Home / Học Hỏi Linh Đạo / Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 23)

Tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót (Bài 23)

 

Dẫn vào

Thời đại chúng ta rất cần lòng thương xót

Yêu thương cho trót Chúa đã chết vì ta

Cuộc sống bao la cạm bẫy bao giăng mắc

Tình thương đã chắc… lòng thương xót càng hơn

Không chỉ cần ở thời đại chúng ta mà thôi, song thật ra, ở mọi thời đại lòng Chúa thương xót là dấu chỉ rõ nét nhất của tình thương tràn đầy Thiên Chúa ban cho nhân loại.

Với bao đau đớn Chúa vác thập tự giá

Cho ta thong thả những bước đi trong đời

Đấng dân mong đợi nay treo trên thánh giá

Cho đời nghiệm ra… đấy Mầu nhiệm Vượt Qua…

Chẳng vậy mà Chúa đã tự nguyện xuống thế làm người, tự nguyện sống ba mươi năm ẩn dật và ba năm loan báo Tin mừng; đặc biệt là, Người đã tự nguyện làm theo thánh ý Thiên Chúa Cha. Đó là mầu nhiệm Vượt Qua, nhưng đó cũng chính là mầu nhiệm của tình yêu-lòng thương xót (merciful-love) của Thiên Chúa dành cho con người.

Khi thương là đã khởi đầu một lý lẽ

Lý trí chặt chẽ không bằng lẽ trái tim

Lý trí đi tìm thì như được trông thấy

Tình thương tràn đầy gọi là lòng xót thương.

Vâng, tình yêu-lòng thương xót có thể được coi là cách diễn tả đúng nhất về “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Giữa bao điều khó hiểu của mầu nhiệm Vượt Qua, người ta có thể khởi sự việc thấu hiểu phần nào về mầu nhiệm này qua lăng kính “tình yêu nơi Thiên Chúa dành cho nhân loại chủ yếu là lòng Chúa xót thương”.

Năm lần sử dụng từ mercy trong thông điệp

1. APV IV 6,37

 

  • In spite of many prejudices, mercy seems particularly necessary for our times. (IV 6,37)   
  • Malgré de multiples préjugés, elle apparaît comme particulièrement nécessaire pour notre époque. (IV 6,37)
  • Mặc dầu có nhiều thành kiến, lòng thương xót dường như đặc biệt cần thiết đối với thời đại chúng ta. (IV 6,37)

2. APV V 7,2

  • We have to penetrate deeply into this final event—which especially in the language of the Council is defined as the Mysterium Paschale—if we wish to express in depth the truth about mercy, as it has been revealed in depth in the history of our salvation. (V 7,2)
  • Nous devons pénétrer profondément dans cet événement final qui, spécialement dans le langage conciliaire, est défini comme mysterium paschale, si nous voulons exprimer totalement la vérité sur la miséricorde, telle qu’elle a été totalement révélée dans l’histoire de notre salut. (V 7,2)
  • Chúng ta phải đi sâu vào biến cố chung cuộc này, một biến cố được ngôn ngữ Công đồng minh định đặc biệt là mysterium paschale (Mầu nhiệm Vượt Qua), nếu chúng ta muốn diễn đạt cách trọn vẹn chân lý về lòng thương xót như đã được mạc khải cách trọn vẹn trong lịch sử ơn cứu độ chúng ta. (V 7,2)

3. APV V 7,5

  • The events of Good Friday and, even before that, in prayer in Gethsemane, introduce a fundamental change into the whole course of the revelation of love and mercy in the messianic mission of Christ. (V 7,5)
  • Les événements du Vendredi Saint, et auparavant encore la prière à Gethsémani, introduisent dans tout le déroulement de la révélation de l’amour et de la miséricorde, dans la mission messianique du Christ, un changement fondamental. (V 7,5)
  • Các biến cố Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, và ngay cả trước đó, trong lời cầu nguyện tại Giệtxêmani, cho thấy một thay đổi nền tảng ở toàn bộ tiến trình mạc khải về tình thương và lòng thương xót trong sứ mệnh cứu thế của Đức Kitô. (V 7,5)

4. APV V 7,6

  • The one who “went about doing good and healing” 1 and “curing every sickness and disease”2 now Himself seems to merit the greatest mercy and to appeal for mercy, when He is arrested, abused, condemned, scourged, crowned with thorns, when He is nailed to the cross and dies amidst agonizing torments.3 (V 7,6)
  • Celui qui “est passé en faisant le bien et en rendant la santé” 4, “en guérissant toute maladie et toute langueur” 5, semble maintenant être lui-même digne de la plus grande miséricorde, et faire appel à la miséricorde, quand il est arrêté, outragé, condamné, flagellé, couronné d’épines, quand il est cloué à la croix et expire dans d’atroces tourments 6. (V 7,6)
  • Đấng “đi tới đâu là thi ân giáng phúc tới đó”,7 “chữa lành mọi thứ bệnh tật” 8 thì giờ đây chính Người dường như lại đáng được cho hưởng lòng thương xót lớn nhất và dường như đang kêu gọi lòng thương xót, khi Người bị bắt, bị hành hạ, bị kết án, bị đánh đòn, bị chụp mão gai, khi Người bị đóng đinh vào thập tự giá và chết giữa những tra tấn đau đớn.9 (V 7,6)

Để kết

Thời đại chúng ta rất cần lòng thương xót

Yêu thương cho trót Chúa đã chết vì ta

Cuộc sống bao la cạm bẫy bao giăng mắc

Tình thương đã chắc… lòng thương xót càng hơn

Với bao đau đớn Chúa vác thập tự giá

Cho ta thong thả những bước đi trong đời

Đấng dân mong đợi nay treo trên thánh giá

Cho đời nghiệm ra… đấy Mầu nhiệm Vượt Qua…

Khi thương là đã khởi đầu một lý lẽ

Lý trí chặt chẽ không bằng lẽ trái tim

Lý trí đi tìm thì như được trông thấy

Tình thương tràn đầy gọi là lòng xót thương.10

Nói khác đi, mầu nhiệm lòng Chúa thương xót cần được tái khám phá, cảm nghiệm và đón nhận qua các mạc khải đầy tình yêu thương. Thật vậy, các mầu nhiệm về Thiên Chúa, cách riêng mầu nhiệm Vượt Qua giúp ta vững tin vào thực tại “mầu nhiệm lòng Chúa xót thương”:

(1) “Mặc dầu có nhiều thành kiến, lòng thương xót dường như đặc biệt cần thiết đối với thời đại chúng ta” (IV 6,37); vậy

(2) “Chúng ta phải đi sâu vào trong biến cố chung cuộc này, một biến cố được ngôn ngữ Công đồng minh định đặc biệt là mysterium paschale, nếu chúng ta muốn diễn đạt cách trọn vẹn chân lý về lòng thương xót như đã được mạc khải cách trọn vẹn trong lịch sử ơn cứu độ chúng ta” (V 7,2); thật vậy,

(3) “Các biến cố Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, và ngay cả trước đó, trong lời cầu nguyện tại Giệtxêmani, cho thấy một thay đổi nền tảng ở toàn bộ tiến trình mạc khải về tình thương và lòng thương xót trong sứ mệnh cứu thế của Đức Kitô” (V 7,5); hơn nữa, dẫu biết rằng:

(4) “Đấng ‘đi tới đâu là thi ân giáng phúc tới đó’, ‘chữa lành mọi thứ bệnh tật’, thì giờ đây chính Người dường như lại đáng được cho hưởng lòng thương xót lớn nhất và dường như đang kêu gọi lòng thương xót, khi Người bị bắt, bị hành hạ, bị kết án, bị đánh đòn, bị chụp mão gai, khi Người bị đóng đinh vào thập tự giá và chết giữa những tra tấn đau đớn” (V 7,6).

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

——————————

1 Acts 10:38.

2 Mt 9:35.

3 Cf. Mk 15:37; Jn 19:30.

4 Ac 10,38.  

5 Mt 9,35.

6 Cf. Mc 15,37; Jn 19,30.

7 Cv 10,38.

8 Mt 9,35.

9 Mc 15,37; Ga 19,30.

10 Bạn Hữu, Ca từ một số bài ca triết lý IV (TP. HCM: LHNB, 2012), 27.

Xem thêm

KHÔNG AI GHEN TỊ VỚI NGƯỜI ĐAU KHỔ

KHÔNG AI GHEN TỊ VỚI NGƯỜI ĐAU KHỔ

Trong tác phẩm “Pride and Prejudice” (Kiêu Hãnh và Định Kiến) của Jane Austen, gia …