Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 27)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 27)

Dẫn vào

Không lạ gì nếu từ Thánh kinh chúng ta cũng đã biết đến lời khẳng định: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót”.1 Theo đó, Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Dives in misericordia) trình bày Thiên Chúa Cha là Đấng giàu lòng thương xót, Đấng mà Đức Giêsu Kitô đã mạc khải cách sống động; Đức Giêsu Kitô đã tỏ lộ: “Cha nơi chính bản thân mình”.2 Hơn nữa, “Đức Giêsu Kitô Phục Sinh là hiện thân trọn vẹn nhất của lòng thương xót”.3 Dấu chỉ sống động ấy của lịch sử Thiên Chúa cứu độ dân Ngài hẳn đã rõ trong Thánh kinh. Trong Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót cũng vậy, không khó để nhận ra dấu chỉ sống động và trọn vẹn nhất của lòng thương xót nơi Đức Giêsu Kitô. Bởi đó chính là một trong những điểm nhấn rõ rệt của thông điệp.

Bảy lần sử dụng từ mercy

1. APV V 8,25

  • Demonstrating from the very start what the “human heart” is capable of (“to be merciful”), do not these words from the Sermon on the Mount reveal in the same perspective the deep mystery of God: that inscrutable unity of Father, Son and Holy Spirit, in which love, containing justice, sets in motion mercy, which in its turn reveals the perfection of justice? (V 8,25)
  • Et ces paroles du Sermon sur la montagne, qui font voir dès le point de départ les possibilités du “cœur humain” (“être miséricordieux”), ne révèlent-elles pas, dans la même perspective, la profondeur du mystère de Dieu: l’inscrutable unité du Père, du Fils et de l’Esprit Saint, en qui l’amour, contenant la justice, donne naissance à la miséricorde qui, à son tour, révèle la perfection de la justice? (V 8,25)
  •   Khi cho thấy ngay từ đầu là “lòng dạ con người” có khả năng (“biết thương xót”), những lời của Bài giảng Trên Núi lại chẳng mạc khải trong cùng một viễn cảnh chiều sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa: sự duy nhất khôn lường của Cha, Con và Thánh Thần, nơi tình thương chứa đựng công bằng và làm nảy sinh lòng thương xót để rồi đến lượt mình lòng thương xót mạc khải sự hoàn hảo của đức công bằng sao? (V 8,25)

2. APV V 8,28

  • In fact, Christ, whom the Father “did not spare”4 for the sake of man and who in His passion and in the torment of the cross did not obtain human mercy, has revealed in His resurrection the fullness of the love that the Father has for Him and, in Him, for all people. (V 8,28)
  • En effet, le Christ, que “le Père n’a pas épargné” 5 en faveur de l’homme, et qui, dans sa passion et le supplice de la croix, n’a pas été l’objet de la miséricorde humaine, a révélé dans sa résurrection la plénitude de l’amour que le Père nourrit envers lui et, à travers lui, envers tous les hommes. (V 8,28)
  •   Quả thế, Đức Kitô đã vì lợi ích nhân loại mà không được “Chúa Cha tha cho”6 và trong cuộc khổ nạn và cực hình thập tự giá, đã không là đối tượng của lòng thương xót của con người, thì trong sự Phục Sinh của mình đã mạc khải tình thương tràn đầy mà Chúa Cha vẫn dành cho Người, và qua Người, cho tất cả mọi người. (V 8,28)   

3. APV V 8,32

  • Here is the Son of God, who in His resurrection experienced in a radical way mercy shown to Himself, that is to say the love of the Father which is more powerful than death. (V 8,32)
  • Voici que le Fils de Dieu, dans sa résurrection, a fait l’expérience radicale de la miséricorde, c’est-à-dire de l’amour du Pèreplus fort que la mort. (V 8,32)
  •   Đây là Con Thiên Chúa, Đấng mà trong cuộc Phục Sinh của mình, đã trải nghiệm cách triệt để về lòng thương xót, nghĩa là về tình thương của Chúa Cha mạnh hơn sự chết. (V 8,32)

4. APV V 8,33

  • And it is also the same Christ, the Son of God, who at the end of His messianic mission—and, in a certain sense, even beyond the end—reveals Himself as the inexhaustible source of mercy, of the same love that, in a subsequent perspective of the history of salvation in the Church, is to be everlastingly confirmed as more powerful than sin. (V 8,33)
  • Et c’est aussi le même Christ, fils de Dieu, qui, au terme – et en un certain sens au-delà même du terme – de sa mission messianique, se révèle lui-même comme source inépuisable de la miséricorde, de l’amour qui, dans la perspective ultérieure de l’histoire du salut dans l’Eglise, doit continuellement se montrer plus fort que le péché. (V 8,33)
  • Và cũng chính Đức Kitô ấy, Con Thiên Chúa, khi kết thúc sứ mệnh cứu độ của mình – theo một nghĩa nào đó, thậm chí còn vượt trên sự kết thúc – lại mạc khải chính mình là nguồn mạch khôn cạn của lòng thương xót, của tình thương, tình thương mà trong viễn cảnh lịch sử cứu độ trong Giáo hội, phải được mãi mãi tỏ ra là mạnh mẽ hơn tội lỗi. (V 8,33)

5. APV V 8,34

  • The paschal Christ is the definitive incarnation of mercy, its living sign in salvation history and in eschatology. (V 8,34)
  • Le Christ de Pâques est l’incarnation définitive de la miséricorde, son signe vivant: signe du salut à la fois historique et eschatologique. (V 8,34)
  •   Đức Kitô Phục Sinh là hiện thân trọn vẹn nhất của lòng thương xót: dấu chỉ sống động trong lịch sử ơn Cứu độ và cánh chung. (V 8,34)

6. APV V 9,1

  • These words of the Church at Easter re-echo in the fullness of their prophetic content the words that Mary uttered during her visit to Elizabeth, the wife of Zechariah: “His mercy is…from generation to generation.”7 (V 9,1)
  • Dans ce chant pascal de l’Eglise, résonnent dans la plénitude de leur contenu prophétique les paroles prononcées par Marie durant sa visite à Elisabeth, l’épouse de Zacharie: “Sa miséricorde s’étend de génération en génération”8. (V 9,1)
  • Những lời của Giáo hội ngày lễ Phục Sinh còn vang dội với đầy đủ nội dung tiên tri những lời Đức Maria đã nói lên khi viếng thăm bà Êlisabét, vợ ông Giacaria: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”.9 (V 9,1)

Để kết

Nói tóm lại: “ Khi cho thấy ngay từ đầu là ‘lòng dạ con người’ có khả năng (“biết thương xót”), những lời của Bài giảng Trên Núi… mạc khải sự hoàn hảo của đức công bằng…” (V 8,28); “ Đức Kitô… trong sự Phục Sinh của mình đã mạc khải tình thương tràn đầy mà Chúa Cha vẫn dành cho Người, và qua Người, cho tất cả mọi người” (V 8,28); “ Đây là Con Thiên Chúa, Đấng mà trong cuộc Phục Sinh của mình, đã trải nghiệm cách triệt để về lòng thương xót” (V 8,32); “… mạc khải chính mình là nguồn mạch khôn cạn của lòng thương xót, của tình thương, tình thương mà trong viễn cảnh lịch sử cứu độ trong Giáo hội, phải được mãi mãi tỏ ra là mạnh mẽ hơn tội lỗi” (V 8,33); “ … là hiện thân trọn vẹn nhất của lòng thương xót: dấu chỉ sống động trong lịch sử ơn Cứu độ và cánh chung”. (V 8,34). Cuối cùng “Những lời của Giáo hội ngày lễ Phục Sinh còn vang dội…: “‘Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người’.”10 (V 9,1)

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

 ——————————————-

1 Ep 2,4.

2 X. Ga 1,18; Dt 1,1-2; x. AVP I 1,1.

3 APV V 8,34.

4 Rom 8:32.

5 Rm 8,32.

6 Rm 8,32.

7 Lk 1:50.  

8 Lc 1,50.

9 Lc 1,50.

10 Lc 1,50.

Xem thêm

28-3-2024 6-50-11 PM

Lời Chúa – Thứ Sáu Tuần Thánh Năm B 29/03/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN