définitivement à travers la croix. (V 9,8)
  • Lễ tế của Đức Maria là sự thông phần duy nhất vô song vào việc mạc khải về lòng thương xót, tức là việc sẻ chia về sự trung thành tuyệt đối của Thiên Chúa đối với tình thương của chính Ngài, đối với giao ước Ngài muốn từ đời đời và đã thiết lập trong thời gian với con người, với dân, với nhân loại; đó là sự thông phần vào việc mạc khải đã được hoàn thành dứt khoát nơi thập tự giá. (V 9,8)

4. APV V 9,9

  • No one has experienced, to the same degree as the Mother of the crucified One, the mystery of the cross, the overwhelming encounter of divine transcendent justice with love: that “kiss” given by mercy to justice.8 (V 9,9)
  • Personne n’a expérimenté autant que la Mère du Crucifié le mystère de la croix, la rencontre bouleversante de la justice divine transcendante avec l’amour: ce “baiser” donné par la miséricorde à la justice9. (V 9,9)
  •   Không ai đã trải nghiệm về mầu nhiệm thập tự giá với cùng một mức độ như Mẹ của Đấng Chịu Đóng Đinh, là sự gặp gỡ không cưỡng lại được giữa đức công bằng siêu việt của Thiên Chúa và tình thương: cái “hôn” của lòng thương xót tặng cho đức công bằng.10 (V 9,9)

5. APV V 9,11

  • Mary, then, is the one who has the deepest knowledge of the mystery of God’s mercy. (V 9,11)
  • Marie est donc celle qui connaît le plus à fond le mystère de la miséricorde divine. (V 9,11)
  •   Vậy ra Đức Maria là người biết thấu đáo nhất về mầu nhiệm lòng Chúa xót thương. (V 9,11)

Để kết

Sự thật là: (1) “có liên tục và ngày càng gia tăng những thế hệ mới của con người trong gia đình nhân loại bao la và cũng có liên tục những thế hệ mới của dân Thiên Chúa, được ghi dấu thập tự giá và sự Phục Sinh, và “được đóng ấn tín”11 dấu chỉ mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô, sự mạc khải tuyệt đối về lòng thương xót mà Đức Maria đã công bố ở ngưỡng cửa ngôi nhà người chị em họ của mình: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”12 (V 9,4); và (2) “ Đức Maria cũng là người – hơn ai hết – được đón nhận lòng Chúa thương xót một cách đặc biệt và phi thường; đồng thời vẫn theo một cách thức phi thường, Đức Maria đã nhờ lễ tế lòng mình để có thể đích thân góp phần vào việc mạc khải lòng Chúa xót thương” (V 9,5-6). Hóa ra, (3) “ Lễ tế của Đức Maria là sự thông phần duy nhất vô song vào việc mạc khải về lòng thương xót, tức là việc sẻ chia về sự trung thành tuyệt đối của Thiên Chúa đối với tình thương của chính Ngài, đối với giao ước Ngài muốn từ đời đời và đã thiết lập trong thời gian với con người, với dân, với nhân loại; đó là sự thông phần vào việc mạc khải đã được hoàn thành dứt khoát nơi thập tự giá” (V 9,8); và thật vậy, (4) “ Không ai đã trải nghiệm về mầu nhiệm thập tự giá với cùng một mức độ như Mẹ của Đấng Chịu Đóng Đinh, là sự gặp gỡ không cưỡng lại được giữa đức công bằng siêu việt của Thiên Chúa và tình thương: cái “hôn” của lòng thương xót tặng cho đức công bằng”13 (V 9,9); và vậy ra: (5) “… Đức Maria là người biết thấu đáo nhất về mầu nhiệm lòng Chúa xót thương” (V 9,11).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————————–

1 1Ga 4,16.

2 Cf. 2 Cor 1:21-22.

3 Lk 1:50.

4 Cf. 2 Co 1,21-22.

5 Lc 1,50.

62Cr 1,21-22.

7Lc 1,50.

8 Cf. Ps..85(84):11.

9 Cf. Ps 85(84),11.

10 Tv 85 (84),11.

11 2Cr 1,21-22.

12Lc 1,50.

13 Tv 85 (84),11.

Xem thêm

18-4-2024 5-59-16 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần III Mùa Phục Sinh 19/04/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN